9 Thói quen xấu gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ mà bạn cần phải tránh
Thường xuyên ăn vặt, thức quá khuya cộng với việc lười vận động có thể là những thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con bạn. Và cách để phá vỡ những thói quen xấu, giúp con luôn khỏe mạnh là cha mẹ cần đưa ra một chiến lược thay đổi ngay sau đó.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều luôn mong muốn con phát triển và khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí lực. Tuy nhiên, với guồng quay vội vã của cuộc sống hiện đại, bố mẹ thường có rất ít thời gian dành cho con trẻ. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng công nghệ hóa, con trẻ ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị hiện đại như điện thoại, ipad mà quên dành thời gian cho các hoạt động thể lực, ngoại khóa.
Chưa kể đến, thói quen ăn uống không kiểm soát cùng với chế độ ăn tiện lợi, giàu chất béo nhưng ít dinh dưỡng đang ngày càng chiếm ưu thế. Chính những thói quen tưởng chừng vô hại này đang “gặm nhấm” sức khỏe con bạn mỗi ngày.
Trên thực tế, những thói quen xấu có thể thay đổi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để biết cách xây dựng lại kế hoạch sinh hoạt hàng ngày cho con và giúp con khỏe mạnh hơn, cha mẹ cần phải biết bé đang mắc những thói quen xấu nào. Dưới đây là những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà con trẻ thường hay mắc phải.
1. Ăn khuya
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn đêm, nhất là ăn muộn sau 20 giờ thường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thông thường, sau khoảng thời gian 18 – 19 giờ, dạ dày bắt đầu ngưng hoạt động, tiến vào trạng thái nghỉ ngơi và phục hồi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cứ tiếp tục nạp vào cơ thể một lượng thực phẩm nhất định, hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày sẽ trở nên quá tải. Khi đó, hệ tiêu hóa bao gồm cả dạ dày, ruột, tụy, gan, ngay cả khoang miệng sẽ tiết ra dịch vị, men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
Nếu hiện tượng này tiếp diễn trong khoảng thời gian dài có thể sẽ khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Lúc này, có thể con bạn có thể mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa như bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược acid dạ dày ở trẻ,… Chưa kể đến, ăn đêm thường xuyên cộng với việc không vận động và ngủ sẽ khiến năng lượng nạp vào cơ thể tích trữ dẫn đến béo phì hoặc thừa mỡ.
Ngoài ra, ăn đêm cũng có thể gây nên những vấn đề sức khỏe như:
- Mất ngủ
- Mắc bệnh tim mạch
- Ảnh hưởng đến thần kinh
2. Thức khuya, thiếu ngủ
Trẻ em thường có thói quen thức khuya. Nguyên nhân có thể là do trẻ say xưa xem một seri truyền hình nào đó hoặc cũng có thể bị những pha hành động trong game lôi cuốn. Theo một vài nghiên cứu, việc thức quá khuya sẽ khiến cho thời gian ngủ ngắn lại và giấc ngủ trở nên kém chất lượng. Chính vì vậy, những trẻ thường xuyên thức khỏe cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và có nhiều triệu chứng mất ngủ dẫn đến tinh thần sa sút, kém tập trung.
Bên cạnh đó, việc ngủ muộn sẽ phá hủy các tế bào máu trắng gây hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chính vì lý do này mà nhiều trẻ thức khuya thường mắc phải các bệnh như dị ứng hoặc cảm cúm, cảm lạnh hơn những trẻ ngủ sớm. Ngoài ra, thức khuya cũng đồng nghĩa với việc da trở nên nhăn nheo và xỉn màu do tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Mặt khác, thức khuya cũng có thể gây nên những tác hại sau đây:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiểu đường
- Nhức đầu
- Gây hại mắt
- Tăng cân
3. Thiếu tập thể dục
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào máu dưới da hoạt động, giúp máu lưu thông và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, thể dục còn giúp hệ xương khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Đồng thời, chúng còn giúp bạn sở hữu làn da mịn màng cùng với vóc dáng thon gọn. Chính nhờ những ưu điểm nổi bật này mà đa phần cha mẹ đều muốn con cái dành ra ít phút mỗi ngày để tập luyện.
Tuy nhiên, chính vì thói quen lười vận động mà nhiều trẻ đã bỏ lơ lời nhắc nhở này. Và việc lười tập thể dục có thể là con đường ngắn nhất dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh ung thư. Một số bệnh trẻ có thể mắc phải nếu vẫn cứ tiếp tục thói quen không vận động:
4. Không ăn bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, đa phần giới trẻ ngày nay lại xem thường và bỏ qua. Bữa sáng thường giúp điều chỉnh sự thèm ăn cả ngày nhưng nếu bạn nhịn ăn sáng, khả năng bạn ăn nhiều hơn trong ngày là khá cao. Điều này đồng nghĩa với việctrẻ sẽ tăng cân nhanh. Nếu cứ tiếp tục bỏ ăn sáng sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì và kéo theo đó là khả năng mắc bệnh tim.
Ngoài ra, bỏ ăn sáng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Lâu dần, có thể trẻ sẽ mắc phải các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét hoặc trào ngược dạ dày,…
5. Chia sẻ vi trùng với bạn bè
Chia sẻ quần áo, chia sẻ thức ăn hoặc không rửa tay hay che miệng lại mỗi khi hắt hơi đều là những thói quen xấu khá phổ biến ở trẻ em. Thật khó để biết liệu trẻ có bị nhiễm vi khuẩn hay không nhưng tất cả những hành động trên đều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và những người bạn xung quanh, cha mẹ nên hướng dẫn con thực hành vệ sinh bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dùng khăn giấy che miệng mỗi khi ho và hắt hơi,…
6. Mang ba lô quá nặng
Theo các chuyên gia trị liệu nghề nghiệp, trọng lượng tối đa một đứa trẻ mang nên bằng 1/10 chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể của chúng. Có như thế, vấn đề sức khỏe, đặc biệt là cột sống của trẻ mới không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, đa phần trẻ em ngày nay đều mang ba lô với trọng lượng quá tải cộng với việc mang không đúng cách gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống cơ xương khớp. Cụ thể:
- Ảnh hưởng tạm thời: Mang cặp sách quá nặng khiến trẻ bị đau lưng và cổ kèm với triệu chứng tay bị tê và ngứa.
- Ảnh hưởng lâu dài: Ba lô nặng tác động một lực làm căng thẳng ở cổ và vai gây đau nhức đầu. Bên cạnh đó, mang cặp sách quá tải trong một thời gian dài có thể gây tổn thương cột sống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cong vẹo cột sống, gù lưng. Mặt khác, mang ba lô nặng vẹo sang bên hoặc cúi gập người có thể gây ảnh hưởng đến phổi làm giảm khả năng thở. Đồng thời, thói quen xấu này còn gây co thắt cơ và đau lưng.
7. Cắn móng tay
Trẻ thường có thói quen xấu là cắn móng tay. Nhìn qua hành động này không có dấu hiệu bất thường nhưng xét về mặt y khoa, việc cắn móng tay sẽ vô tình đưa vi khuẩn gây bệnh từ da hoặc vi khuẩn tích tụ trong móng tay vào miệng hoặc từ miệng vào da tay. Ở đây, chúng sẽ sinh sôi và phát triển gây nhiễm trùng ở xung quanh vùng nếp gấp móng tay hoặc sâu hơn vào ngón tay.
Nếu xung quanh những vùng da này bị vết trầy hoặc xước, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi thấy con cắn móng tay cha mẹ nên nhắc nhở hoặc đưa ra những hình thức kỷ luật để giúp con loại bỏ thói quen xấu này.
Tham khảo thêm: Các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em
8. Ngồi quá nhiều
Trẻ em ngày nay ngồi quá nhiều, chẳng hạn như đi học hay ra đường đều ngồi (ngồi trên xe máy, ô tô hoặc xe buýt). Chính thói quen tưởng chừng vô hại này đã gây ra không ít bệnh tật cho trẻ. Cụ thể như bệnh giãn tĩnh mạch chi, bệnh cột sống, tăng cân, táo bón, trĩ, xương khớp, béo bụng,… Do đó, để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ nên khuyến khích con trẻ vận động bằng cách ngồi ít và đi nhiều.
9. Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều
Với nhịp sống công nghệ 4.0 như hiện nay việc tiếp xúc với các thiết bị hiện đại như điện thoại, máy tính là không thể thiếu ở trẻ. Tuy nhiên, chính thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều đã khiến trẻ ngày càng ít tiếp xúc với cuộc sống đời thực. Chưa kể đến, việc dùng thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con trẻ.
Một số vấn đề sức khỏe thường gặp nếu con trẻ không từ bỏ thói quen sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên như:
- Bệnh giảm thị lực
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Trầm cảm
- Thiếu máu lên não
- Hội chứng ngón tay cái
Do đó, để không rước thêm bệnh, cha mẹ nên khuyên con nên hạn chế thời gian sử dụng máy tính, điện thoại. Quan trọng hơn nên có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi vài phút trong thời gian dùng. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên quy định giờ sử dụng hàng ngày cho con.
Có thể thấy, các thói quen xấu luôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Vì vậy, để tránh con gặp rắc rối về sức khỏe, cha mẹ nên tập cho con những thói quen tốt ngay từ khi trẻ còn bé. Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ lớn lên, phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian để quan sát và điều chỉnh thói quen của trẻ.
Có thể bạn quan tâm
- Hội Chưng Thiên Thần – Tổng quan, cách điều trị và phòng ngừa
- Ngộ độc cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử trí
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!