Biết 14 mẹo này sẽ giúp bạn phòng chống ung thư hiệu quả

4.5/5 - (8 bình chọn)

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng và những người bị bệnh dường như cầm chắc án tử trong tay. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích trong việc phòng chống ung thư, giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. 

14 cách phòng chống ung thư bạn nên biết

1. Đừng bao giờ hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa nicotin nào cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị ung thư. Các chất độc trong khói thuốc lá có liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư vòm họngung thư phổi. Thậm chí, ung thư cũng có thể tấn công ngay cả khi bạn chỉ tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động.

Mẹo phòng chống ung thư
Ngừng hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư

Do vậy, nếu bạn có ý định hút thuốc hoặc đang hút, hãy từ bỏ ngay. Đồng thời kêu gọi người thân trong gia đình, bạn bè ngưng hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Hỏi bác sĩ về các sản phẩm cai thuốc lá hay chiến lược khác để nhanh chóng loại bỏ được chất gây nghiện này.

2. Giới hạn lượng rượu sử dụng

Rượu là thứ thức uống không thể thiếu trên bàn nhậu nhưng nếu sử dụng bạn chỉ nên uống ở mức 1 – 2 ly mỗi ngày, tránh lạm dụng quá mức. Việc uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, miệng, gan, trực tràng hay ung thư thanh quản.

Nếu bạn vừa có thói quen uống nhiều rượu và hút thuốc lá thì nguy cơ bị khối u ác tính càng tăng lên gấp nhiều lần.

3. Phòng chống ung thư bằng một chế độ ăn uống khoa học

Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Trong quá trình ăn uống, bạn cần lưu ý:

  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Nó giúp thải độc, làm sạch ruột, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột, ung thư vú và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hãy lựa chọn các thực phẩm có nhiều màu sắc khác nhau để bổ sung nguồn chất xơ phong phú cho cơ thể. Chẳng hạn như rau bina, việt quất, cà rốt, dưa hấu, bí đỏ, các loại đậu…
  • Hạn chế chất béo không lành mạnh: Những người thường xuyên ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ, thịt bò… có nguy cơ mắc ung thư phổi lên tới 14%. Bạn nên thay thế chúng bằng nguồn thức ăn chứa chất béo thân thiện hơn với sức khỏe như ngũ cốc, cá béo ( cá thu, cá hồi), dầu ô liu hay thịt gia cầm.
  • Cắt giảm đồ ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt không chỉ gây tăng cân, béo phì mà còn là mầm mống thuận lợi để bệnh ung thư dạ dày, bàng quang, tuyến tụy phát triển.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các loại hạt, ca cao, ngũ cốc, trà xanh…

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thức ăn khi còn nóng và hạn chế ăn các món nướng, chiên, dưa muối chua để lâu ngày.

4. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý

Béo phì được xác định là có liên quan đến nhiều loại ung thư như ung thư vú ở nữ giới, ung thư thận hay ung thư tuyến tiền liệt ở nam. Chính vì vậy bạn không nên để cân nặng tăng quá mức. Cần xây dựng chế độ ăn uống và vận động thể chất hợp lý để cân nặng luôn ở mức lý tưởng.

Tham khảo: Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

5. Tập luyện thường xuyên giúp phòng ngừa ung thư

Hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó giúp bạn kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa sự tấn công của các căn bệnh ung thư vú, ruột kết. Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục, thể thao để duy trì sức khỏe.

Tập thể dục là cách ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Tập thể dục giúp phòng chống nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm

6. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại

Thường xuyên tiếp xúc với các độc tố công nghiệp và môi trường như sợi amiăng, benzen, amin thơm và biphenyls polychlorin hóa (PCB) có thể khiến bạn bị ung thư. Bạn cần có biện pháp bảo hộ thích hợp khi ở trong môi trường có chứa những chất này. Tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng hoàn toàn.

7. Hạn chế ra ngoài trời nắng

Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng chống được căn bệnh ung thư này:

  • Tránh đi ra ngoài trời vào giữa trưa, đặc biệt là thời điểm từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Lúc này, cường độ tia cực tím trong ánh nắng mạnh nhất.
  • Che chắn kỹ các khu vực da hở bằng cách mặc quần áo dài tay, mang ô, vớ, bao tay, đội nón rộng vành
  • Thoa kem chống nắng: Đừng quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 khi bạn đi ra ngoài, ngay cả trong những ngày trời râm mát. Thoa lại kem sau mỗi hai giờ nếu bạn hoạt động ngoài trời nhiều hoặc đi bơi.
  • Tránh sử dụng giường tắm nắng nhân tạo.

8. Tiêm ngừa ung thư

Việc tiêm phòng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm một số loại virus gây ung thư. Bạn có thể xem xét tiêm ngừa các loại vắc xin sau:

  •  Viêm gan B: Người bị nhiễm vi rút viêm gan B lâu năm có thể tiến triển thành ung thư. Bạn nên tiêm loại vắc xin này nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như: Trong gia đình có người mắc viêm gan B, quan hệ tình dục bừa bãi, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
  • Nhiễm vi rút HPV: Đây là loại vi rút có thể gây ung thư cổ tử cung và có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục. Hiện có 2 loại vắc xin ngừa HPV được sử dụng phổ biến ở nước ta là Gardasil và Cervarix.

9. Quan hệ tình dục an toàn

Sống chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc và mang bao cao su khi quan hệ. Việc quan hệ tình dục bừa bãi có thể khiến bạn mắc các căn bệnh truyền nhiễm như HIV hoặc HPV. Trong khi HPV được biến đến là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung thì HIV lại làm tăng nguy cơ bị ung thư gan, phổi và hậu môn.

10. Không dùng chung kim tiêm với người khác

Khi sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, việc dùng chung kim tiêm có thể gây lây nhiễm vi rút HIV và viêm gan siêu vi B, C, từ đó khiến bệnh ung thư gan có cơ hội phát triển. Bạn tuyệt đối không được dùng chung kim tiêm với người khác, ngay cả với những thành viên trong gia đình.

Không dùng chung kim tiêm với người khác sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư
Dùng chung kim tiêm có thể dẫn đến lây nhiễm HIV và viêm gan B, làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan

11. Tránh dùng thuốc Aspirin liều cao

Sử dụng thuốc Aspirin với liều lượng cao kéo dài sẽ khiến bạn có nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Việc lạm dụng thuốc cũng có thể gây xuất huyết dạ dày và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Nếu cần thiết, bạn nên cân nhắc dùng Aspirin liều thấp và chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

12. Bổ sung vitamin D cho cơ thể

Nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và khối u ác tính ở tuyến tiền liệt. Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 800 đến 1.000 IU vitamin D. Chất này có thể được bổ sung theo những cách sau:

  • Tắm nắng sớm từ 10-20 phút mỗi ngày
  • Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như nấm, cá hồi, trứng, sữa đậu nành, pho mát…
  • Dùng thuốc bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

13. Phụ nữ nên cho con bú

Phụ nữ cho con bú trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn trong cuộc sống sau này so với những không cho con bú. Nếu có thể, bạn nên cho con bú sữa, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời của bé.

14. Khám tầm soát ung thư thường xuyên

Một số loại ung thư có thể được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc trước khi chúng bắt đầu bùng phát và gây ra triệu chứng. Điều này giúp nâng cao khả năng thành công của điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Bạn nên khám sàng lọc ung thư định kỳ mỗi năm một lần.

Thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế được cho lời khuyên của bác sĩ.

Yến Chưng Bạch Quả – Cách Sơ Chế Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Yến chưng bạch quả là món ăn bổ dưỡng và có cách chế biến đơn giản, nhanh chóng. Món ăn...

1 Tai Yến Ăn Được Bao Nhiêu Lần, Chưng Bao Nhiêu Nước?

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng nên có giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy trước khi sử dụng,...

Bật mí 4 tác dụng của hạt điều đối với bà bầu

Hạt điều vẫn được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, đặc biệt là...

Lưu ý khi cho bé uống nước yến

Nước Yến Nào Tốt Cho Bé? Top 8 Sản Phẩm Dành Cho Trẻ

Nước yến nào tốt cho bé? Đây là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, yến sào...

Cách Bảo Quản Yến Thô, Yến Tươi, Tổ Yến,… Lâu Nhất

Cách bảo quản yến như thế nào để không làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm? Mỗi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *