Xét nghiệm viêm gan A nào chẩn đoán chính xác?

Xét nghiệm viêm gan A là thủ thuật cho phép bác sĩ lấy máu hay một số chất dịch trong cơ thể để kiểm tra phát hiện bệnh, theo dõi mức độ bệnh và đề ra một số phương án điều trị tích cực. Vậy khi nào cần làm xét nghiệm viêm gan A và cần lưu ý những gì khi tham gia xét nghiệm chẩn đoán bệnh? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm viêm gan A
Xét nghiệm viêm gan A là gì? Khi nào nên làm xét nghiệm?

Ý nghĩa và mục đích của xét nghiệm viêm gan A

Viêm gan A là một trong những bệnh lý về gan do sự xâm nhập của virus Hepatitis A (viết tắt là HAV) vào cơ thể thông qua một số con đường nhất định, sau đó theo máu hoặc chất dịch trong thể đến tế bào gan. →Hầu hết các trường hợp bị viêm gan đều không gây ra hệ lụy nghiêm trọng nào và rất dễ điều trị.

Mức độ lây lan bệnh viêm gan A là rất nhanh. Virus viêm gan A có thể lây qua tuyến nước bọt, đường tiêu hóa, nước tiểu,… Hơn nữa, loại virus này có sức sống rất tốt, chúng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài đến 4 giờ đồng hồ và chịu được nhiệt độ ở mức 60ºC.

Nếu nghi ngờ bị lây nhiễm virus siêu vi A hoặc cơ thể đã phát sinh một số triệu chứng lâm sàng của bệnh, bạn nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện sự tồn tại của loại virus này trong cơ thể. Xét nghiệm giúp xác định chính xác mức độ tổn thương của gan, từ đó xem xét và đưa ra một số phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

→Xem thêm: Bệnh Viêm Gan A Có Chữa Được Không? (Cập Nhật)

xét nghiệm viêm gan A
Xét nghiệm viêm gan A là thủ thuật cho phép bác sĩ xác định sự tồn tại của virus Hepatitis A và một số triệu chứng bất thường khác ở gan

Các xét nghiệm viêm gan A chẩn đoán bệnh chính xác

Xét nghiệm viêm gan A là thủ thuật cho phép bác sĩ lấy máu từ bệnh nhân hoặc một số chất dịch khác trong cơ thể để kiểm tra chỉ số kháng thể HAV là IgM và kháng thể đặc hiệu toàn phần là Anti HAV tồn tại trong huyết tương. Cụ thể hơn:

Đối với kháng thể IgM (Anti HAV – IgM)

Nếu xuất hiện kháng thể IgM trong máu và cho ra kết quả dương tính, chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan A hoặc chỉ mới bị nhiễm trong khoảng thời gian gần đây. Kháng thể này sẽ được tìm thấy trong máu sau khoảng 2 tuần từ khi virus siêu vi xâm nhập và cơ thể. Tuy nhiên, khoảng 3 – 12 tháng sau khi bị nhiễm, kháng thể này có thể bị biến mất.

Đối với kháng thể IgG (Anti HAV – IgG)

Trong trường hợp xuất hiện kháng thể IgG trong máu sẽ gợi ý cho việc bệnh nhân đã bị nhiễm virus Hepatitis A trong khoảng thời gian gần đâu hoặc khá lâu trước đó. Nếu bệnh nhận bị nhiễm virus HAV lần đầu, kháng thể IgG sẽ xuất hiện trong máu khoảng 8 – 12 tháng. Hơn nữa, nếu kháng thể IgM biến mất thì kháng thể IgG sẽ tồn tại vĩnh viễn trong máu để bảo vệ cơ thể.

Ngoài ta, nếu bệnh nhân từng tiêm ngừa vắc xin viêm gan A trước đó thì xét nghiệm cũng cho thấy sự tồn tại của hai loại kháng thể này để chống lại virus siêu vi.

Đọc kết quả xét nghiệm viêm gan A

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bạn có thể dựa vào kết quả kiểm tra kháng thể IgM và IgG để  nhận biết bản thân có bị nhiễm virus viêm gan A hay không. Nếu kết quả là âm tính (-) khi không tìm thấy kháng thể đồng nghĩa với việc bạn không bị nhiễm virus viêm gan A và ngược lại với kết quả là dương tính (+).

đọc kết quả xét nghiệm viêm gan A
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm viêm gan A

Sau khi xét nghiệm viêm gan A và xác định bạn bị nhiễm virus Hepatitis A, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng hoạt động của gan như: bilirubin, GGT, phosphatase kiềm, AST, ALT,…

Những đối tượng nên làm xét nghiệm viêm gan A

Bệnh viêm gan A là căn bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Do đó, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám chẩn đoán bệnh nếu nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Hoặc các đối tượng nhằm trong các trường hợp dễ có nguy cơ mắc viêm gan A cần tiến hành hành xét nghiệm kiểm tra chức năng gan như:

  • Người có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm gan A;
  • Đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A;
  • Người thường xuyên chăm sóc hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhưng chưa tiêm phòng vắc xin;
  • Người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao, đặc biệt là trẻ em – đối tượng dễ bị lây nhiễm hơn người lớn;
  • Dùng chung một số vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm gan A như: bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, dao cạo râu, kim tiêm,…;
  • Sử dụng nguồn nước hay thức ăn vệ sinh kém, bẩn.

Xem thêm: Tiêm Phòng Viêm Gan A Khi Nào? Ở Đâu? Bảng Giá Mới

Xét nghiệm viêm gan A bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm viêm gan A dao động trong khoảng 100.000 – 250.000 đồng/ lần. Tuy nhiên, đây không phải là mức giá niêm yết của bệnh viện công lập hay phòng khám tư nhân nào. Mức giá xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế khác nhau. Do đó, để biết được thông tin chính xác về chi phí xét nghiệm cụ thể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị dự định thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ.

xét ngiệm viêm gan A bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm viêm gan A dao động từ 100.000 – 250.000 đồng/ lần

Xét nghiệm viêm gan A cần lưu ý những vấn đề gì?

Để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm viêm gan A, bạn cần ghi nhớ đến một số vấn đề sau:

  • Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia hay các đồ uống có cồn trước giờ xét nghiệm ít nhất 48 giờ đồng hồ;
  • Nên nhịn ăn ít nhất 4 – 6 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm
  • Tạm ngưng việc sử dụng một số loại thuốc đang sử dụng
  • Bạn nên làm xét nghiệm viêm gan A vào buổi sáng sớm
một số lưu ý khi xét nghiệm viêm gan A
Cần nhịn ăn ít nhất 4 – 6 giờ đồng hồ trước giờ xét nghiệm viêm gan A

Gợi ý địa chỉ xét nghiệm viêm gan A uy tín

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan A là một trong những xét nghiệm phát hiện bệnh phổ biến. Dưới đây là một số gợi ý, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cơ sở y tế sao cho phù hợp với vị trí địa lý và nhu cầu khám chữa bệnh cá nhân.

Tại Hà Nội

1. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (bên trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai)
  • Số điện thoại: (024) 3576 3491
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h30 – 12h00 và 13h00 – 16h00); thứ bảy và chủ nhật chỉ khám dịch vụ theo khung giờ trên

2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Bệnh lây qua đường máu – Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 069 555 283 – 069 572 400
  • Thời gian làm việc: Khám thường từ thứ hai đến thứ sáu (6h30 – 17h00); khám theo yêu cầu từ thứ hai đến thứ bảy (từ 6h30 – 17h00)

3. Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3868 9963
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h30 – 12h00)

4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3835 555 – 1900 558 896
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h30 – 20h00

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nghiên cứu và điều trị viêm gan

  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3855 4137
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h00 – 11h00 và 13h00 – 16h00); thứ bảy (7h00 – 11h00)

2. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng khám Viêm gan

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3855 4269
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (6h30 – 11h30 và 13h00 – 16h30); thứ bảy (6h30 – 11h30)

3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3923 8704 – (028) 3923 5804
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h00 – 11h30 và 13h00 – 16h00); thứ bảy và chủ nhật (7h30 – 11h30)

4. Bệnh viện Bình Dân – Phòng khám chuyên khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy

  • Địa chỉ: Số 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3839 4747
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (6h30 – 11h30 và 13h00 – 16h00); khám ngoài giờ từ thứ hai đến thứ sáu (16h00 – 18h00); khám ngoài giờ thứ bảy và chủ nhật (7h00 – 11h30)
địa chỉ xét nghiệm viêm gan A uy tín
Bệnh viện Bình Dân là địa chỉ chẩn đoán xét nghiệm viêm gan A uy tín tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Tuy không phải là bệnh lý gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nhưng bạn không được quá chủ quan với sức khỏe của bạn thân. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng hay nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm gan A, bạn cần nhanh chóng tìm đến một số cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú? Có lây không?

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú như nhiều bà mẹ khác hay không? Việc này có...

Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất? A, B, C, D..?

Theo Y học, có 5 loại viêm gan siêu vi nguy hiểm và xảy ra phổ biến. Bao gồm viêm...

Chỉ số GGT trong máu là gì? Nguy cơ & cách xét nghiệm

Xét nghiệm GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những xét nghiệm chức năng gan quan trọng. Xét nghiệm này...

Chích Ngừa Viêm Gan B Đầy Đủ Rồi Có Bị Lây Không?

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ rồi có bị lây không? là vấn đề thắc mắc chung của nhiều...

Bảng Giá Chích Ngừa Viêm Gan B Mới Nhất (Cập Nhật)

Chích ngừa viêm gan B là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể bạn trước sự tấn công...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *