Tán sỏi thận qua da: Thông tin nên biết về phương pháp điều trị này

Tán sỏi qua da là phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn hơn 2cm hoặc bị sỏi san hô. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng khi áp dụng kỹ thuật tán sỏi thận này bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với một số biến chứng ngoài ý muốn như nhiễm trùng sau mổ, thủng đại tràng…

Tán sỏi thận qua da
Phương pháp tán sỏi thận qua da hiện đang được áp dụng phổ biến ở nhiều bệnh viện

Tán sỏi thận qua da là gì?

Tán sỏi thận qua da là cách điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi thận. Phương pháp này được thực hiện thông qua nội soi thông qua một đường hầm nhỏ được tạo từ bên ngoài da đi vào trong thận.

Khi nào nên tán sỏi thận qua da?

Không phải đối tượng nào bị sỏi thận cũng được tán sỏi qua da. Phương pháp này thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Sỏi thận có kích thước to hơn 2cm
  • Người bị sỏi dạng san hô phức tạp
  • Bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc đã từng áp dụng phương pháp này nhưng thất bại.
  • Người bị sỏi thận có kèm theo các vấn đề khác như hẹp cổ đài hoặc bị hẹp ở đoạn nối giữa bể thận và niệu quản…
  • Sỏi trong bể thận
  • Người cao tuổi hoặc có sức khỏe yếu

Những trường hợp được chống chỉ định với phương pháp tán sỏi thận qua da

Phương pháp này không phải là sự lựa chọn an toàn đối với các trường hợp sau:

  • Người bị loạn đông máu.
  • Đối tượng đang được điều trị bằng thuốc chống đông hoặc Aspirin phải ngưng uống thuốc khoảng 1-2 tuần rồi xét nghiệm lại chức năng đông máu trước khi chỉ định tán sỏi thận qua da.
  • Bệnh nhân có vấn đề về mạch máu trong thận như tắc, hẹp hay phình động mạch thận, teo động mạch thận bẩm sinh…
  • Người đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lao thận,
  • Những đối tượng có nguy cơ bị chảy máu nặng
  • Người đang bị tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân bị ung thư thận hoặc có khối u lành tính ở thận
  • Phụ nữ mang thai

 XEM THÊM: Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Những việc cần làm trước khi tán sỏi qua da?

Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cơ bản như siêu âm, chụp CT hệ tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, chụp đồng vị phóng xạ, chụp NQ – BT ngược dòng… Điều này nhằm mục đích

xét nghiệm nước tiểu trước khi áp dụng phương pháp tán sỏi thận qua da
Bệnh nhân được làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng trước khi tán sỏi thận qua da
  • Đánh giá được chức năng hiện tại của hai quả thận
  • Xác định đặc điểm của sỏi thận
  • Tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận hoặc lý do thận bị tắc nghẽn
  • Loại trừ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Kiểm tra chức năng đông máu…

Đối với những trường hợp đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần được điều trị bằng nội khoa cho ổn định trước khi tiến hành tán sỏi thận. Đồng thời cần chú trọng công tác nâng cao thể trạng cho người già, người có sức khỏe yếu để đáp ứng được với ca phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ giải thích những vấn đề xung quanh phương pháp tán sỏi thận qua da như: Quy trình thực hiện, lợi ích và rủi ro của điều trị hay chi phí tán sỏi thận qua da…

Quy trình tán sỏi thận qua da

Kỹ thuật tán sỏi qua da không quá phức tạp, các bước thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây mê toàn thân nội khí quản
  • Bước 2: Đặt ống thông niệu quản và chuyển bệnh nhân về tư thế nằm sấp
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng một cây kim chuyên dụng chọc từ lưng đâm xuyên qua da vào trong thận thông qua hướng dẫn của siêu âm hoặc x – quang
  • Bước 4: Dùng dụng cụ nong để nới rộng đường kim chọc dò để tạo ra đường hầm có đường kính vừa đủ để đưa được ống nội soi tán sỏi vào trong.
  • Bước 5: Sỏi thận sẽ được tán thành những mảnh vụn nhỏ bằng laser. Sau đó, bác sĩ bơm rửa hoặc dùng kẹp để lấy sỏi ra ngoài.
  • Bước 6: Rút ống nội soi, đặt ống dẫn lưu thận qua đường hầm trong vòng 24-48 giờ để kiểm tra sau mổ. Đặt bệnh nhân về tư thế nằm ban đầu.

Trường hợp sỏi qua lớn có thể được chỉ định tán sỏi thận lần hai qua da hoặc tán từ bên ngoài cơ thể.

Tán sỏi thận qua da có đau không?

Sau ca phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng lưng hoặc đau khi đi tiểu. Tuy nhiên cơn đau thường không quá nghiêm trọng và không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Ưu nhược điểm của tán sỏi thận qua da

– Ưu điểm:

  • Vết mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau, khả năng phục hồi nhanh nên không phải nằm viện quá lâu.
  • Tránh được vết sẹo xấu sau mổ
  • Ít gây tổn hại cho thận
  • Hạn chế được tình trạng sót sỏi
Tán sỏi thận có đau không
Bệnh nhân được tán sỏi thận qua da có thời gian bình phục nhanh và ít biến chứng hơn so với các phương pháp khác

– Nhược điểm: 

Cũng như nhiều phương pháp tán sỏi thận khác, bệnh nhân được điều trị bằng cách này có thể phải đối mặt với một số biến chứng như:

  • Chảy máu: Thường gặp ở bệnh nhân có sỏi lớn.
  • Thủng bể thận
  • Thủng đại tràng
  • Tổn thương gan lách
  • Viêm phúc mạc, tụ dịch sau phúc mạc
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Rò rỉ nước tiểu sau khi rút ống dẫn lưu…

Sau tán sỏi, nếu gặp bất kì biến chứng nào, người bệnh hoặc thân nhân nên báo ngay cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời.

Theo dõi và chăm sóc sau khi tán sỏi thận qua da

Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nằm lại bệnh viện 3-4 ngày để theo dõi sức khỏe sau mổ và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường nếu có.

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh phối hợp nhóm Cephalosporin và Metronidazol trong thời gian từ 3-5 ngày để phòng chống nhiễm trùng sau mổ.

Trong ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Có thể cho bệnh nhân ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu như sữa, cháo, súp… Ngày tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra lần cuối để đảm bảo sỏi đã được loại bỏ sạch hoàn toàn bằng cách cho bệnh nhân chụp đài bể thận. Ống dẫn lưu thận cũng được rút ra ngay sau đó.

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại với công việc sau khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày. Lúc này, người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn như bình thường và cần chú ý uống từ 2 – 3 lít nước/ ngày.

Riêng đối với các trường hợp bị sỏi thận do ảnh hưởng của các bệnh lý khác thì cần tiếp tục điều trị nguyên nhân gây bệnh theo phác đồ của bác sĩ để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

HỮU ÍCH

Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách chăm sóc, điều trị

Hội chứng thận hư ở trẻ em thường không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Do protein trong máu bị...

Top 7 Bài Tập Chữa Thận Yếu & Tăng Cường Chức Năng Thận Tốt Nhất

Chà xát vành tai, vận động cơ thể, massage phần bụng, massage phần hông, xoa gan bàn chân... là những...

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư thường được xây dựng dựa trên thể bệnh, nguyên nhân và triệu...

Cách chữa sỏi thận bằng nước dừa không khó lại ít tốn kém

Nước dừa không chỉ được xem là thức uống giải khát an toàn mà theo các chuyên gia dinh dưỡng...

Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?

Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Tăng kali máu trong bệnh thận là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *