Những lợi ích và nguy hiểm khi bạn nhịn ăn mọi thứ mà chỉ uống nước
Nhịn ăn mọi thứ kết hợp với uống nước là một trong những phương pháp detox giúp thanh lọc cơ thể và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều không biết khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện liệu trình detox cũng như cách uống nước và nhịn ăn như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Chính vì lý do này mà nhiều bệnh nhân khi áp dụng lại gặp nhiều rủi ro hơn là lợi ích mong muốn đạt được.
Lợi ích tiềm năng của việc nhịn ăn, uống nhiều nước
Nhịn ăn mọi thứ ngoại trừ uống nước là phương pháp detox thay thế bữa ăn hoàn toàn khá phổ biến trong những năm gần đây. Biện pháp giúp làm mới các bộ phận trên cơ thể, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Dưới đây là một vài lợi ích đối với sức khỏe của việc nhịn ăn, uống nhiều nước.
1. Thúc đẩy Autophagy
Nhịn ăn và uống nhiều nước sẽ giúp bạn cắt giảm một lượng chất béo, đường và caffein nạp vào cơ thể và thay thế vào đó là nước. Theo một số nghiên cứu, biện pháp này giúp thúc đẩy Autophagy (sự tự thực bào) phá vỡ những tế bào cũ và tái tạo lại tế bào mới, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh như bệnh tim, bệnh ung thư, bệnh Alzheimer. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và lan rộng.
Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu trên động vật đã chứng minh việc nhịn ăn, uống nhiều nước có thể giúp đẩy lùi bệnh tự kỷ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, việc thúc đẩy Autophagy có theer giúp kéo dài tuổi thọ. Mặt khác, có rất nhiều nghiên cứu việc nhịn ăn chỉ uống nước ở người có thể giúp phòng và tự chữa lành một số bệnh.
2. Giảm Cân
Thông thường, khi tham gia vào chế độ nhịn ăn, chỉ uống nước, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Việc giảm thiểu quá nhiều năng lượng thừa có hại sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt là đối với những ai đang có nhu cầu giảm cân.
Giảm thiểu năng lượng do tăng quá trình chuyển hóa đốt cháy mỡ đồng nghĩa với việc hạn chế sự tích tụ mỡ trong cơ thể, giúp giảm cân nhanh chóng. Từ đó, giúp bạn sở hữu một cơ thể nhẹ nhàng và một thân hình gọn gàng. Đồng thời, giảm cân cũng là cách giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch và xương khớp.
3. Giúp giảm huyết áp
Một số nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn và uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể giúp những người bị huyết áp cao hạ huyết áp xuống mức ổn định. Để chứng thực cho điều này, một nghiên cứu về liệu pháp nhịn ăn và chỉ uống nước đã được 68 đối tượng bị huyết áp cao thực hiện trong vòng 14 ngày dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, kết quả cho thấy:
- Có đến 82% người thực hiện nghiên cứu đã giảm huyết áp xuống mức khỏe mạnh (120/80 mmHg).
- Ngoài ra, các đối tượng còn lại cũng cho thấy huyết áp của họ đã giảm xuống mức trung bình là 20 mmHg đối với tâm thu (giá trị trên) và 7 mmHg đối với tâm trương (giá trị thấp hơn).
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác bao gồm 174 người bị huyết áp cao đã nhịn ăn, chỉ uống nước trung bình từ 10 đến 11 ngày cũng đưa ra kết quả:
- Có 90% người bệnh đã hạ từ huyết áp cao xuống huyết áp thấp hơn (140/90 mmHg).
- Huyết áp tâm thu giảm trung bình là 37 mmHg
4. Thải độc, thanh lọc cơ thể
Chất độc tồn tại trong cơ thể có thể là do yếu tố nội và ngoại sinh gây ra. Yếu tố ngoại sinh có thể xuất phát từ môi trường sống ô nhiễm chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc do bạn sử dụng nước uống, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh,… Trong khi đó, chất độc trong cơ thể do yếu tố nội sinh gây ra chủ yếu bắt nguồn từ việc bạn bị stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, nếu chất độc tồn tại quá lâu trong cơ thể chính là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nhịn ăn kết hợp với uống nước trong thời gian ngắn có thể giúp loại bỏ độc tố, giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ. Đồng thời, chúng còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
5. Cải thiện độ nhạy Insulin và Leptin
Insulin và leptin là những hormone quan trọng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Insulin do tuyến tụy tiết ra giúp điều tiết lượng đường trong máu. Trong khi đó, Leptin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ trong cơ thể, giúp làm giảm cảm giác no.
Theo một số nghiên cứu về nhịn ăn và chỉ uống nước trong khoảng thời gian nhất định có thể khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với Insulin và Leptin. Độ nhạy càng cao thì hai loại hormone này hoạt động càng hiệu quả. Cụ thể, nhạy cảm với Insulin sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu. Còn đối với nhạy cảm Leptin, cơ thể sẽ truyền tín hiệu no đến não, giúp hạn chế dư thừa chất, làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
6. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính
Dựa vào nghiên cứu trên 30 người khỏe mạnh cho thấy, liệu pháp nhịn ăn và chỉ uống nước có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh tiểu đường và ung thư.
Những người tham gia nghiên cứu đều nhịn ăn và chỉ uống dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Sau 24 giờ thử nghiệm, kết quả thật đáng ngạc nhiên, mức triglyceride và nồng độ Cholesterol trong máu của họ giảm xuống đáng kể. Đây chính là lý do giải thích vì sao những người thường xuyên thực hiện liệu pháp thanh lọc này thường giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, một số bằng chứng nghiên cứu trên động vật cũng chứng minh, nhịn ăn, chỉ uống nước có thể giúp bảo vệ tim mạch khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đây là các phân tử không ổn định có thể làm hỏng các bộ phận tế bào trong cơ thể. Là nguyên nhân chính gây nên nhiều căn bệnh mãn tính.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên động vật cũng phát hiện ra, nhịn ăn và chỉ uống nước có thể ức chế các gen giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và di căn. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp cải thiện các tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Nguy cơ và rủi ro của việc nhịn ăn mà chỉ uống nước
Nhịn ăn và uống nhiều nước có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể của mỗi người hoàn toàn không giống nhau từ độ cân nặng, độ tuổi, chỉ số sinh hóa và bệnh tật. Chính vì vậy mà mức độ chuyển hóa cơ bản của mỗi người là khác nhau hoàn toàn.
Cho nên, có người áp dụng phương pháp này thành công, trong khi đó người khác thì không, ngược lại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, để thực hiện chế độ nhịn ăn và chỉ uống nước để thanh lọc cơ thể, giảm cân hay vì mục đích nào khác, bạn nên tham khảo bác sĩ về thời gian thực hiện cũng như chất dinh dưỡng cần bổ sung. Tuyệt đối không nên nhịn ăn tuyệt đối, tránh gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm sau đây.
1. Gây rối loạn chất điện giải
Trên thực tế, việc uống quá nhiều nước mà không ăn bất kỳ loại thức ăn nào sẽ dẫn đến tình trạng thừa nước. Và khi tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa nước, bạn có thể gặp phải vấn đề rắc rối về sức khỏe như da sưng mọng. Bên cạnh đó, nếu nồng độ natri trong máu hạ thấp, tay, chân và môi của bạn có thể sẽ bị đổi màu và sưng lên.
Chưa kể đến, việc uống quá nhiều nước sẽ khiến lượng muối trong cơ thể giảm khiến các tế bào bị trương nở và kích thước não bộ cũng sẽ tăng lên, gây áp lực lên nội sọ. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức đầu và một số vấn đề liên quan khác như khó thở hoặc suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, triệu chứng của thừa nước còn bao gồm các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng và thường xuyên cảm thấy bối rối,… Nhìn chúng, những triệu chứng này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây yếu cơ, co giật hoặc hôn mê. Đặc biệt, trong trường hợp này bạn rất dễ bị chuột rút.
3. Gây ảnh hưởng đến dạ dày và xuất hiện hội chứng nuôi ăn lại
Nhịn ăn, uống nhiều nước trong thời gian dài khiến nước tích tụ quá nhiều trong dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ bị kích thích và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động sau khi bạn ăn lại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết, bình thường niêm mạc dạ dày thường xuyên thực hiện chức năng co bóp để tiêu hóa và đẩy thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian bạn thải độc cơ thể bằng cách nhịn ăn và uống nước sẽ khiến lớp niêm mạc này chết đi. Lúc này, phần thức ăn còn sót lại sẽ không được đẩy ra ngoài tạo thành những hỗn hợp tích tụ trong dạ dày. Theo thời gian, chúng sẽ gây độc và tác động xấu đến dạ dày.
Không chỉ thế, việc nhịn ăn lâu ngày có thể gây nên hội chứng nuôi ăn lại. Đây là hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa nặng. Hội chứng này xuất hiện chủ yếu ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng hoặc người bệnh nhịn đói lâu ngày. Biểu hiện thường gặp của hội chứng nuôi ăn lại là bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, co giật, yếu cơ và hôn mê. Trong trường nặng có thể gây choáng tim dẫn đến tử vong.
4. Giảm huyết áp thế đứng
Thông thường, người bệnh thường có cảm giác chóng mặt, lâng lâng hoặc có nguy cơ bị ngất mỗi khi đứng dậy đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do bệnh nhân bị tụt huyết áp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống và huyết áp không có mối quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, việc nhịn ăn, chỉ uống nước có thể làm giảm trương lực mạch máu, làm giảm lượng đường trong máu và gây hạ huyết áp. Đây chính là lý do các chuyên gia khuyên người đang thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc đang thanh lọc cơ thể không nên lái xe hay máy móc hạng nặng. Bởi chúng có thể gây chóng mặt, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
XEM THÊM: Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Cách Khắc Phục
5. Gây ảnh hưởng đến một số bệnh
Nhịn ăn và chỉ uống nước có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cũng là nguyên nhân khiến một số bệnh lý trở nên tồi tệ hơn.
- Bệnh gút: Nhịn ăn, uống nhiều nước có thể làm tăng sản xuất axit uric trong máu khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
- Bệnh tiểu đường: Nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1 và 2.
- Bệnh thận mãn tính: Việc uống quá nhiều nước sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng tổn thương nặng ở thận. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân bị thận mãn tính không nên áp dụng cách làm này.
- Rối loạn ăn uống: Nhịn ăn có thể gây hình thành chứng rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn hoặc tự ép buộc bản thân từ chối ăn.
- Chứng ợ nóng: Nhịn ăn, uống nhiều nước gây ảnh hưởng đến quá trình điều tiết acid dạ dày, gây kích hoạt chứng ợ óng.
Nhịn ăn và chỉ uống nước là phương pháp thanh lọc cơ thể phổ biến mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với những ai nhịn ăn lâu ngày hoặc mắc các bệnh mãn tính như thận, gút hoặc tiểu đường. Do đó, để đảm bảo an toàn khi thực hiện biện pháp thanh lọc nêu trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Hoặc cũng có thể áp dụng những phương pháp an toàn hơn như nhịn ăn xen kẽ hoặc gián đoạn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?
- Cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe? [Giải đáp]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!