Suy thận độ 3 cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?
Suy thận cấp độ 3 khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, các chức năng của thận bị suy giảm. Với bệnh lý này, người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ, kiểm soát huyết áp, cân nặng để ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Suy thận cấp độ 3 là gì?
Suy thận cấp độ 3 là tình trạng suy giảm chức năng thận nhiều hơn so với suy thận cấp độ 1 (khoảng 75%). Lúc này, mức độ lọc của tiểu cầu thận cũng nhanh chóng giảm, chỉ còn 10 – 15 ml/giờ, đồng thời thận không thể duy trì được chức năng trao đổi chất như bình thường.
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh suy thận cấp độ 3 được chia làm 2 giai đoạn: thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình (3A) và thận bị mất chức năng nặng (3B).
Một số bệnh nhân khi mắc bệnh suy thận cấp độ 3 không có bất cứ dấu hiệu bệnh nào. Trong khi đó, một số bệnh nhân khác lại có triệu chứng của bệnh suy thận cấp độ 3 như sưng phù ở chân tay, đau lưng, đi tiểu nhiều lần, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Suy thận cấp độ 3 có nguy hiểm không?
Ở suy thận, dù ở cấp độ nào thì bệnh nhân cũng sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng nguy hiểm nếu không ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời. Một khi chức năng thận bị suy giảm thì các chất thải sẽ nhanh chóng tích tụ trong máu và dễ gây ra tình trạng “nhiễm độc niệu”.
Đặc biệt, khi người bệnh đã bị suy thận cấp độ 3 thì nguy cơ bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, thiếu máu, viêm xương,… càng cao. Tình trạng này kéo dài, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành chạy thận, lọc máu, ghép thận,… để duy trì sự sống của mình.
Xem thêm: Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý để kiểm soát bệnh
Suy thận cấp độ 3 có chữa được không?
Suy thận cấp độ 3 không thể chữa khỏi hoàn toàn cũng như giúp thận trở về với trạng thái ban đầu. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải tuân thủ các chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng khiến cho bệnh nhân đứng trước nguy cơ biến chứng, tử vong.
Khi bị suy thận cấp độ 3A, người bệnh chưa cần thiết phải tiến hành lọc máu. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị suy thận ở cấp độ 3B, bắt buộc người bệnh phải có chỉ định lọc máu để kiểm soát bệnh tình của mình.
Cách ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận cấp độ 3
Điều trị bệnh suy thận cấp độ 3 là việc cần thiết bệnh nhân cần phải thực hiện. Sau khi bác sĩ thăm khám, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để bệnh không tiến triển nặng hơn, những bệnh nhân bị suy thận cấp độ 3 nên thực hiện một số yêu cầu sau.
1. Thường xuyên thăm khám định kỳ
Vốn dĩ bệnh suy thận cấp độ 3 rất dễ gây biến chứng nguy hiểm nên bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám định kỳ. Tùy vào sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Với những bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc đái tháo đường sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc ức chế men angiotensin (ACE) và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (angiotensin receptor blocker – ARB).
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân mắc bệnh suy thận cấp độ 3 mức độ nặng, người bệnh sẽ được lọc máu hàng tuần để loại bỏ chất độc hại trong cơ thể. Ngoài ra, chỉ những bệnh nhân bị suy thận cấp độ 3, dưới 60 tuổi nếu có thận tương thích sẽ được ghép thận để tránh biến chứng và sống thêm được vài chục năm nữa.
2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh suy thận cấp độ 3. Để bảo tồn chức năng của thận, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bệnh nhân có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho bản thân mình.
- Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại trái cây và rau xanh giàu vitamin C.
- Hạn chế ăn những thực phẩm mặn, đồ ăn chứa chất đạm, photpho, kali,…
- Người bệnh nên ăn nhạt. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị phù thì chỉ nên sử dụng 2 muỗng nước mắm mỗi ngày.
- Không nên ăn những thực phẩm chiên, xào, chứa nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải các độc tố ra ngoài.
- Có thể sử dụng các loại nước uống giàu vitamin như nước cam, quýt để thay thế nước lọc.
- Nên sử dụng điều độ các loại thực phẩm chứa thành phần canxi để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Người bệnh chỉ nên sử dụng 1,5 ly sữa mỗi ngày.
3. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý
Bệnh nhân mắc bệnh suy thận cấp độ 3 nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya. Với những người bệnh khó ngủ, mệt mỏi, bạn có thể nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
4. Tránh căng thẳng
Mặc dù bệnh suy thận cấp độ 3 không được chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh cũng không nên quá bi quan. Hãy giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Lạc quan, vui vẻ là yếu tố giúp cho bệnh tình của bạn phục hồi nhanh hơn. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chữa trị bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết cách kiểm soát bệnh suy thận cấp độ 3. Nếu chẳng may mắc phải bệnh này, người bệnh nên chú ý đến các vấn đề về sức khỏe để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Suy thận độ 4: Mọi điều bạn cần biết về giai đoạn nguy hiểm này
- Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!