Thận hư nhiễm mỡ là gì? Nguy hiểm không? Cách trị

Thận hư nhiễm mỡ là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng tăng lipid máu, tiểu đạm, protein trong máu giảm. Sự khởi phát của căn bệnh này chủ yếu có liên quan đến các bệnh lý ở thận hay một số vấn đề khác về sức khỏe.

Thận hư nhiễm mỡ là gì?

Thận hư nhiễm mỡ là hội chứng bệnh được chẩn đoán khi một cá nhân có các triệu chứng lâm sàng như phù, lượng đạm trong máu giảm, tiểu đạm và tăng lipid máu. Căn cứ vào nguyên nhân, bệnh được chia thành hai dạng gồm:

  • Hội chứng thận hư nhiễm mỡ nguyên phát: Bệnh phát triển khi có các vấn đề tại thận.
  • Hội chứng thận hư nhiễm mỡ thứ phát: Xuất hiện khi có tổn thương tại thận do các bệnh lý ngoài thận gây ra.

Dù xuất phát từ lý do nào thì đều dẫn đến một kết quả chung là protein trong máu bị mất qua đường tiểu, chủ yếu là albumin thoát ra nước tiểu khi đi qua màng lọc cầu thận.

Thận hư nhiễm mỡ là gì?
Thận hư nhiễm mỡ là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến cơ thể bị phù nề, tiểu ít kèm theo nhiều triệu chứng khác

Protein trong máu chiếm giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực keo để giữ nước trong lòng mạch máu. Khi lượng chất đạm trong máu bị giảm, áp lực keo cũng giảm kéo theo tình trạng thất thoát nước từ lòng mạch ra ngoài, từ đó khiến bệnh nhân bị phù toàn thân.

Xem thêm: Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Vì sao bị thận hư nhiễm mỡ?

Bệnh thận hư nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các vấn đề về sức khỏe hay lối sống. Cụ thể như sau:

Thừa protein trong nước tiểu và tăng mỡ máu

Khi bị thận hư, chức năng lọc của cầu thận bị suy giảm khiến cho một lượng protein trong máu thoát ra ngoài và đi vào trong nước tiểu. Hậu quả là đạm trong máu giảm khiến gan phải đẩy mạnh quá trình tổng hợp lipoprotein để bù đắp lại lượng thiếu hụt. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tăng lipid mỡ  máu thường gặp ở người mắc bệnh thận hư nhiễm mỡ.

Ngoài ra, tình trạng thừa protein trong nước tiểu thậm chí còn bị suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng, ứ nước, phù nề, tiểu tiện ít.

Do ảnh hưởng của bệnh lý

Trong một số trường hợp, bệnh thận hư nhiễm mỡ xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh lý đã mắc trước đó. Phổ biến nhất là các vấn để ở đường tiêu hóa, đái tháo đường tuýp 2, bệnh thận (viêm cầu thận, xơ thận).

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây thận hư nhiễm mỡ như:

  • Bệnh hệ thống: Viêm thành mạch dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống, cryoglobulin máu hỗn hợp, viêm đa vi động mạch, viêm thành mạch dị ứng…
  • Ung thư: Hodgkin, bạch cầu lympho, khối u đặc
  • Bệnh thận di truyền: Hồng cầu hình liềm, Fabry, bệnh Alport, hội chứng thận hư bẩm sinh…

Do không được kiểm soát tốt, các căn bệnh trên đều ít nhiều khiến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thận hư nhiễm mỡ có cơ hội phát triển.

Giảm Albumin huyết

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thận hư nhiễm mỡ. Nồng độ albumin trong máu giảm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào lượng protein trong nước tiểu, tuổi tác, thể trạng, chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Dị ứng

Hội chứng thận hư thứ phát có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mẫn với các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể hoặc khi bị dị ứng với nọc ong, nọc rắn.

Thận hư nhiễm mỡ do nhiễm trùng

Một số loại nhiễm trùng có thể lây lan đến thận hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu và đi tới thận khiến cơ quan này bị tổn thương, từ đó dẫn đến hội chứng thận hư nhiễm mỡ. Bao gồm:

  • Liên cầu khuẩn
  • Giang mai
  • Áp xe nội tạng
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Viêm gan B, C
  • Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn bán cấp…
nguyên nhân gây thận hư nhiễm mỡ
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây thận hư nhiễm mỡ

Lối sống không lành mạnh

Lối sống thiếu khoa học có tác động tiêu cực đến sức khỏe của thận và là mầm mống cho sự phát triển của hội chứng thận hư nhiễm mỡ. Bạn có thể mắc căn bệnh này khi có những thói quen xấu như:

  • Thường xuyên sức khuya
  • Sử dụng nhiều thực phẩm độc hại, chẳng hạn như thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều phẩm màu, hóa chất bảo quản hay rau củ quả chứa chất bảo vệ thực vật…
  • Lười vận động

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Một số loại thuốc tân dược khi sử dụng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ bị thận hư nhiễm mỡ như:

  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Penicillamine
  • Phenindione
  • Lithium,…

Các nguyên nhân khác

  • Mang thai
  • Bệnh huyết thanh
  • Thải ghép cơ quan

Có thể thấy, các nguyên nhân gây thận hư nhiễm mỡ khá phong phú. Bệnh nhân cần tiến hành thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh để chẩn đoán chính xác thủ phạm gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.

Triệu chứng thận hư nhiễm mỡ

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Số lần đi tiểu giảm: Khi bị thận hư nhiễm mỡ, chức năng lọc nước của cầu thận bị suy giảm khiến cho chất lỏng bị ứ đọng trong gian bào. Lượng nước tiểu được bài tiết ít nên số lần đi tiểu cũng giảm.
  • Phù nề: Lượng đạm dư thừa trong máu khiến nước trong lòng mạch dễ dàng thoát ra ngoài và tích tụ tại một hay nhiều vị trí trên cơ thể. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng sưng mặt, phù chân, sưng mắt cá chân hay phù toàn thân. Tình trạng phù nề kéo dài thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim hay phù não.
  • Nước tiểu vàng sánh: Do lượng nước tiểu được bài tiết xuống bàng quang ít nên nước tiểu trở nên cô đặc, vàng sánh.
  • Chán ăn: Người bị thận hư nhiễm mỡ thường có cảm giác ăn uống không ngon miệng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, giảm cân, thiếu năng lượng hoạt động.

Thận hư nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ có thể gây suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị tốt. Các biến chứng có thể gặp khi mắc căn bệnh này bao gồm:

  • Tổn thương thận cấp tính: Khi kéo dài, hội chứng thận hư nhiễm mỡ có thể gây ra tổn thương cấp tính cho thận.
  • Xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch: Một số protein có chức năng chống đông máu bị thất thoát sẽ khiến cho máu bị vón cục, hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch.
  • Hàm lượng Cholesterol và Triglycerid trong máu tăng: Đây là hệ lụy của việc giảm albumin huyết. Lúc này, gan phải đẩy mạnh hoạt động tổng hợp lipoprotein để bù lại lượng albumin bị thiếu hụt.
  • Bệnh thận mãn tính: Tổn thương ở thận kéo dài có thể gây ra bệnh thận mãn tính gây suy giảm chức năng thận nghiêm trọng.
  • Suy thận: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của thận hư nhiễm mỡ. Bệnh suy thận tiến triển một cách từ từ, ở giai đoạn cuối người bệnh phải lọc máu nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận.
  • Các biến chứng khác có thể gặp: Viêm phúc mạc, suy dinh dưỡng, cao huyết áp, nhuyễn xương, u năng tuyến cận giáp thứ phát…
  • Nhiễm trùng: Nguy cơ bị nhiễm trùng thường xảy ra cao hơn ở những người bị hội chứng thận hư nhiễm mỡ.

Chẩn đoán thận hư nhiễm mỡ

Hội chứng thận hư nhiễm mỡ thường được xác định thông qua các triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu như phù cơ thể, tiểu tiện ít, tăng huyết áp, ăn kém… để đưa ra chẩn đoán ban đầu về bệnh. Khi đi khám, bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả vấn đề sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng, chế độ ăn uống… Đây chính là những thông tin hữu ích cho phép bác sĩ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra một số xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chính xác hội chứng thận hư nhiễm mỡ. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Ở người mắc thận hư nhiễm mỡ lượng protein trong máu giảm nhưng tăng trong nước tiểu, Albumin máu giảm, tăng mỡ máu. Siêu âm thận có thể thấy nhiễm mỡ trong các tế bào ống thận.

→Xem thêm: Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách chăm sóc, điều trị

Điều trị thận hư nhiễm mỡ

Phương pháp trị thận hư nhiễm mỡ hiện nay chủ yếu là dùng thuốc cải thiện triệu chứng bệnh và khắc phục các nguyên nhân đi kèm. Ngoài thuốc Tây, một số bài thuốc Nam cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng để điều trị bệnh tại nhà góp phần đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tân dược.

Thuốc Tây chữa thận hư nhiễm mỡ

Bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp bị thận hư nhiễm mỡ liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc không có hiệu quả với người bị nhiễm virus.
  • Thuốc lợi tiểu: Bệnh nhân có triệu chứng tiểu tiện ít, bí tiểu hay tiểu khó sẽ được chỉ định các loại thuốc lợi tiểu như Lasix hay Verospiron… Khi tình trạng tiểu tiện diễn ra bình thường thì dấu hiệu phù cũng được cải thiện đáng kể.
  • Thuốc hạ huyết áp: Các thuốc Coversyl, Renitec hoặc Zestril … thường được chỉ định khi thận hư nhiễm mỡ gây tăng huyết áp.
  • Thuốc Albumin: Loại thuốc này được sử dụng theo đường truyền, giúp bù đắp lượng albumin bị thiếu hụt trong máu.
thuốc điều trị thận hư nhiễm mỡ
Bệnh nhân mắc thận hư nhiễm mỡ có thể được chỉ định một số loại thuốc để điều trị triệu chứng bệnh

Nguyên tắc điều trị thận hư nhiễm mỡ bằng Tây y:

  • Uống thuốc đúng liều, đủ thời gian theo đúng hướng dẫn trong đơn
  • Theo dõi chặt chẽ huyết áp, lượng nước tiểu mỗi ngày và sự thay đổi cân nặng trong suốt quá trình điều trị.
  • Tái khám sau khi hết thuốc
  • Định kỳ làm xét nghiệm để đánh giá các chỉ số

Cách trị thận hư nhiễm mỡ bằng thuốc Nam

Một số bài thuốc Nam đang được dân gian áp dụng để điều trị thận hư nhiễm mỡ tại nhà. Thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên dễ kiếm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

  • Bài thuốc từ râu ngô: Lấy 1 nắm râu ngô đem đun sôi kỹ với 500ml nước, uống nhiều lần trong ngày để cải thiện triệu chứng thận hư nhiễm mỡ.
  • Dùng cây tầm xoong: Lấy 1 nắm rễ cây sắc kỹ lấy nước đặc chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng đều đặn một thời gian để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ ràng.
  • Cây diếp cá chữa thận hư nhiễm mỡ: Dùng rau diếp cá khô hãm với nước sôi uống thay trà trong vài tháng liên tục để bệnh thuyên giảm rõ ràng.
thuốc nam chữa thận hư nhiễm mỡ từ rau diếp cá
Bài thuốc Nam chữa thận hư nhiễm mỡ từ rau diếp cá có tác dụng thông tiểu, giải nhiệt, tiêu độc cho cơ thể

Hiệu quả của thuốc Nam trong điều trị thận hư nhiễm mỡ phụ thuộc vào mức độ bệnh, nguyên nhân, cơ địa và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Do đó, mỗi trường hợp sử dụng thuốc sẽ thấy kết quả khác nhau. Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc nam đều đặn trong thời gian dài để nhận thấy sự thay đổi tích cực từ bên trong cơ thể.

Chăm sóc cho người bị thận hư nhiễm mỡ

Bệnh nhân bị thận hư nhiễm mỡ cần được chăm sóc đúng cách để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, nhanh chữa khỏi bệnh và phục hồi chức năng hoạt động của thận. Liên quan đến vấn đề này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng nhọc
  • Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức
  • Tích cực dùng thuốc điều trị thận hư nhiễm mỡ theo phác đồ của bác sĩ
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Tránh để cơ thể bị nhiễm trùng

Chế độ ăn uống cho người bị thận hư nhiễm mỡ:

  • Sử dụng chất đạm có nguồn gốc từ thực vật sẽ tốt cho cơ thể thay vì dùng đạm động vật
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, hạt óc chó hay dầu ô liu
  • Sữa chua và các loại rau củ quả nhiều màu sắc sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và tạo môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển
  • Tránh dùng các thực phẩm có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh như nội tạng động vật, thức ăn mặn, đồ muối, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều kali (cam, quýt, chuối, bơ,…).

Phòng ngừa thận hư nhiễm mỡ

Duy trì một lối sống lành mạnh và khắc phục triệt để các vấn đề về sức khỏe có thể giúp bạn giảm được nguy cơ mắc hội chứng thận hư nhiễm mỡ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả hơn:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Có chế độ ăn uống khoa học
  • Tích cực điều trị bệnh lý nền
  • Tập thể dục mỗi ngày và có chế độ ăn kiêng phù hợp
  • Tập thói quen ngủ sớm và cố gắng ngủ đủ giấc
  • Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc tây bừa bãi
  • Khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu và nước tiểu để kịp thời phát hiện cũng như điều trị hội chứng thận hư nhiễm mỡ và các bệnh lý khác ở thận nếu có.

Có thể bạn quan tâm

Suy thận độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý để kiểm soát bệnh

Suy thận độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kiểm...

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư thường được xây dựng dựa trên thể bệnh, nguyên nhân và triệu...

Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân – triệu chứng – điều trị

Hoại tử ống thận cấp là thuật ngữ đề cập đến tổn thương tại các cấu trúc hình ống trong...

Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Hiện nay, tình trạng viêm cầu thận mạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nằm trong số các...

Thận yếu có gây rụng tóc không?

Người bị thận yếu gây rụng tóc nên làm gì là tốt nhất?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến như ăn uống không đủ chất, dùng nhiều hóa chất, căng thẳng kéo dài......

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *