Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân – triệu chứng – điều trị

Hoại tử ống thận cấp là thuật ngữ đề cập đến tổn thương tại các cấu trúc hình ống trong thận. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể và các triệu chứng lâm sàng để chỉ định phương pháp khắc phục tình trạng này.

hoại tử ống thận cấp
Hoại tử ống thận cấp là tình trạng các ống nhỏ trong thận bị tổn thương và hư hại

Hoại tử ống thận cấp là gì ?

Bên trong thận bao gồm nhiều cấu trúc hình ống nhỏ có vai trò loại bỏ muối, chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu. Hoại tử ống cấp tính là tình trạng các ống nhỏ này bị tổn thương và phá hủy.

1. Triệu chứng

Các triệu chứng của hoại tử ống thận cấp thường gặp:

  • Cảm thấy buồn ngủ mọi lúc
  • Kiệt sức và mệt mỏi
  • Mất nước
  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Đi tiểu rất ít
  • Nước tiểu bị giữ lại khiến cơ thể sưng và phù nề
  • Nhầm lẫn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hoại tử ống thận cấp là do thiếu oxy ở các tế bào thận. Điều này có thể do mao mạch bị tắc nghẽn khiến máu không thể tuần hoàn đến cơ quan này. Tình trạng xuất hiện chủ yếu ở những người có huyết áp thấp, mất nước và nhiễm khuẩn nặng.

Ngoài ra, hoại tử ống thận cấp cũng có thể do thận nhiễm các chất độc từ máu và cơ thể. Chất độc gây hoại tử ống thận bao gồm chất độc nội sinh và ngoại sinh.

3. Yếu tố rủi ro

Các yếu tố rủi ro gây hoại tử ống thận cấp:

  • Chấn thương ở thận: Chấn thương có thể hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn các mạch máu tại thận. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử ống thận cấp.
  • Do truyền máu: Khi truyền máu, cơ thể có thể không thu nạp và có xu hướng phá hủy các tế bào máu được truyền. Hiện tượng này khiến thận không có đủ máu và gây tổn thương các ống dẫn tại cơ quan này.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng huyết có thể làm giảm huyết áp đột ngột và làm chậm quá trình lưu thông đến thận. Tình trạng này rất nguy hiểm – nhất là khi bạn có tiền sử huyết áp thấp.
  • Phẫu thuật: Một cuộc phẫu thuật lớn có thể khiến cơ thể mất đi một lượng máu đáng kể. Hơn nữa, can thiệp ngoại khoa có thể gây biến chứng lên mạch máu, khiến máu không thể vận chuyển đến một số cơ quan. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ hoại tử ống thận cấp ở những người thực hiện phẫu thuật.
  • Tiểu đường: Hoại tử ống thận cấp có thể là biến chứng do tiểu đường.
hoại tử ống thận cấp
Hoại tử ống thận cấp có thể là biến chứng do bệnh tiểu đường
  • Bệnh Gout: Bệnh Gout hình thành khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao vượt mức. Axit uric tăng cao khiến thận phải hoạt động liên tục để bài tiết. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương lên thận và làm phát sinh những vấn đề xấu.
  • Các loại thuốc: Việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây áp lực lên thận và làm tổn thương cơ quan này. Các loại thuốc có thể gây hoại tử ống thận cấp, bao gồm: Thuốc nhuộm được sử dụng trong xét nghiệm X-quang, kháng sinh nhóm aminoglycoside, amphotericin,…

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận, hạ kali huyết, tuổi tác cao,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ hoại tử ống thận cấp.

Chẩn đoán hoại tử ống thận cấp

Nếu nghi ngờ bạn bị hoại tử ống thận cấp, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán hoại tử ống thận cấp. Qua phân tích mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ xác định được dấu hiệu nhiễm trùng và các chất độc ngoại sinh, nội sinh.
  • Sinh thiết: Từ mô thận, bác sĩ có thể kiểm tra chức năng và phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ quan này.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm đo nồng độ natri và creatinine trong máu.
  • CT: Hình ảnh cắt lớp từ CT cho phép bác sĩ quan sát được tình trạng cụ thể của các ống nhỏ bên trong thận.
  • Xét nghiệm natri, creatinine trong nước tiểu: Khi ống thận bị tổn thương, cơ quan này sẽ không đào thải được muối (natri) và khoáng chất dư thừa. Do đó hàm lượng natri và creatinine trong nước tiểu sẽ có xu hướng tăng cao.

Ngoài ra bác sĩ có thể đo trọng lượng và mức độ thẩm thấu của nước tiểu nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán hoại tử ống thận cấp.

Xem thêm: Đau lưng có phải dấu hiệu của bệnh thận không?

Điều trị hoại tử ống thận cấp

Mục tiêu của việc điều trị hoại tử ống thận cấp là ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Các phương pháp tập trung vào việc ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng và chất thải, đồng thời phục hồi các ống thận bị tổn thương.

Trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế uống nước để giảm lượng chất lỏng dư thừa. Sau đó bạn có thể được kê toa thuốc giảm chất lỏng và chất thải tích tụ bên trong thận. Đồng thời, bạn cần giảm lượng natri và kali trong chế độ ăn uống.

Nếu không điều chỉnh lượng, lượng chất lỏng và chất thải có thể ứ đọng và gây ra tình trạng sưng bất thường ở cánh tay, chân và bàn chân.

Trong trường hợp nồng độ kali tăng cao, bạn có thể được lọc máu tạm thời. Lọc máu giúp cân bằng chất lỏng và các thành phần điện giải trong cơ thể. Phương pháp này còn giúp kiểm soát chức năng thận và cải thiện các triệu chứng.

hoại tử ống thận cấp
Trong trường hợp không thể kiểm soát được chất thải tích tụ, bác sĩ có thể cân nhắc chạy thận cho bệnh nhân

Ngoài ra, chạy thận cũng có thể được cân nhắc nếu bạn gặp phải những vấn đề sau:

  • Tinh thần giảm
  • Tăng chất lỏng đến mức quá tải
  • Tăng kali cao
  • Bạn bị viêm màng ngoài tim
  • Thận bị tổn thương do các độc tố nguy hiểm
  • Không kiểm soát được sự tích tụ nitơ

Hoại tử ống thận cấp thường kéo dài trong vài ngày đến 6 tuần và có thể phục hồi nhanh chóng ở những người có sức khỏe và thể trạng tốt. Tuy nhiên nếu mắc một số bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa hoại tử ống thận cấp

Bạn có thể phòng ngừa hoại tử ống thận cấp với những biện pháp sau:

  • Truyền máu được ghép chéo để giảm nguy cơ phát sinh phản ứng không tương thích
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, rối loạn gan và các vấn đề về tim mạch
  • Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào
  • Uống nhiều nước sau khi sử dụng thuốc nhuộm khi chụp X-Quang

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm:

Có phải do thận yếu tiểu nhiều lần hay không?

Có phải do thận yếu nên đi tiểu nhiều lần không?

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nó không...

Suy thận cấp

Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng suy thận cấp người ta thường dựa vào tốc độ gia tăng nồng độ...

Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp phát hiện và điều trị chậm trễ, bệnh nhân...

Viêm ống kẽ thận cấp là gì?

Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Triệu chứng, cách điều trị

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý về thận có mức độ nguy hiểm cao. Người bệnh có thể...

Suy thận độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý để kiểm soát bệnh

Suy thận độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kiểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *