Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? Có gây biến chứng gì không?

Thận yếu gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Thận yếu còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và chuyện chăn gối.

Bệnh thận yếu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bệnh thận yếu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?

Bệnh thận yếu (hay còn gọi là suy thận) là tình trạng thận bị suy giảm những chức năng như lọc máu, sản sinh hormone,… Bệnh thận yếu nếu mới khởi phát, còn nhẹ thì chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu để bệnh trở nên nặng thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm chất lượng cuộc sống người Bệnh.

Một số triệu chứng nhận biết bệnh thận yếu

  • Cơ thể suy nhược;
  • Đi tiểu nhiều, thường đi vào ban đêm;
  • Nước tiểu có bọt;
  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Khó ngủ;
  • Tay chân bị sưng phù;
  • Đau lưng;
  • Dễ lạnh, rùng mình;
  • Chóng mặt, mệt mỏi.

Bệnh suy thận xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Ở trường hợp nam giới, bệnh suy thận còn có những triệu chứng làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục như dương vật khó cương cứng, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…

Nguyên nhân gây ra bệnh thận yếu

  • Lạm dụng thuốc Tây, các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài;=
  • Sử dụng bia rượu, thuốc lá;
  • Thức khuya, ngủ không đủ;
  • Thường xuyên nhịn tiểu;
  • Biến chứng của bệnh thiếu máu;
  • Sinh hoạt tình dục quá đà khiến cho thận, sinh khí suy kiệt;
  • Do đau bệnh thường xuyên khiến thận bị tổn hại.
  • Ăn uống thiếu chất;
  • Thói quen ăn mặn;
  • Uống nước không đầy đủ hàng ngày;

Tham khảo: Người bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì thì tốt?

Bệnh nhân bị thận yếu sẽ gặp phải những triệu chứng như đau lưng, mệt mỏi, đi tiểu đêm, nước tiểu có lẫn máu,...
Bệnh nhân bị thận yếu sẽ gặp phải những triệu chứng như đau lưng, mệt mỏi, đi tiểu đêm, nước tiểu có lẫn máu,…

Bệnh thận yếu sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì thận là cơ quan lọc máu, loại bỏ những chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể nên khi thận suy yếu, chức năng lọc máu sẽ giảm dần, từ đó các chất độc hại không được đào thải hết ra khỏi cơ thể sẽ khiến sức khỏe suy giảm.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thận yếu

Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể phù nề do thận giữ nước. Bên cạnh đó, những chất thải không đào thải hết sẽ khiến làn da xấu đi. Đi tiểu về đêm sẽ khiến bệnh nhân mất ngủ, khó ngủ.

Đối với nam giới, ở giai đoạn đầu phát bệnh, người bệnh sẽ chỉ bị rối loạn cương dương do máu không cung cấp đủ cho dương vật. Nhưng nếu về lâu về dài, thận yếu sẽ dễ gây ra xuất tinh sớm, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, dễ gây hiếm muộn, vô sinh,… và rất nhiều hệ lụy khác đối với sức khỏe.

Thận yếu còn gây ra những biến chứng nguy hại đối với nam giới như: mệt mỏi, giảm ham muốn, nguy cơ vô sinh,...
Thận yếu còn gây ra những biến chứng nguy hại đối với nam giới như: mệt mỏi, giảm ham muốn, nguy cơ vô sinh,…

Phương pháp điều trị bệnh thận yếu

Hiện nay, bệnh thận yếu đã có cách điều trị. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

1. Dùng thuốc

Bệnh nhân thận yếu sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc lợi tiểu giúp kích thích bài tiết qua đường tiết niệu, tránh để cơ thể bị ứ nước. Bên cạnh dùng thuốc lợi tiểu, người bệnh còn phải uống thêm một số loại thuốc bổ như vitamin C, vitamin E,… một số thực phẩm chức năng giúp bồi bổ thận, để thận phục hồi chức năng.

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh dùng những bài thuốc từ dân gian, cổ truyền. Đó là những bài thuốc nam có tác dụng điều hòa khí huyết, bồi bổ thận, lợi tiểu, giúp đánh tan những ứ tắc trong thận,…

Ngoài thuốc Tây và thuốc dân gian, các bài thuốc từ y học cổ truyền được đông đảo người bệnh lựa chọn bởi khắc phục được những hạn chế về hiệu quả và tính an toàn. Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên lành tính, phối chế theo nguyên tắc trị bệnh từ gốc, ngăn tái phát, các bài thuốc cổ truyền  mang tới giải pháp điều trị chứng thận yếu, thận hư hiệu quả và an toàn.

2. Tự chăm sóc tại nhà

Điều trị và chăm sóc tại nhà cũng là một cách giúp đẩy lùi bệnh thận yếu. Người bệnh cần đề cao việc chăm sóc và bảo vệ trái thận của mình bằng những cách như:

  • Uống nước đầy đủ;
  • Không nhịn đi tiểu;
  • Bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E, protein,… vào thực đơn;
  • Tập luyện thể dục, tập yoga;
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya;
  • Không ăn mặn, tiêu thụ nhiều muối;
  • Không uống bia, rượu, sử dụng thuốc lá,…

Đây không chỉ là cách điều trị bệnh thận yếu mà còn là cách hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh còn cần phải giữ một lối sống lành mạnh như trên.

Phòng ngừa bệnh thận yếu như thế nào?

Đối với y học, phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Đó là phương châm không hề lỗi thời. Mỗi người cần phải đề phòng, ngăn chặn bệnh trước khi để bệnh bộc phát và gây ra những tiêu tốn về thời gian, công sức và chi phí điều trị.

Để phòng tránh bệnh thận yếu và ngăn chặn bệnh tái phát, mỗi người cần:

1. Chế độ sinh hoạt

Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Hãy duy trì tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe. Điều này giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, giúp cho cơ thể dẻo dai, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giúp phòng chống bệnh tật.

Bên cạnh đó, chúng ta cần loại bỏ bia rượu, thuốc lá, cà phê và sinh hoạt tình dục quá mức ra khỏi đời sống. Không nên nhịn tiểu, thức khuya và làm việc quá sức. Hãy phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Cần sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bảo vệ trái thận và phòng ngừa bệnh thận yếu.
Cần sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bảo vệ trái thận và phòng ngừa bệnh thận yếu.

Hãy uống đầy đủ nước mỗi ngày! Không nên uống quá nhiều nước vì điều này rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.

2. Chế độ dinh dưỡng

Chúng ta nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như rau củ, rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá,… Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp những khoáng chất, vitamin, omega-3,… cho cơ thể.

Không nên ăn thức ăn quá mặn, loại bỏ chế độ ăn quá nhiều muối. Hạn chế dùng các loại thực phẩm gây hại cho thận và cơ thể như dưa muối, thức ăn chiên xào nhiều cholesterol,…

Tóm lại, bệnh thận yếu gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Đối với nam giới, bệnh thận yếu còn ảnh hưởng đến đời sống chăn gối và nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. Do đó, hãy điều trị bệnh dứt điểm và phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, phương pháp chữa trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, không nên tự ý áp dụng điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận 2020

Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán bằng hình ảnh,...để kiểm tra...

Cấu tạo của thận như thế nào?

Chức năng của thận là gì? Cấu tạo và thông tin cần biết

Chức năng của thận trong cơ thể người là giúp lọc máu, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể....

Thuốc bổ thận cho nam giới có tác dụng điều trị chứng thận yếu, bồi bổ thận, giúp tráng dương, tăng cường sinh lực.

Các loại thuốc bổ thận tráng dương tốt nhất cho nam

Các loại thuốc bổ thận có tác dụng điều trị bệnh thận yếu, bồi bổ thận, giúp phục hồi chức...

Các thuốc trị thận yếu – Cải thiện chức năng thận hiệu quả

Thận yếu thể hiện cho tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến quá trình đào thải độc tố và...

Mãnh Lực Khang là gì?

Mãnh Lực Khang: Thành phần, công dụng, giá, nơi mua

Mãnh Lực Khang là viên uống giúp hỗ trợ sinh lý cho phái mạnh. Với thành phần chiết xuất từ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *