U nang thận là gì? – Tổng quan về bệnh và cách điều trị

U nang thận được chia thành 4 giai đoạn và có nguy cơ gây ra một số biến chứng như u đa nang, u nang viêm nhiễm hoặc thậm chí làm vỡ u. Vậy u nang thận là gì? Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh u nang thận qua bài tổng quan sau đây. 

U nang thận là gì?
U nang thận là gì? Hình ảnh mô tả các khối u nang phát triển trên bề mặt quả thận

I. U nang thận là gì?

U nang thận (Kidney cyst) là sự hình thành của một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đang phát triển trong thận. Đây là cơ quan hình hạt đậu có nhiệm vụ lọc chất thải ra khỏi máu và tạo thành nước tiểu. Mỗi người đều có nguy cơ bị u nang trên một quả thận hoặc nhiều u nang trên cả 2 quả thận.

Có hai loại u nang thận phổ biến là u nang đơn giản và bệnh thận đa nang.

+ Thông thường, u nang thận đơn giản là khối u nang riêng lẻ được hình thành trên bề mặt thận và đây là dạng u lành tính, ít khi xảy ra biến chứng. U nang đơn giản thường được bao bọc bởi lớp màng mỏng và chứa một phần chất lỏng bên trong như nước. Các khối u nang đơn giản thường không làm hỏng thận hoặc gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

+ Bệnh thận đa nang (PKD) thuộc một dạng bệnh lý di truyền khiến cho nhiều khối u nang phát triển trên thận. Các khối u đa nang có nguy cơ làm tổn thương thận khi chúng lớn lên.

Mặc dù bệnh u nang thận vô hại bởi chúng thường không để lại triệu chứng nào bất thường cho đến khi được quét hình ảnh bởi một số nguyên nhân khác. Nhưng về lâu dài u nang thận có khả năng gây rối loạn nghiêm trọng chức năng thận.

II. Tìm hiểu thêm về bệnh u nang thận

TS. Morton Bosniak – Giảng viên tại Trung tâm Y tế Langone đại học New York cho biết, có khoảng 27% người trên 50 tuổi phát hiện có u nang thận dựa trên kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ và không có bất cứ triệu chứng nào bất thường. Bên cạnh đó, tiến sĩ còn cho biết thêm, u nang thận được chia thành 5 loại cụ thể như sau:

  • Loại I: U nang lành tính, đơn giản, không có màng mỏng, trong khối u không có thành phần rắn hay hiện tượng vôi hóa. Bên cạnh đó, khối u này cũng không nâng cao so với độ tương phản và có mật độ bằng với mặt nước.
  • Loại II: U nang thận này cũng lành tính nhưng có vài lớp màng mỏng, có thể chứa một số vôi hóa hoặc một phân đoạn nhỏ của tình trạng vôi hóa đang dày lên, nhưng rất ít. Bao gồm các tổn thương nhỏ hơn 3cm với biên độ sắc nét trong thận.
  • Loại IIF: Loại u này cũng có nang với một số màng ngăn, có hoặc không có sự tăng trưởng nhẹ của lớp màng ngăn hoặc hình thành và phát triển các nốt vôi hóa. Gồm những tổn thương >3cm hoàn toàn nằm trong thận.
  • Loại III: Khối lượng nang và lớp màng phát triển một cách bất thường và không thể xác định được khối lượng.
  • Loại IV: U ác tính có những đặc điểm tương đồng với u nang thận loại III. Không những không tổn thương mà nó còn kích thích tăng cường các thành phần mô mềm độc lập có tiếp giáp với các vách nang.

Có một số u nang thận nhỏ đến mức không thể nào quan sát chúng bằng mắt thường, nhưng cũng có trường hợp chúng phát triển bằng 1 quả bóng tennis. Khi các khối u nang phát triển, chỉ cần ấn tay nhẹ vào các cơ quan lân cận cũng có cảm giác hơi đau.

1. Triệu chứng nhận biết u nang thận

U nang thận là bệnh lý có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào bất thường. Tuy nhiên, nếu khối u nang đang trên đà phát triển hoặc bị nhiễm trùng thì bệnh nhân có thể gây ra một số các triệu chứng sau:

Triệu chứng u nang thận
Triệu chứng u nang thận thường khó nhận biết
  • Sốt cao.
  • Đau bụng trên.
  • Sưng bụng.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn so với thông thường.
  • Có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Đau ở lưng hoặc bên giữa xương sườn hoặc xương chậu (cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội khi u nang có hiện tượng vỡ).
  • Nhịp tim tăng đột ngột, huyết áp cao.

XEM THÊM: Bệnh nang đơn thận là gì? Dấu hiệu và cách chữa

2. Nguyên nhân gây u nang thận và yếu tố rủi ro

Nguyên nhân gây u nang thận:

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân gây u nang thận chính xác là do đâu. Nhưng dựa trên một số kết quả khám thực tế, các bác sĩ bệnh viện Morgan tìm thấy một số nguy cơ và lý giải như sau:

“Trung bình mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đường ống thu thập nước tiểu ở bên trong. Khi một hoặc một số đường ống bị tắc nghẽn, các nang bắt đầu có dấu hiệu phát triển, phồng lên và chứa đầy chất lỏng. Cũng có một khả năng khác gây u nang thận có thể là do các túi thừa được hình thành tại khu vực yếu của ống và chứa đầy chất lỏng.”

Ngoài ra, lão hóa tự nhiên cũng là một nguyên nhân hình thành u nang thận. Theo một số thống kê, có khoảng 27% người trên 50 tuổi phát hiện có u nang thận do một vài xét nghiệm khác. Điều này có nghĩa, chúng ta hoàn toàn có nhiều khả năng bị u nang thận khi cơ thể già đi và trong đó nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ.

U nang thận cũng thuộc một loại bệnh lý di truyền và nó có thể được hình thành bởi những thay đổi gen được di truyền qua các gia đình.

– U nang thận có nguy hiểm không?

Thông thường, các triệu chứng u nang thận đơn giản không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u đa nang thận có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm:

Hình ảnh u nang thận trái
U nang thận trái có nguy hiểm không?
  • U đa nang viêm nhiễm
  • Nhiễm trùng trong u nang
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận
  • Cao huyết áp
  • Làm tổn thương thận, làm hỏng thận
  • Có khoảng 50% tỷ lệ bệnh nhân u nang thận có dấu hiệu suy thận ở tuổi 60.

3. Chẩn đoán u nang thận và điều trị

Để chẩn đoán chính xác tình trạng u nang thận, bệnh nhân có thể trực tiếp tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu phù hợp. Một số trường hợp bắt buộc, bệnh nhân cũng cần thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh như:

  • Chụp ảnh vi tính cắt lớp (CT) có sử dụng tia X để tạo hình ảnh 3D trên thận và giúp cho việc quan sát dễ dàng hơn.
  • Hình ảnh cộng hưởng MRI có sử dụng nam châm và sóng radio để chụp ảnh thận.
  • Siêu âm, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thận. Từ đó có thể phát hiện u nang trên thận và quan sát xem chúng đã phát triển hay chưa.

Trường hợp u nang nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì không cần phải điều trị. Song bệnh nhân cần phải thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ, khoảng 6 – 12 tháng/lần để theo dõi sự phát triển của khối u.

Đối với trường hợp nghiêm trọng, u nang thận uống thuốc gì? Đối với các khối u nang lớn hoặc các khối u nang xuất hiện triệu chứng thường không được điều trị bằng tân dược. Thay vào đó là điều trị phẫu thuật hoặc liệu pháp xơ cứng.

Điều trị xơ cứng:

Phương pháp điều trị xơ cứng được thực hiện để dẫn lưu u nang. Để thực hiện, đầu tiên bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và khiến cho bệnh nhân mất cảm giác tạm thời. Qua quan sát trên hệ thống siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng vào u nang qua da và hút hết các chất lỏng từ bên trong u nang. Nhằm mục đích ngăn ngừa u nang thận phát triển trở lại, bác sĩ sẽ dùng dung dịch cồn để lấp đầy u nang. Sau khi hút hết dịch lỏng từ u nang thận, bệnh nhân có thể xuất viện và nghỉ ngơi tại nhà.

Phẫu thuật: 

Khối u nang lớn có khả năng gây nguy hiểm đến chức năng thận, vì vậy bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng ngay. Bác sĩ sẽ thực hiện gây mê toàn thân trước khi phẫu thuật, do đó bệnh nhân thường ngủ mê man không biết gì trong thời điểm này. Đồng thời đó, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ để loại bỏ u nang. Điều này có nghĩa, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi và sử dụng các dụng cụ nhỏ, ít gây tổn thương xâm lấn. Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành dẫn lưu u nang, sau đó thì dùng dao laser để cắt hoặc đốt các vách ngăn của khối u. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được nằm viện 1 – 2 ngày để theo dõi.

Điều trị u nang thận phải
Phẫu thuật cắt bỏ u nang thận phải

Hầu hết, các khối u nang thận đều đơn giản và không gây ra bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện khối u nang phát triển, hãy lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xơ cứng để loại bỏ chúng và ngăn ngừa biến chứng lâu dài. Bệnh thận đa nang có thể nghiêm trọng hơn. Nếu không điều trị, PKD có thể gây ra các biến chứng như huyết áp cao và suy thận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ghép thận là gì? Thực hiện khi nào? Điều cần biết

Ghép thận là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định để cấy ghép thận mới cho bệnh...

Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh bạn đã biết cách chưa?

Sỏi thận là một bệnh lý xuất hiện phổ biến và có nguy cơ tái phát sau điều trị. Ngoài...

Các xét nghiệm chức năng thận cần làm để phát hiện bệnh

Các xét nghiệm chức năng thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, kiểm soát tình trạng...

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Chạy thận là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết

Đối với bệnh nhân bị suy thận các chức năng quan trọng của thận như loại bỏ chất thải và...

Viêm cầu thận tiến triển nhanh

Viêm cầu thận tiến triển nhanh – Điều cần biết

Viêm cầu thận tiến triển nhanh được xếp vào các hội chứng có mức độ nguy hiểm cao, tiên lượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *