Chồng Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Vợ Không Và Ngược Lại?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không hoặc ngược lại là một trong những mối băn khoăn hàng đầu của các bệnh nhân khi mắc phải bệnh lý này. Bởi lẽ, đây là một căn bệnh truyền nhiễm và hiện đang ghi nhận số lượng người mắc bệnh đáng báo động ở nước ta. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn đe dọa đến chất lượng cuộc sống của con người.

Những ai dễ mắc phải viêm gan B

Một trong những bệnh lý đe dọa đến chức năng gan và sức khỏe tổng thể của người bệnh nguy hiểm nhất không thể không kể đến viêm gan B. Theo các thống kê cho rằng, tỷ lệ người mắc phải bệnh này đang ở mức báo động chung không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nó rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này như do nghiện rượu, nhiễm độc tố hoặc mắc các bệnh khác (suy thận, tiểu đường, HIV),…

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không
Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, nhân viên y tế, cảnh sát, lính cứu hỏa,… là những đối tượng dễ mắc phải viêm gan B.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu chính là do sự truyền nhiễm virus viêm gan B (hepatitis B) từ người bệnh sang người lành. Nếu bị lây nhiễm virus này sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Theo đó, người bệnh có thể chỉ nhiễm bệnh trong 6 tuần là khỏi hẳn, các triệu chứng thường rất nhẹ hoặc hoàn toàn không có. Trường hợp còn lại, bệnh sẽ phát triển mãn tính làm đe dọa trầm trọng đến sức khỏe.

Theo thống kê sơ bộ, trên thế giới có khoảng 257 triệu người đang sống chung với bệnh lý này. Và theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, viêm gan B có thể truyền nhiễm đến bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ sơ sinh. Một trong những đối tượng có nguy cơ cao có thể kể đến như:

  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng và với người bị nhiễm viêm gan B
  • Sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật không được sát khuẩn tuyệt đối
  • Nhân viên y tế, cảnh sát, lính cứu hỏa
  • Người bị tiểu đường
  • Phạm nhân trong lao tù
  • Người sống chung với bệnh nhân nhiễm viêm gan B
  • Người chạy thận nhân tạo
  • Người đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch

Viêm gan B nếu không được điều trị và có phương pháp khắc phục kịp thời thì có thể dễ dẫn đến mức độ nặng hơn là viêm gan B mãn tính. Tình trạng này còn phụ thuộc vào độ tuổi của người nhiễm bệnh, đối với những người trưởng thành, sau khi bị nhiễm bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh nguy cơ dẫn đến tình trạng mãn tính là rất cao chiếm đến 90%.

Xem thêmVirus Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? – Cảnh báo từ bác sĩ

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và ngược lại?

Đối với những cặp vợ chồng, nếu vợ hoặc chồng mắc phải viêm gan B thì câu hỏi cho trường hợp này chính là bệnh có thể truyền nhiễm cho người còn lại hay không. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, viêm gan B có khả năng lây truyền thông qua đường máu, tinh dịch cũng như các dịch tiết khác trên cơ thể. Chính vì vậy khả năng lây nhiễm trong trường hợp này là có thể xảy ra nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không
Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây cho người vợ là rất cao nếu chưa được tiêm ngừa đầy đủ.

Đồng thời, vợ hoặc chồng còn có thể bị lây nhiễm qua việc dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng. Trong một số trường hợp người vợ có vết thương hở và bản thân tiếp xúc với máu người chồng (bị nhiễm viêm gan B) thì cũng có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, nếu bạn đã được tiêm phòng vắc xin viêm gan B và khả năng kháng thể đã hình thành đủ để bảo vệ, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh thì khả năng lây nhiễm ở mức rất thấp.

Ngược lại, trong trường hợp người vợ hoặc chồng chưa tiêm phòng đầy đủ và không có các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục thì có thể để xảy ra tình trạng lây nhiễm. Việc bạn cần làm chính là kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh từ đó hạn chế ức chế lây nhiễm cho người bạn đời và cả những người khác.

Bạn cần biết: Người Lành Mang Virus Viêm Gan B Có Cần Trị?

Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ

Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây cho người vợ là rất cao. Vì thế, cả hai đều phải có những biện pháp phòng ngừa phù hợp để hạn chế tình trạng lây nhiễm, nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, cụ thể bạn nên tuân thủ một số các biện pháp sau đây:

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không
Tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan B là việc làm được khuyến cáo hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả.
  • Thực hiện tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan B là việc làm được khuyến cáo hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồng thời cần đảm bảo được xét nghiệm đầy đủ trước khi tiêm ngừa để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Virus viêm gan B có thể lây qua đường máu do dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,… Các vật dụng này có thể dính máu của người bệnh và có khả năng xâm nhập vào cơ thể của người còn lại. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các vật dụng cá nhân chung để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm tốt hơn.
  • Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cũng là một trong những biện pháp giúp phòng tránh lây nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó, vợ hoặc chồng đang bị nhiễm bệnh cũng nên tiến hành điều trị chuyên khoa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm ở mức thấp nhất.
  • Người mắc bệnh cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh và nên giữ cho tinh thần lạc quan thoải mái trong quá trình điều trị. Vì điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống nghỉ ngơi một cách hợp lý, nếu làm việc quá sức sẽ khiến cho cơ thể bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Một thói quen ăn uống khoa học hạn chế các loại đồ uống có cồn, tăng cường các loại thức ăn như rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3 chính là một trong những những biện pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh chống chọi lại với virus gây bệnh.
  • Đã có rất nhiều trường hợp phát hiện viêm gan B khi thăm khám sức khỏe định kỳ, do đó bạn nên thực hiện việc này theo khuyến cáo của  Bộ Y Tế vào 6 tháng 1 lần. Việc này sẽ giúp bạn kiểm tra được được tình trạng sức khỏe cũng như có thể tiếp nhận phác đồ điều trị kịp thời.
  • Nếu phát hiện người chồng bị viêm gan B và người vợ đã có tiếp xúc với máu hoặc dịch tiếp gây truyền nhiễm bệnh. Lúc này bạn cần được điều trị dự phòng để bảo vệ cơ thể chống tránh khỏi sự tấn công của virus. Người vợ có thể sẽ được tiêm loại vắc xin ngăn ngừa viêm gan B từ 7 đến 14 ngày .

Bài viết giải đáp thắc mắc về “Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và ngược lại?” Hi vọng đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Viêm gan B được xem là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa và tiêm vắc xin đầy đủ để càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Gan Là Gì? Cấp Tính – Mãn Tính? Thông Tin Cần Biết

Viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương, đặc trưng là sự biểu hiện của những tế bào mô...

Viêm gan E là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm gan E là bệnh gan xảy ra do sự xâm nhập và tác động của Hepatitis E virus (HEV)....

Nhận Biết Biểu Hiện Của Bệnh Viêm Gan B Giai Đoạn Đầu

Biểu hiện của bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường kéo dài trong vài tuần và rất dễ bị...

Bệnh Viêm Gan B Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?

Viêm gan B có tự khỏi không là một trong những mối bận tâm lớn của nhiều người. Theo đó,...

Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Bị viêm gan B mạn tính sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong giai...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. LanLan says: Trả lời

    Bác sĩ cho e hỏi, e xn lại lượng kháng thể sau khi tiêm vacxin là 150 thì đó đủ phòng bệnh viêm gan b nếu kêt hôn voi người bị viem gan b, có cần tiêm nhắc lại ko. E tiêm cách đây hơn 10 năm.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *