Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận có mối quan hệ tương quan, tác động lẫn nhau. Người mắc bệnh về thận có thể nhận thấy triệu chứng thông qua việc thay đổi huyết áp.

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là gì?

Mối liên quan giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra vấn đề về tim mạch và thận. Ngược lại, bệnh thận mạn cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thứ phát, độc lập với các nguyên nhân tim mạch khác.

Trường hợp người bị tăng huyết áp nhưng không kiểm soát về lâu dài sẽ để lại tổn thương trên diện rộng. Các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất là não bộ, tim mạch, thận, mắt,…Theo thống kê, tình trạng tăng huyết áp có mức độ ảnh hưởng lớn, tác động đến khoảng 30% dân số thế giới và 90% bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.

Tóm lại, mối quan hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn được hiểu là mối quan hệ có tính tương quan hai chiều. Tăng huyết áp sẽ khiến hệ thống động mạch của thận bị tổn thương làm cản trở quá trình lưu thông máu đến thận. Lâu dần, thận bị thiếu hụt dưỡng chất và oxy gây suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Đồng thời, theo chiều ngược lại thận sẽ phản ứng tiết ra những hormone giúp kiểm soát lượng muối và nước trong cơ thể. Nếu chúng bị dư thừa sẽ tác động dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Vòng tròn luẩn quẩn này sẽ gây ra không ít vấn đề cho cơ thể bệnh nhân. Nguy hiểm hơn có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, tăng huyết áp trong bệnh thận mạn vừa là nguyên nhân gây bệnh vừa là biến chứng mà bệnh nhân có thể phải đối mặt. Tuy nhiên, cả hai vấn đề là bệnh thận mạn và tăng huyết áp đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về tim mạch nguy hiểm cho người bệnh.

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có nguy hiểm không?

Tình trạng tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có thể gây các vấn đề sau:

  • Khiến mạch máu trong cơ thể tổn thương nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể, trong đó có thận.
  • Phá hủy bộ lọc cầu thận, gây tích tụ độc tố và dung dịch trong cơ thể, dẫn đến dư thừa nước trong mạch máu, gây tăng huyết áp và biến chứng tim mạch
  • Tổn thương thận, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát huyết áp.

Phương pháp theo dõi huyết áp trên người bệnh thận mạn và ngược lại

Người bệnh thận mạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất ổn. Đồng thời, người mắc bệnh cao huyết áp cũng cần theo dõi để tránh gặp biến chứng suy thận mạn. Cụ thể:

Theo dõi huyết áp cho người bệnh thận mạn

Đo huyết áp thường xuyên và đảm bảo thực hiện đúng phương pháp. Người bệnh có thể thực hiện kiểm tra tại nhà hoặc đến các phòng khám, cơ sở uy tín để đo huyết áp. Một số trường hợp, bệnh nhân phải theo dõi huyết áp thông qua holter huyết áp. Mức bình ổn huyết áp bao gồm:

  • Đo tại phòng khám nhỏ hơn 140/90 mmHg.
  • Đo tại nhà nhỏ hơn 135/85 mmHg.
  • Đo vào ban ngày nhỏ hơn 135/85 mmHg.
  • Đo vào ban đêm nhỏ hơn 120/70 mmHg.

    Phương pháp theo dõi huyết áp trên người bệnh thận mạn và ngược lại
    Ổn định huyết áp, phòng biến chứng bệnh thận mạn

Theo dõi bệnh thận mạn cho người bệnh cao huyết áp

Như đã đề cập, đối tượng cao huyết áp có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn. Do đó, người bệnh cần theo dõi định kỳ chức năng thận để phòng tránh các biến chứng. Đồng thời tầm soát albumin nước tiểu để nhận diện sớm dấu hiệu bệnh thận.

Trong đó, hiện tượng tiểu đạm là triệu chứng nhận diện tổn thương của thận rõ ràng nhất. Thông qua đó, bác sĩ có thể phân tầng nguy cơ, kết hợp đánh giá điều trị được hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh thận mạn do tăng huyết áp

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có thể gây ra các triệu chứng như choáng váng, mờ mắt, nước tiểu sẫm màu, có mùi bất thường,…Bệnh nhân nên thăm khám để xác định vấn đề và điều trị sớm. Mục tiêu của việc điều trị là giúp bệnh nhân ổn định huyết áp và ức chế quá trình phát triển của bệnh thận mạn.

Trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị biến chứng và chuẩn bị cho bước thay thế thận thông qua chạy thận, thẩm phân phúc mạc. Đồng thời, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhằm ổn định huyết áp.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp khi chưa được chỉ định. Do thuốc tân dược có thể gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng quá liều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tạo điều kiện cho bệnh thận mạn biến chứng nguy hiểm, đe dọa mạng sống của người bệnh.

Ngoài ra, để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chế độ ăn ít hơn 2g muối mỗi ngày: Đây là yếu tố giúp bệnh nhân bị bệnh thận mạn giảm thiểu rủi ro bị tăng huyết áp. Cụ thể, với chế độ ăn ít hơn 3g muối mỗi ngày, người bệnh sẽ giảm được 10 mmHg huyết áp. Nếu ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày, bệnh nhân sẽ giảm được 25% đạm niệu. Trong đó, định lượng 5g muối thường xấp xỉ bằng 1 muỗng cà phê gạt ngang.
  • Duy trì cân nặng cân đối: Nếu bạn đang bị thừa cân nên cố gắng giảm cân về mức cân đối. Bởi người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn người bình thường, đặc biệt còn có thể ảnh hưởng cho tình trạng bệnh thận mạn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên giảm cân về số cân lý tưởng. Điều này sẽ giúp giảm huyết áp, đạm niệu và làm chậm quá trình phát triển suy thận. Theo nghiên cứu, nếu người bệnh giảm 4% cân nặng có thể giảm tới 30% đạm niệu. Tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để có chế độ giảm cân, duy trì vóc dáng phù hợp và an toàn nhất.

    Điều trị bệnh thận mạn do tăng huyết áp
    Điều trị bệnh thận mạn do tăng huyết áp
  • Tập thể dục: Vận động cơ thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời giúp bệnh nhân ổn định huyết áp, cân nặng tốt nhất. Theo đó, bạn có thể đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức mỗi tuần khoảng 150 phút. Thời lượng tương đương 30 phút mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia là thức uống chứa chất kích thích có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân mắc chứng thận mạn nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh xa thức uống này để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, giảm nguy cơ biến chứng cao huyết áp gây hại cho tim mạch. Nam giới nên giữ mức thấp hơn 14 đơn vị rượu bia trong tuần, nữ thấp hơn 8 đơn vị. Mỗi đơn vị tương ứng với 83.3 ml rượu vang, xấp xỉ 220ml bia.

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là gây biến chứng cho hệ tim mạch, nguy cơ tử vong cao. Do đó, bệnh nhân nên theo dõi huyết áp thường xuyên, áp dụng các biện pháp ổn định huyết áp để bảo vệ sức khỏe, góp phần hiệu quả cho công tác điều trị và kiểm soát bệnh thận.

Có thể bạn quan tâm

Tổn thương thận cấp là gì?

Tổn thương thận cấp là gì? Thông tin cần biết

Tổn thương thận cấp là hiện tượng suy giảm chức năng đột ngột của thận hay thường được gọi là...

Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh bạn đã biết cách chưa?

Sỏi thận là một bệnh lý xuất hiện phổ biến và có nguy cơ tái phát sau điều trị. Ngoài...

Thận yếu ở phụ nữ và cách chữa trị

Thận yếu ở phụ nữ là gì? Khắc phục như thế nào?

Không chỉ ở nam giới, nữ giới cũng có thể bị thận yếu. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh...

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Chạy thận là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết

Đối với bệnh nhân bị suy thận các chức năng quan trọng của thận như loại bỏ chất thải và...

Cách chữa sỏi thận bằng chuối hột có thể bạn chưa biết

Sử dụng chuối hột chữa bệnh sỏi thận là phương pháp được rất nhiều người trong dân gian thực hiện....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *