Ngộ độc cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử trí

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hàng năm, có khoảng 6 triệu trẻ em trên thế giới bị ngộ độc cấp (qua đường ăn uống) trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm từ 60-80%. Biết được những nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí sẽ giúp cho cha mẹ giảm bớt nguy cơ gặp phải ở trẻ.

ngộ độc cấp trẻ em
Ngộ độc cấp ở trẻ em là một vấn đề không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.

I- Ngộ độc cấp ở trẻ – định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng

1- Ngộ độc cấp ở trẻ em là gì?

Ngộ độc cấp là dùng để chỉ tình trạng chất độc đi vào cơ thể trong một thời gian ngắn, từ đó gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng và nếu không điều trị kịp thời thì có nguy cơ tử vong.

Tỷ lệ trẻ bị ngộ độc cấp ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn, cứ mỗi năm lại có khoảng 6 triệu trẻ phải nhập viện do căn bệnh về đường tiêu hóa này, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Lý giải cho việc này, các bác sĩ đã xác định được là do khả năng chống và thải độc của trẻ còn nhiều hạn chế, chưa được hoàn thiện như cơ chế của người trưởng thành, vì vậy mà khả năng bị ngộ độc cấp cũng cao hơn.

Theo thời gian, số trẻ bị ngộ độc cấp lại tăng dần do việc sử dụng hóa chất, thuốc một cách tùy tiện nhưng may mắn là nhờ vào sự phát triển của y học mà tỷ lệ trẻ tử vong được giảm đi đáng kể.

2- Triệu chứng và tác nhân gây ra triệu chứng

Trẻ bị ngộ độc cấp thường sẽ có những triệu chứng sau một thời gian ngắn tiếp xúc với tác nhân gây độc. Không đơn giản như dị ứng, phản ứng của cơ thể trẻ đối với tình trạng này rõ ràng và nghiêm trọng hơn rất nhiều, cụ thể như sau:

  • Trẻ bị hôn mê xen lẫn với co giật, mặc dù trước đó vài tiếng còn rất tỉnh táo.
  • Tiêu chảy nhiều lần, buồn nôn và nôn.
  • Quan sát bằng mắt thường có thể thấy da trẻ (đặc biệt là ở môi) bị tím tái.
  • Có những biểu hiện như bị cảm thông thường, gồm hắt hơi, sốt nhẹ, nghẹt mũi, đau rát cổ họng. Trẻ bị ngộ độc cấp sẽ sốt không cao, trừ trường hợp nặng.

Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, phụ huynh cần ngay lập tức đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ khám lâm sàng. Sau khi đã khám một cách toàn diện để xác định mức độ nguy hiểm, bác sĩ còn có thể chẩn đoán được các nhân tố gây ngộ độc từ những triệu chứng.

Hội chứngTriệu chứngNguyên nhân
Kháng Cholinergic (chống tiết Cholin)– Giảm tiết nước bọt, khát nước, da chuyển sang màu đỏ.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao đến mê sảng.

– Nhịp tim đập nhanh bất thường.

– Nấm

– Belladon

– Kháng Histamin

Tiết Axetylcholin (Cholineric) Muscarin Nicotin– Tăng tiết dịch, buồn nôn và nôn.

– Co thắt phế quản

– Đồng tử bị co lại

– Nhịp tim đập nhanh

– Co giật, hôn mê.

– P. hữu cơ

– Thuốc trừ sâu

– Carbamat

– Nấm độc

– Thuốc lá

Gây mê (thuốc ngủ)– Hạ huyết áp

– Nhiệt độ cơ thể xuống thấp

– Co đồng tử.

– Thuốc gây mê

– Heroin

Tăng chuyển hóa– Sốt

– Nhịp tim tăng nhanh

– Thở nhanh, co giật.

– Chất diệt cỏ

– Aspirin, Phenol, Salixylar.

Trong đó, ngộ độc thuốc thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi, ngộ độc thức ăn và hóa chất thì lại gặp nhiều ở trẻ trên 6 tuổi. Với bản tính tò mò của trẻ, nếu người bảo hộ không thực hiện tốt các biện pháp cách li khỏi các tác nhân gây ngộ độc.

triệu chứng ngộ độc cấp ở trẻ em
Khi bị ngộ độc cấp. trẻ sẽ có các triệu chứng khá dễ nhận biết.

Xem thêm: Nhận biết chứng ngộ độc và dị ứng sứa biển

II- Ngộ độc cấp ở trẻ em và cách xử trí

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhi mà các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm nhằm phục vụ cho việc theo dõi cho điều trị như: Xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, đường huyết, đo điện tâm đồ v.v…

Dưới đây là chi tiết về cách xử trí mà các bác sĩ thường áp dụng khi tiếp nhận trẻ bị ngộ độc cấp:

1- Đảm bảo và duy trì các chức năng sống

Hầu hết các tác nhân ngộ độc sẽ khiến cho bệnh nhi bị khó thở, nếu kéo dài vấn đề này sẽ ngăn chặn oxi lên não. Vì vậy, nhiệm vụ của các bác sĩ là làm thông ống thở, đặt ống nội khí quản và thực hiện hô hấp hỗ trợ nếu cần.

Song song với đường thở, bệnh nhi cũng cần được duy trì chức năng tuần hoàn. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bị sốc thì phải truyền nhanh dung dịch có điện giải, dung dịch keo hoặc máu, tuyệt đối không được dùng thuốc vận mạch nếu trẻ chưa được truyền dịch. Cuối cùng, cần điều trị và ngăn ngừa co giật, rối loạn thân nhiệt.

2- Tiến hành loại trừ chất độc

Loại trừ chất độc là một bước vô cùng quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhi bị ngộ độc cấp.

+ Đối với chất độc qua da, niêm mạc:

Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc qua da hoặc niêm mạc, điều đầu tiên bạn cần làm là cởi bỏ quần áo của trẻ vì có thể chất gây độc vẫn còn vương lại trên vải. Tiếp đó là rửa sạch cơ thể trẻ bằng nước ấm hoặc với dung môi thích hợp, thao tác này sẽ giúp giảm sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể.

+ Đối với chất độc qua đường tiêu hóa:

Hầu hết bệnh nhi bị ngộ độc cấp đều là qua đường tiêu hóa mà đặc biệt là đường uống. Vì nếu dạ dày cần có thời gian để xử lí thức ăn thì những gì trẻ uống vào sẽ nhanh chóng thấm quá thành dạ dày, đẩy nhanh quá trình ngộ độc. Do vậy, xử trí trẻ bị ngộ độc qua đường uống cần gây nôn, rửa dạ dày hoặc cần thiết là lọc thận.

  • Gây nôn

Trẻ sẽ được chỉ định gây nôn khi chất độc ở dạng thức ăn hoặc, thuốc viên hoặc thức uống đặc. Biện pháp gây nôn cần được áp dụng trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi trẻ vừa ăn uống vào chất gây độc, khi thực hiện trẻ phải phải đang ở trạng thái tỉnh táo để tránh dịch nôn đi ngược lại vào mũi gây ngạt thở.

Bạn có thể cho ngón tay (đã được rửa sạch) vào miệng trẻ để kích thích nôn hoặc có thể cho trẻ uống Siri Ipeca 7-10% với liều lượng như sau: Trẻ em từ 6-12 tháng uống 10ml/ lần, trẻ từ 1-10 tuổi uống 15ml/ lần, trẻ trên 10 tuổi uống 30ml/ lần. Trẻ cần được uống nhiều nước sau khi dùng thuốc, nếu sau 20 phút vẫn không thấy nôn thì cho trẻ dùng liều thứ 2.

Ngoài ra, tiêm Apomorphin liều 0.07 mg/kg sau 2-5 phút cũng là một cách giúp trẻ nôn một cách nhanh chóng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc gây nôn.

  • Rửa dạ dày

Nếu việc nôn ói không cải thiện được đáng kể tình trạng của bé, các bác sĩ sẽ chuyển qua biện pháp rửa dạ dày. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong 6 giờ đầu sau khi trẻ uống phải chất độc, với tình trạng thần kinh vẫn còn ổn định.

Rửa dạ dày sẽ bắt đầu bằng việc đặt ống thông dạ dày, bệnh nhi sẽ được đặt nằm thẳng trên giường với đầu hơi thấp và nghiêng về một bên. Sử dụng nước ấm pha với Natriclorua với tỷ lệ 1:4 hoặc dùng dung dịch huyết thanh 0.9% để làm sạch dạ dày. Chú ý chất dịch được hút ra có các mẫu thuốc, nước, thức ăn, máu để xác định nguyên nhân chính khiến trẻ bị ngộ độc.

Theo nguyên tắc là rửa dạ dày cần thực hiện đến khi nước lấy ra có màu trắng trong (lượng nước để rửa dạ dày bằng 100ml/kg cân nặng của trẻ). Sau khi rửa xong cần bơm than hoạt tính vào dạ dày để cân bằng lại.

Dùng khoảng 30g than hoạt tính pha với nước thành một hỗn hợp như hồ, cho trẻ uống hoặc bơm trực tiếp vào dạ dày sau khi đã thực hiện rửa dạ dày. Cần lưu ý là than hoạt tính sẽ không có hiệu quả đối với các chất như: Rượu, Acid boric, sắt, Alcan, Thilium, muối acid, Cyanid và các chất dẫn của Hydrocarbon.

  • Chống chỉ định

Tuyệt đối không gây nôn và rửa dạ dày cho bệnh nhi đang bị co giật hoặc đang trong trạng thái hôn mê sâu. Cả 2 biện pháp này cũng không được áp dụng khi chất gây ngộ độc là các chất ăn mòn như: acid, kiềm, thuốc tẩy…chất bay hơi như: Xăng, dầu hỏa, nước hoa…và chất dầu không tan như: Chất bôi trơn, chất làm bóng.

điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em
Ngộ độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Một số biện pháp khác

+ Thuốc tẩy ruột: Bác sĩ có thể sẽ sử dụng Magie sunfat 250mg/kg cân nặng hoặc dầu Parapin 5ml/kg cân nặng để hỗ trợ cho việc loại trừ chất độc. Một lưu ý khi dùng thuốc này là phải theo dõi cẩn thận tình trạng mất nước, chất điện giải. Không dùng thuốc tẩy có chứa Magie cho bệnh nhi đang bị suy thận.

+ Tanin: Hoạt chất này có thể làm biến đổi một số Alkaloid và kết hợp với muối kim loại nặng, từ đó ngăn cản sự hấp thu của chúng. Liều dùng thích hợp của Tanin là từ 2-4g/ lần.

+ Lọc máu ngoài thận: Biện pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp trẻ bị ngộ độc chất bay hơi như rượu, benzene, ether, ceton, oxydcarbon, xylem…với kỹ thuật đặt ống nội khí quản và các kỹ thuật hô hấp hỗ trợ.

3- Thực hiện giải độc

Sau khi đảm bảo các chức năng của trẻ và loại trừ chất độc, bác sĩ sẽ thực hiện giải độc, bao gồm giải độc không đặc hiệu và đặc hiệu.

Đối với giải độc không đặc hiệu, hãy để trẻ được hấp thụ than hoạt tính, Tannin, sữa hoặc thực hiện các bước trung hòa hóa học như dùng Oxid magie để trung hòa acid, dùng giấm loãng để trung hòa kiềm v.v…Đối với giải độc đặc hiệu, chỉ tiến hành khi chúng ta biết chắc chắn được các tác nhân gây ngộ độc.

Dưới đây là các độc chất cùng các chất đối kháng của chúng:

  • Á phiện: Naloxone, dùng 0.01mg/kg/lần, lặp lại sau 15 phút.
  • Phosphor hữu cơ: Atrophine 0.02 – 0.05mg/kg/liều và Praliodoxim 25-50mg/kg/liều.
  • Chì: EDTA, 1500mg/ 24h chia làm 4 lần, dùng trong 5 ngày.
  • Acetaminophen: N-Acetyl cysteine, liều đầu 140mg/kg và 70mg/kg mỗi 4h cho 17 liều tiếp theo.
  • Khoai mì: Sodium thiosulfate 25%, 1.65ml/kg.

4- Theo dõi và ngăn ngừa ngộ độc

Theo dõi:

Trong các trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện suy nhược thì bác sĩ và người nhà cần có sự theo sát chặt chẽ. Cứ mỗi 15-30 phút đều thực hiện các kỹ thuật để kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của trẻ, tri giác.

Đến khi tình trạng tương đối ổn định, bệnh nhi cũng cần nhận được sự theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác, nước tiểu…mỗi 2-6 giờ (liên tục trong 24 giờ đầu) và sự xuất hiện than hoạt tính trong chất thải. Ngoài ra, cần theo dõi tiến triển triệu chứng và các tác dụng phụ (nếu có).

Ngăn ngừa:

  • Thực hiện các biện pháp tâm lí trong trường hợp trẻ ngộ độc do dùng thuốc tự tử.
  • Cách ly trẻ khỏi tất cả các chất, thuốc có khả năng mang đến kích ứng cho trẻ lẫn các thuốc điều trị ngộ độc để tránh trẻ dùng thuốc quá liều.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng được ghi trong toa thuốc.
  • Nếu trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào, cần phải được sơ cứu và đưa đến bệnh viện một cách nhanh chóng.

Ngộ độc cấp ở trẻ em là một vấn đề khá phổ biến, để biết thêm chi tiết bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc đặc trị

Viêm loét dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy...

viêm dạ dày hp có chữa được không

Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, xin cho hỏi "Hp dạ dày có chữa khỏi được không?". Tôi năm nay 33 tuổi,...

Trà dây chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách uống trà dây chữa đau dạ dày sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Trà dây (chè dây) chữa đau dạ dày có hiệu quả không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh....

nóng rát dạ dày

Cảm giác nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách xử lý

Nóng rát dạ dày là triệu chứng rất dễ gặp phải thường ngày. Nó có thể bắt nguồn từ việc...

mang thai có nội soi dạ dày được không

Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?

Bệnh dạ dày dường như có xu hướng phát triển ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ rất cao. Do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *