Ngồi ít, vận động nhiều để sống lâu hơn
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ngồi lâu không chỉ gây ra hàng tá căn bệnh nguy hiểm mà hoạt động này còn khiến tuổi thọ của bạn giảm đi đáng kể.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã chỉ rõ, ít vận động chính là một trong 10 “thủ phạm” hàng đầu gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Theo một vài thống kê, có khoảng 10% số ca tử vong sớm ở Mỹ nguyên do đều là do từ chối vận động. Chính vì vậy, nếu có thể khuyến khích người bệnh lười vận động trở nên tích cực vận động hơn sẽ có 75.000 người được cứu sống mỗi năm.
Cũng dựa theo nghiên cứu về hành vi tại Đại học Columbia ở thành phố New York được công bố trực tuyến vào ngày 14 tháng 1 trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy, việc tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp làm giảm 17% nguy cơ tử vong sớm.
Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ tử vong giảm tuổi đời
Ngồi lâu, ít vận động có thể làm giảm tuổi thọ của bạn, nguyên nhân là do:
1. Ngồi lâu tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu
Ngồi nhiều đồng nghĩa với việc ít vận động. Khi đó, cơ thể sẽ không bắt tim đập nhanh khiến chức năng của tim mạch bị suy giảm, tuần hoàn máu trong cơ thể giảm và gây tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não ở những đối tượng này thường tăng cao.
2. Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Người ngồi lâu và ít vận động thường khiến chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm. Khi đó, làm giảm dịch tiết ẩm trong dạ dày và hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn không hoạt động tốt và gây tích tụ trong dạ dày. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng chán ăn, đầy bụng, táo bón. Lâu dần, chúng sẽ gây đau và hình thành vết loét trong dạ dày.
Một nguyên nhân khác, ngồi lâu sẽ làm đường ruột hoạt động chậm. Lúc này, vi khuẩn có hại trong phân sẽ lưu lại trong đường ruột lâu hơn và tấn công làm kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ung thư ruột kết.
3. Ảnh hưởng đến hệ xương khớp
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, cột sống chính là trung tâm giúp bảo vệ dây thần kinh và tủy sống, quyết định sự sống và vận động. Chính vì vậy, cơ thể cần vận động tự nhiên để giúp các khớp xương, đặc biệt là cột sống chuyển động, giúp hệ thống bài tiết, tuần hoàn hoạt động và chuyển hóa tốt hơn.
Nếu bạn cứ ngồi ì một chỗ sẽ khiến cột sống uốn cong trong thời gian dài, gây nên vô số bệnh nguy hiểm về xương như
- Bệnh thoát vị đĩa đệm
- Đau vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ
4. Gây tiểu đường hoặc béo phì
Ngồi nhiều chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Bởi việc ít vận động sẽ dẫn đến kháng insulin. Bên cạnh đó ngồi lâu có thể gây tích tụ chất béo dưới bụng dẫn đến béo phì và làm rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
5. Suy nhược thần kinh
Ngồi lâu một thời gian dài cả đêm lẫn ngày sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, vỏ não sẽ bị kích thích cao độ. Nếu tình trạng này kéo dài, rất dễ bị suy nhược thần kinh gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, thiếu nhạy bén,…
Loại bỏ chứng “ngồi yên một chỗ”
Tiến sĩ Satjit Bhusri, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết, việc tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc chỉ cần vận động mỗi 5 phút sau mỗi giờ giải lao cũng là cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ về tim mạch và một số bệnh lý khác.
Đồng quan điểm, chuyên gia về tim mạch Tiến sĩ Guy Mintz đang công tác tại Bệnh viện Tim Sandra Atlas Bass của Northwell Health (Manhasset) cho biết, có rất nhiều cách người Mỹ có thể thay đổi sự lười biếng của họ.Chẳng hạn, trong thời gian xem phim hay TV, họ có thể xoay người, đi bộ, lắc vòng hoặc chỉ đơn giản là vận động nhảy múa tự do. Hoặc họ có thể đi rót nước hay rời khỏi nơi làm việc bằng vài bước đi bộ cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa.
Có thể thấy, ngồi lâu và ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ giảm tuổi đời của bạn. Vì vậy, bạn nên ngồi ít và tích cực vận động để giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đồng thời giúp bạn tươi trẻ và yêu đời hơn.
Tham khảo thêm:
- Vì Sao Ngồi Nhiều Bị Trĩ? Tư Thế Ngồi Tốt Cho Người Bệnh
- Chia sẻ cách ngủ để không bị đau lưng ít người biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!