Thuốc kháng histamine Chlorpheniramine: Công dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chlorpheniramine là thuốc kháng histamine, thường được chỉ định trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, cảm cúm thông thường, viêm da tiếp xúc, vết côn trùng cắn,… Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.

Chlorpheniramine
Chlorpheniramine là loại thuốc kháng histamine thường gặp

  • Tên thuốc: Chlorpheniramine
  • Tên khác: Chlorpheniramine maleate
  • Phân nhóm: thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Những thông tin cần biết về thuốc Chlorpheniramine

1. Chỉ định

Clorpheniramine là một hoạt chất làm giảm tác dụng của histamine tự nhiên trong cơ thể. Histamine là thành phần được sản sinh khi cơ thể bị dị ứng và là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi,…

tác dụng của thuốc Chlorpheniramine
Chlorpheniramine làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi,…

Clorpheniramine được sử dụng để điều trị sổ mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt do dị ứng, cảm lạnh thông thường, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, côn trùng đốt,…

Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong bài viết. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin cụ thể hơn.

2. Chống chỉ định

Chlorpheniramine chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với Chlorpheniramine hoặc thuốc kháng histamine khác
  • Hen suyễn
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh phổi
  • Bệnh gan và thận
  • Cao huyết áp
  • Động kinh
  • Rối loạn co giật
  • Tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe khác, bạn nên báo với bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng thuốc. Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn dễ gặp phải những tác dụng phụ khi sử dụng Chlorpheniramine.

3. Cách dùng

Thuốc có nhiều dạng bào chế, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách.

  • Thuốc dạng viên

Dùng thuốc trực tiếp với một ly nước đầy và nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

thuốc Chlorpheniramine
Với thuốc dạng viên, bạn nên uống trực tiếp thuốc với một lý nước đầy

Nếu sử dụng cho trẻ em, bạn nên dùng thuốc có hàm lượng dành riêng trẻ. Không dùng thuốc có hàm lượng cao và bẻ đôi cho trẻ uống. Thuốc dạng viên thường được sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ. Để biết chính xác liều dùng tối đa mỗi ngày, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc dạng si-ro

Sử dụng thuốc trực tiếp, có thể uống kèm với nước. Bạn nên sử dụng thìa đong y tế để xác định đúng liều lượng.

Nếu có thắc mắc về cách sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không rõ cách dùng.

4. Liều lượng

#Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị dị ứng

  • Dùng 4mg ở liều bắt đầu, sau đó tăng lên dần dần. Liều lượng tối đa 24mg/ngày.

Liều dùng thông thường khi điều trị phản ứng quá mẫn

  • Tiêm từ 10 – 20mg trong cơ hoặc tĩnh mạch. Liều lượng tối đa 40 mg/ngày.

#Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi điều trị dị ứng

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: dùng 1mg/lần, uống 2 lần/ngày
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: dùng 1mg/lần, uống từ 2 – 3 lần/ngày. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 2 mg/lần, uống từ 2 – 3 lần/ngày. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ.

Liều dùng thông thường khi điều trị phản ứng quá mẫn

  • Tiêm 87,5mcg/kg vào mạch máu 4 lần/ngày

Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với thuốc Chlorpheniramine, do đó bạn không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trường hợp quá liều có thể gây tử vong ở trẻ.

Không sử dụng thuốc quá 14 ngày. Bạn chỉ được kéo dài thời gian dùng Chlorpheniramine nếu có chỉ định từ bác sĩ.

5. Bảo quản

Bảo quản Chlorpheniramine ở nhiệt độ phòng, dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh nơi có nhiều độ ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Thuốc dạng si-ro thường có hạn sử dụng ngắn hơn thuốc dạng viên. Bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để hạn chế tình trạng để thuốc quá hạn.

Tham khảo thêm: Thuốc xịt mũi Sterimar Baby: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Những điều cần lưu ý khi dùng Chlorpheniramine

1. Thận trọng

Chlorpheniramine có thể làm giảm thị lực, khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và phản ứng chậm. Do đó, bạn cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao trong thời gian sử dụng thuốc. Chlorpheniramine làm giảm lượng mồ hôi cơ thể tiết ra. Do đó, bạn nên hạn chế hoạt động mạnh và cố gắng uống nhiều nước để hạn chế tình trạng đột quỵ vì nhiệt.

Ngoài ra, hoạt chất Chlorpheniramine có thể xuất hiện trong nhiều loại thuốc điều trị dị ứng, ho và cảm cúm khác. Bạn nên báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh tình trạng dùng quá liều. Ở trẻ em, việc sử dụng quá liều Chlorpheniramine có thể gây tử vong.

thận trọng khi dùng Chlorpheniramine
Thận trọng khi dùng thuốc Chlorpheniramine cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Thuốc không gây ra tác dụng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên cạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chlorpheniramine thải trừ một lượng qua sữa mẹ, do đó bạn không nên dùng thuốc khi đang cho con bú. Nếu phải dùng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú trong thời gian này.

2. Tác dụng phụ

Chlorpheniramine có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Táo bón
  • Đau dạ dày
  • Mờ mất
  • Nhức đầu
  • Khô miệng, họng

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng phù hợp. Nếu sau khi điều chỉnh, các tác dụng phụ này vẫn còn tiếp diễn, hãy báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

  • Ảo giác
  • Hồi hộp
  • Ù tai
  • Chảy máu
  • Bầm tím
  • Nhịp tim nhanh
  • Co giật

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục. Thông tin trên chưa bao gồm những tác dụng phụ do thuốc Chlorpheniramine gây ra. Bạn có thể gặp phải những triệu chứng hiếm gặp hơn. Nên chủ động liên hệ với bác sĩ trong trường hợp cơ thể phát sinh những biểu hiện khác lạ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc làm thay đổi cơ chế hoạt động của từng loại thuốc. Trong trường hợp tương tác nặng nề, các phản ứng nghiêm trọng có thể phát sinh. Vì vậy, bạn nên chủ động trình bày với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc việc sử dụng Chlorpheniramine.

Các loại thuốc có thể tương tác với Chlorpheniramine bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine khác
  • Thuốc chống co thắt
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc chống trầm cảm

Sử dụng Chlorpheniramine cùng với một số loại thuốc giảm đau gây nghiện (opioid), thuốc giảm ho,… có thể khiến bạn buồn ngủ hơn.

tương tác thuốc Chlorpheniramine
Không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng Chlorpheniramine

Ngoài ra, thuốc Chlorpheniramine có thể tăng độc tính khi bạn dùng chung với rượu bia. Do đó, tuyệt đối không dùng rượu bia và đồ uống có cồn trong suốt thời gian điều trị.

4. Xử lý khi dùng thiếu/quá liều

Nếu bạn dùng thiếu một liều Chlorpheniramine, nên dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến liều dùng tiếp theo bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều sau theo đúng chỉ định.

Trong trường hợp dùng quá liều, bạn nên đến ngay bệnh viện để được khắc phục kịp thời. Quá liều Chlorpheniramine có thể gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người sử dụng.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng dùng Chlorpheniramine khi bạn điều trị 7 ngày liên tục nhưng các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Hoặc khi cơ thể phát sinh phản ứng dị ứng thuốc.

Phản ứng dị ứng thuốc:

  • Phát ban
  • Dị ứng
  • Sưng mặt
  • Sưng cổ họng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Khó thở

Bài viết chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về Chlorpheniramine. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong thời gian dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều người thắc mắc rằng: Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà không?

Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà ?

Dùng nước muối để rửa mũi là một cách giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ trong mũi,...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có...

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Trong dân gian, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là phương thuốc điều trị được nhiều ông bà...

Tìm hiểu về các món ăn chữa viêm mũi dị ứng

4 món ăn chữa viêm mũi dị ứng cực hay lại vô cùng dễ làm

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm mũi dị ứng....

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và cách phòng ngừa

Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết

Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *