Các xét nghiệm chức năng thận cần làm để phát hiện bệnh
Các xét nghiệm chức năng thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, kiểm soát tình trạng sức khỏe của thận và cơ thể. Bởi nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tổng quan về xét nghiệm chức năng thận
Cấu tạo cơ thể của mỗi người gồm hai quả thận có kích thước gần bằng với nắm tay người được xác định nằm ở hai bên cột sống, ở phía sau bụng và bên dưới lồng xương sườn. Thận là một trong số những cơ quan đóng vai trò rất quan trọng. Bởi cơ quan này hỗ trợ tốt trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Nhất là khi thận thực hiện lọc chất thải và những tác nhân gây hại từ máu, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu.
Bên cạnh đó một trong những công việc quan trọng của thận còn là kiểm soát lượng nước và những khoáng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra chúng còn đóng góp trong việc sản xuất ra những dưỡng chất thiết yếu như: Hormone điều hòa huyết áp, vitamin D và hồng cầu.
Chính vì những chức năng quan trọng trên nên khi nghi ngờ thận của bạn đang bị suy yếu hoặc không thể hoạt động, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các xét nghiệm chức năng thận. Xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân thận gặp vấn đề.
Ngoài ra khi nhận thấy các tình trạng sức khỏe khác có khả năng gây hại cho thận như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm chức năng thận.
Triệu chứng của các vấn đề về thận
Khi thận có vấn đề bạn sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Huyết áp cao
- Có máu lẫn vào nước tiểu (tiểu ra máu)
- Khó tiểu
- Tiểu đau
- Thường xuyên đi tiểu hoặc có cảm giác mắc tiểu
- Sưng tay, sưng chân do tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng ở trên không có nghĩa thận của bạn đang gặp nguy hiểm hoặc có chuyện gì đó sắp xảy ra. Tuy nhiên nếu tất cả những triệu chứng xuất hiện một cách đồng thời đồng nghĩa với việc thận của bạn đang gặp nguy hiểm và chúng không thể hoạt động một cách bình thường. Khi đó, quá trình xét nghiệm chức năng thận có thể giúp bạn tìm ra vấn đề.
→Xem thêm: Đau lưng có phải dấu hiệu của bệnh thận không?
Các loại xét nghiệm chức năng thận
Để có thể kiểm tra chính xác chức năng của thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bộ xét nghiệm để ước tính mức độ lọc cầu thận của bạn hay còn gọi là GFR. Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nhận ra rằng thận của bạn có đang đào thải những chất thải ra bên ngoài cơ thể hay không. Đồng thời biết được chúng đào thải nhanh hay chậm, thực hiện trong bao lâu.
Các loại xét nghiệm chức năng thận bao gồm:
1. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm sàng lọc nước tiểu có thể xác định được sự hiện diện của máu và protein có trong nước tiểu. Protein xuất hiện trong nước tiểu của bạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này có nghĩa không phải tất cả sự xuất hiện của protein có trong nước tiểu đều có liên quan đến bệnh tật. Việc bạn thường xuyên vận động hoặc tập luyện thể chất mạnh và tình trạng nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi đó bác sĩ sẽ lặp lại xét nghiệm trong vài tuần tới để xem kết quả có tương tự không.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp một mẫu thu nhập nước tiểu 24 giờ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xét nghiệm và quan sát Creatinine (một sản phẩm phân hủy của mô cơ) được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh như thế nào.
2. Xét nghiệm Creatinine huyết thanh
Xét nghiệm Creatinine huyết thanh sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu sản phẩm phân hủy của mô cơ Creatinine có xuất hiện trong máu của bạn hay không. Bởi thận có vai trò lọc Creatinine từ máu. Mức độ cao của sản phẩm phân hủy mô cơ này sẽ giúp bác sĩ tìm ra mọi vấn đề về thận.
Theo nghiêng cứu của Tổ chức Thận Quốc gia (NKF), đối với phụ nữ có mức độ Creatinine cao hơn 1,2 miligam / deciliter (mg / dL) và 1,4 mg / dL đối với nam giới chứng minh thận đang gặp vấn đề.
3. Xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN)
Quá trình xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN) sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sản phẩm chất thải có trong máu của bạn. Đồng thời đo lường lượng nitơ có trong máu. Nitơ urê còn được gọi là một sản phẩm phân hủy của protein.
Tuy nhiên không phải tất cả xét nghiệm Nitơ urê máu tăng cao đều liên quan đến sự tổn thương của thận. Bởi việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc aspirin liều cao hoặc những loại thuốc thông thường khác đều có khả năng làm tăng Nitơ urê máu. Chính vì thế bạn cần trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc hoặc những chất bổ sung mà bạn thường xuyên sử dụng. Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc và chất bổ sung trong vài ngày trước khi xét nghiệm.
Từ 7 đến 20 mg / dL là mức độ Nitơ urê máu bình thường. Trong trường hợp lượng BUN cao hơn có nghĩa bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe không chỉ riêng thận.
4. Ước tính GFR
Xét nghiệm GFR cho phép bác sĩ ước tính cẩn thận quá trình lọc chất thải của thận tốt như thế nào. Quá trình thử nghiệm này sẽ được xác định rõ ràng bằng cách thông qua những yếu tố sau đây:
- Cân nặng
- Chiều cao
- Giới tính
- Tuổi tác
- Sắc tộc
- Kết quả xét nghiệm Creatinine và một số xét nghiệm khác.
Bất cứ xét nghiệm nào có kết quả trên 60 ml / phút / 1,73m² đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận và những bệnh lý liên quan.
→Tham khảo thêm: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? có gây biến chứng gì không?
Làm thế nào để các xét nghiệm chức năng thận được thực hiện
Quá trình xét nghiệm chức năng thận thường yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm máu và mẫu xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.
1. Mẫu máu
Xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN) và xét nghiệm huyết thanh Creatinine sẽ cần lấy mẫu máu trong phòng bác sĩ hoặc trong phòng thí nghiệm.
Trước khi rút máu, y tá hoặc các kỹ thuật viên sẽ tiến hành buộc một dải thun quanh cánh tay trên của bạn. Điều này sẽ giúp kích thích các tĩnh mạch nổi bật lên. Sau đó họ sẽ làm sạch khu vực trên tĩnh mạch, đồng thời trượt một cây kim rỗng qua lớp da của bạn để tiếp xúc sâu vào tĩnh mạch. Khi đó máu sẽ chảy ngược vào ống nghiệm và ống nghiệm này sẽ được gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.
Trong thời gian lấy mẫu máu, bạn sẽ có cảm giác hơi đau hoặc chích nhọn khi kim đâm vào cánh tay của bạn. Sau khi lấy máu, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ đặt một miếng băng gạc lên vị trí da bị thủng để cầm máu. Vài giờ sau xung quanh khu vực này có thể xuất hiện một vết bầm. Tuy nhiên bạn sẽ không có cảm giác đau dữ dội hoặc đau lâu dài.
2. Mẫu nước tiểu 24 giờ
Mẫu nước tiểu 24 giờ được sử dụng để thử nghiệm độ thanh thải creatinin. Điều này giúp các bác sĩ xác định cơ thể của bạn có khả năng đào thải bao nhiêu creatinine trong một ngày. Do đó vào ngày bạn có lịch hẹn lấy mẫu nước tiểu 24 giờ, bạn hãy vào nhà vệ sinh và đi tiểu như bình thường sau khi thức dạy vào buổi sáng.
Phần nước tiểu còn lại của ngày và đêm, hãy đựng chúng trong một chiếc hộp đặc biệt do bác sĩ cung cấp. Sau đó bạn đậy kín nắp và bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh trong suốt quá trình thu thập. Hãy chắc chắn rằng bạn đã dán nhãn dán rõ ràng giúp những thành viên khác trong gia đình có thể phân biệt. Đồng thời bạn nên nói với họ tại sao nó có trong tủ lạnh.
Vào buổi sáng của ngày thứ hai, bạn nên đi tiểu và đựng nước tiểu trong chiếc hộp khi bạn vừa thức dậy. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành quá trình thu thập mẫu nước tiểu 24 giờ. Tiếp đến bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách gửi mẫu xét nghiệm về phòng thí nghiệm hoặc văn phòng của bác sĩ.
Điều trị sớm bệnh thận
Trong trường hợp các xét nghiệm cho thấy thận của bạn có vấn đề, bác sĩ chuyên khoa sẽ tập trung vào điều trị tình trạng cơ bản cho bạn. Khi đó các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một đơn thuốc bao gồm những loại thuốc có khả năng kiểm soát huyết áp nếu các xét nghiệm cho thấy bạn bị tăng huyết áp dẫn đến suy thận. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thường ngày của mình.
Trong trường hợp bạn được chẩn đoán suy thận do bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám nội tiết cùng với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ nội tiết là những người chuyên về điều trị các bệnh chuyển hóa nên có thể giúp điều trị và đảm bảo rằng bạn sẽ kiểm soát đường huyết của mình tốt nhất có thể.
Nếu các xét nghiệm chức năng thận cho thấy việc thận gặp vấn đề là do những nguyên nhân khác như: Sỏi thận, rối loạn do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh… Khi đó bác sĩ sẽ đề ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp bạn kiểm soát tốt những rối loạn đó.
Khi kết quả xét nghiệm chức năng thận cho thấy thận của bạn có những dấu hiệu bất thường, bạn cần thường xuyên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm liên tiếp trong vài tháng tới. Điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại.
Xét nghiệm chức năng thận hết bao nhiêu tiền?
Phi phí xét nghiệm chức năng thận còn phụ thuộc vào bảng giá niêm yết của các cơ sở y tế, dịch vụ, kỹ thuật xét nghiệm, chất lượng và các loại xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện.
Bảng giá xét nghiệm chức năng thận cập nhật tại Bệnh viện MEDLATIC bao gồm:
Dịch vụ | Chi phí (VNĐ) |
Xét nghiệm nước tiểu | 35.000 |
Xét nghiệm Creatinine huyết thanh | 35.000 |
Xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN) | 100.000 |
Việc thực hiện các xét nghiệm chức năng thận vô cùng quan trọng. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường liên quan đến thận và chức năng đào thải của thận, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn thực hiện xét nghiệm kiểm tra thận một cách cẩn thận. Đồng thời ra hướng điều trị thích hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe ở hiện tại của bạn.
Các xét nghiệm chức năng thận trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết
- Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!