Bệnh Viêm Gan A

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Nội – Tiêu hóaPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh viêm gan A là tình trạng chức năng gan bị suy giảm do virus viêm gan A tấn công làm tổn thương các tế bào biểu mô gan. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua con đường ăn uống, sinh hoạt, tình dục. Nếu không được can thiệp đúng cách, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan, viêm gan tối cấp.

Tổng quan bệnh học

Viêm gan A (Hepatitis A) là một trong những dạng viêm gan rất phổ biến hiện nay, bệnh có khả năng lây lan nhanh, do một loại virus có tên là Hepatitis A virus gây ra. Virus viêm gan A thuộc loại virus trần không có bao ngoài, rất nhỏ, có hình dạng là hình cầu hoặc hình khối đa diện, đường kính khoảng 27nm, theo cấu trúc ARN là một một sợi đơn Nucleotit. Loài virus này thuộc nhóm Piconavirus và thuộc họ Picornaviridae.

Bệnh viêm gan A thường có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa chẳng hạn như thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người đang mang loại virus này. Khác với các bệnh viêm gan khác thường trải qua giai đoạn cấp tính đến mạn tính. Nhưng đối với viêm gan A không có giai đoạn mạn tính và không gây tổn thương nặng nề tới lá gan.

Bệnh viêm gan A
Viêm gan A là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, thường lây qua đường tiêu hóa

Theo số liệu thống kê tại bệnh viện lớn, bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A chiếm khoảng 30 - 50% tổng số bệnh nhân mắc chứng viêm gan cấp. Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng bệnh này ngày càng tăng cao do môi trường ngày càng ô nhiễm, con người có nhiều thói quen xấu trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, khi virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể gây bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng trung bình là 30 ngày. Đặc trưng của bệnh là hơi sốt nhẹ, đau cơ, chán ăn, ăn không ngon miệng, vàng da, nước tiểu có màu sậm, phân có màu bạc, lỏng hơn bình thường...Những trường hợp bệnh nhẹ nếu điều trị đúng cách có thể tự lành bệnh, không tiến triển nặng hoặc mạn tính. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp tử vong do căn bệnh này, nhưng rất hiếm.

Phân loại bệnh

Không giống như các loại viêm gan khác sẽ có hai giai đoạn tiến triển bệnh đó là cấp tính và mạn tính. Mà bệnh viêm gan A thường có triệu chứng không kéo dài quá 6 tháng nên không tiến triển đến mức độ mạn tính. Bệnh chỉ được phân thành hai loại đó là viêm gan A cấp tính và viêm gan A tái phát.

  • Viêm gan A cấp tính: Trường hợp này được hiểu đơn giản là bệnh xuất hiện một cách đột ngột, các triệu chứng có thể tự khỏi và không kéo dài nửa năm. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm virus, lạm dụng thuốc Tây, rượu bia, đồ uống có cồn, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc trực tiếp với dịch chất lỏng hoặc máu của người bệnh.
  • Viêm gan A tái phát: Tức là khi mắc bệnh viêm gan A đã được điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày không biết cách phòng ngừa, ăn uống và tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh thì nguy cơ tái nhiễm bệnh là rất cao. Khi thấy dấu hiệu tái phát bệnh, người bệnh cần thăm khám ngay, vì hầu hết những trường hợp tái nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn đợt đầu khởi phát.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm gan A là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Dưới đây là một số nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ khiến bệnh sớm khởi phát, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, cụ thể:

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A
Hepatitis A virus là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra căn bệnh viêm gan A

  • Nhiễm virus: Như đã nói, viêm gan A có nguy cơ lây nhiễm cao, những con đường lây nhiễm bệnh được kể đến như máu, thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Chẳng hạn như quan hệ tình dục không lành mạnh, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn chung thức ăn với người bệnh; Ăn uống các thực phẩm chưa được nấu chín, đun sôi có chứa virus viêm gan A.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Một số trường hợp không may mắc các chứng bệnh như cúm gan, sốt rét, Spirochete thường có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn cao nên dễ khởi phát bệnh viêm gan A.
  • Uống nhiều rượu bia: Như chúng ta đã biết, rượu bia đều là những chất có cồn không tốt cho sức khỏe. Thường xuyên tiếp nhận những đồ uống này sẽ khiến cho lá gan bị tổn thương, gây sưng, có nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh về gan trong đó có viêm gan A.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc quá lạm dụng thuốc Tây y điều trị bệnh hoặc uống nhầm liều lượng thuốc cũng có thể khiến cho chức năng gan bị tác động. Lâu dần các tế bào gan bị nhiễm độc và hoại tử gây nên các chứng bệnh về gan nguy hiểm.

Viêm gan A là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, cụ thể:

  • Trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm gan A.
  • Quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Những người sống ở gần ao hồ, môi trường bị ô nhiễm.
  • Người sử dụng ma túy thường xuyên dùng kim tiêm chích.
  • Trường hợp đi du lịch ở những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan A cao.

Triệu chứng và Chẩn đoán

Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng bệnh viêm gan A thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 6 tháng, cho đến khi virus được loại bỏ, không còn tồn tại trong cơ thể. Khi mới khởi phát các triệu chứng thường không rõ ràng, cho đến khi nhận biết được thì virus đã xâm nhập, tồn tại và gây bệnh đã được vài tuần.

Triệu chứng viêm gan A
Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da là những triệu chứng điển hình của căn bệnh viêm gan A

Những triệu chứng cơ bản của bệnh viêm gan A bao gồm:

  • Cơ thể bị sốt nhẹ, kèm theo đó là cảm giác đau các cơ, mệt mỏi.
  • Chán ăn, không muốn ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Ngứa ngáy ngoài da, vàng da, vàng mắt trông thấy rõ rệt.
  • Đau tức ở vùng bụng, cụ thể là phần hạ sườn bên phải, đau mạnh hơn khi dùng tay ấn vào.
  • Có cảm giác khó chịu, buồn nôn và nôn.
  • Phân có màu bạc hoặc xám và thường lỏng hơn so với thường ngày.
  • Nước tiểu đổi màu, cụ thể là có màu sậm hơn bình thường.

Tuy không phải 100% trường hợp mắc bệnh viêm gan A đều sẽ hội tụ đủ những triệu chứng nói trên. Tuy nhiên, khi thấy cơ thể có những bất thường kể trên hoặc đã từng tiếp xúc với người bệnh viêm gan A thì không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm.

Chẩn đoán viêm gan A
Phương pháp sinh thiết gan giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Để đưa ra chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp cơ bản sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những đặc điểm và triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán. Một số dấu hiệu điển hình nghi ngờ bệnh như đau tức vùng gan, vùng bụng, gan to, nước tiểu sẫm màu, phân lỏng, thay đổi màu sắc.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Để có được kết quả chính xác nhất, bác sĩ cần dựa vào các loại máy móc thiết bị hiện đại, thông qua các xét nghiệm như kiểm tra men gan, lượng Bilirubin trong máu, chẩn đoán căn nguyên, sinh thiết gan.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm gan A là căn bệnh cấp tính, thường sẽ tự khỏi, không tiến triển nặng thành mạn tính. Nhưng trong một số trường hợp kết hợp với các yếu tố khác trong cơ thể có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Biến chứng bệnh viêm gan A
Tuy hiếm gặp, nhưng viêm gan A có thể khiến người bệnh gặp biến chứng suy gan nguy hiểm

  • Suy gan: Nếu xảy ra trường hợp suy gan thì những người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, mắc các bệnh lý liên quan về gan sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
  • Viêm tụy cấp: Một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm gan A đó chính là người bệnh có nguy cơ mắc viêm tụy cấp. Tuy hiếm gặp nhưng mức độ nghiêm trọng cao, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Hội chứng Guillain - Barre: Biến chứng này được hiểu là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng tự tấn công các dây thần kinh từ đó gây yếu cơ và hệ thống thần kinh bị rối loạn.

Theo ghi nhận, hầu như các trường hợp mắc bệnh viêm gan A thường có khả năng tự hồi phục sau một thời gian điều trị bệnh. Tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hay chậm, nhưng thường dao động trong khoảng 2 đến 6 tháng. Đừng vì suy nghĩ bệnh sẽ tự khỏi mà người bệnh chủ quan gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Điều trị

Cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp cụ thể điều trị đối với căn bệnh viêm gan A. Thông thường, dựa vào sức đề kháng và kháng thể của bệnh nhân mà các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau một thời gian. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan A chủ yếu giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng trở nặng, cụ thể:

Chế độ ăn uống khoa học:

  • Người bệnh viêm gan A cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm chữa nhiều Protein, Calo, chất đạm, hoa quả tươi và rau xanh.
  • Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho gan như đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đường nhân tạo, đồ ăn nhiều muối, thịt đỏ.
  • Nên kiêng các loại thức uống có cồn, chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá. Thay vào đó nên uống đủ nước để giúp gan đào thải chất độc.
  • Người bệnh viêm gan A nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực và khiến gan hoạt động quá nhiều.

Điều trị viêm gan A
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp tình trạng bệnh sớm được đẩy lùi

Chế độ sinh hoạt đúng cách:

  • Trong quá trình điều trị bệnh viêm gan A, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý để sớm lấy lại sức và cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
  • Tránh làm việc nặng hoặc thường xuyên làm việc quá sức.
  • Nên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.

Trường hợp bệnh nặng đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn nhiều, các bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc chống nôn phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

Phòng ngừa

Theo nghiên cứu, tác nhân gây bệnh viêm gan A là Hepatitis A virus thường trú ngụ trong phân, mồ hôi, nước bọt, nước tiểu của người bệnh. Đồng thời loại virus này thường xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được.

Phòng ngừa viêm gan A
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa và hạn chế mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh viêm gan A, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

  • Giữ gìn môi trường sống luôn xanh, sạch, đẹp, tránh tạo cơ hội cho các loại ruồi muỗi cư trú và sinh sản.
  • Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong cần rửa tay bằng xà phòng hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường ngoài cần khử khuẩn tay bằng cồn.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại gỏi sống làm từ hải sản và rau xanh.
  • Xung quanh khu vực sinh sống cần có hệ thống xử lý rác thải, nước thải.
  • Cần sử dụng nguồn nước sạch, tránh nguồn nước bị ô nhiễm vì vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.
  • Khuôn viên trường học, lớp học, khu vui chơi giành cho trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khử khuẩn thường xuyên.
  • Tiêm phòng vacxin viêm gan A đầy đủ, đặc biệt là trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng hoặc các vật dụng cá nhân với những người đang mắc bệnh viêm gan A trong gia đình.
  • Tuyệt đối không được quan hệ với người đang trong tình trạng nhiễm Hepatitis A virus.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường về gan, đặc biệt là những người từng có tiền sử mắc bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan.
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, đạm. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, giảm lượng dầu mỡ động vật.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống có ga, chất kích thích như nước ngọt, rượu bia.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không? Mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào?

2. Bệnh viêm gan A có lây nhiễm không? Nếu lây nhiễm sẽ truyền qua đường nào? Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh?

3. Có thể kiểm tra và phát hiện tình trạng bệnh bằng cách nào? Những phương pháp chẩn đoán này có nói lên được mức độ nặng nhẹ của bệnh?

4. Căn bệnh viêm gan A thường được điều trị như thế nào? Mất bao lâu thời gian thì mới khống chế và cải thiện được các triệu chứng?

5. Căn bệnh này có khả năng điều trị triệt để không? Chi phí điều trị có cao không? Cụ thể là bao nhiêu?

6. Người bệnh viêm gan A nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho bệnh, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

7. Sau khi điều trị khỏi bệnh có khả năng tái phát bệnh hay không? Có cần tái khám bệnh không?

Viêm gan A là một trong những tổn thương gan khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác giới tính. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh không mang tính nghiêm trọng, nhưng nếu thấy có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh hoặc đã từng tiếp xúc với người bệnh viêm gan A thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay.