Chạy thận là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết
Đối với bệnh nhân bị suy thận các chức năng quan trọng của thận như loại bỏ chất thải và lượng chất lỏng dư thừa trong máu ra khỏi cơ thể đã bị suy giảm rõ rệt. Vì vậy, nhiều bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp chạy thận để thay thận đảm nhiệm vai trò này.
Chạy thận là gì?
Thông thường ở những người khỏe mạnh thận sẽ lọc khoảng 120 – 150 lít máu mỗi ngày. Nhưng ở những người bị suy thận, thận sẽ không còn thực hiện được chức năng này nữa làm cho chất thải tích tụ trong máu dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Chạy thận là phương pháp điều trị suy thận giúp cơ thể thải độc tố và các chất dư thừa ra khỏi máu. Nó ngăn chặn các chất thải trong máu đạt đến mức nguy hiểm.
Mục đích của chạy thận
Khi thận của bạn không còn hoạt động được nữa thì chạy thận có thể:
- Giúp cơ thể loại bỏ chất thải, muối và các chất lỏng dư thừa trong cơ thể, ngăn cản sự tích tụ của chúng.
- Giữ được mức an toàn một số chất trong máu như kali, natri, bicarbonate.
- Kiểm soát được huyết áp người bệnh.
Một tác dụng lớn đối với những người suy thận mãn tính là giúp họ có thể kéo dài được thời gian sống thông qua chạy thận.
Các phương pháp chạy thận
Có nhiều phương pháp chính để bệnh nhân có thể thực hiện chạy thận. Việc lựa chọn phương pháp thực hiện sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, chi phí và mức độ phù hợp với cơ thể.
- Chạy thận nhân tạo không liên tục.
- Lọc màng bụng.
- Liệu pháp thay thế thận liên tục.
- Lọc máu tạm thời.
Tham khảo thêm: Uống nước râu ngô chữa sỏi thận có thật sự hiệu nghiệm?
Chạy thận nhân tạo không liên tục
Để thực hiện được chạy thận nhân tạo không liên tục này cần nhờ vào sự hỗ trợ của một thiết bị với các bộ lọc đặc biệt. Trước khi thực hiện, bệnh nhân phải được phẫu thuật để mở rộng mạch máu, mở rộng tĩnh mạch.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa các ông thông của bộ lọc máu đặc biệt vào cơ thể thông qua các tĩnh mạch đã được mở rộng. Máu được từ cơ thể bệnh nhân sẽ chảy qua một ống thông đó vào thiết bị lọc máu nhân tạo.
Thiết bị này có cơ chế hoạt động giống hệt với thận của chúng, nó sẽ thay thế thận lọc máu và đưa trở lại cơ thể qua một ống thông khác. Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần một tuần và 3 – 4 giờ mỗi ngày tùy thuộc vào mỗi người bệnh khác nhau.
Phương pháp chạy thận nhân tạo không liên tục này cũng có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện sau:
- Đã ở trong tình trạng ổn định của quá trình chạy thận tại bệnh viện.
- Đảm bảo không có các bệnh khác làm cản trở quá trình chạy thận.
- Mạch màu phải phù hợp mới có thể đặt ống thông.
- Luôn có người thân chăm sóc và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân chạy thận.
Lọc màng bụng
Chạy thận nhân tạo sẽ giúp loại bỏ các tạp chất có trong máu, còn với phương pháp lọc màng bụng sẽ sử dụng khả năng lọc tự nhiên của phúc mạc, lớp lót bên trong của bụng để lọc các chất thải từ máu.
Lọc màng bụng được thực hiện bằng cách:
- Một dung dịch thẩm tách vô trùng, giàu khoáng chất và glucose sẽ được dẫn truyền qua một ống vào bên trong khoang phúc mạc, khoang cơ thể bao quanh ruột.
- Các chất thải trong máu sẽ được lọc một cách tự nhiên theo chu kỳ nhiều lần trong ngày hoặc qua đêm.
- Chất lọc sau khi lọc sẽ để lại trong khoang màng bụng một thời gian để nó có thể hấp thụ chất thải.
- Sau đó, chất lọc này sẽ được đưa ra ngoài bằng một ống thông.
Có hai loại lọc màng bụng là:
- Lọc màng bụng cấp cứu liên tục: không cần sử dụng máy móc. Phương pháp thẩm tách sẽ được để trong bụng tối đa là 8 giờ và được thay thế liên tục, mỗi ngày từ 4 đến 5 lần.
- Lọc màng bụng tuần hoàn liên tục: sử dụng máy để giúp quá trình được thực hiện và kéo dài từ 10 – 12 tiếng mỗi đêm.
Lọc màng bụng làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và tự do hơn với chạy thận nhân tạo. Phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu như người già, trẻ sơ sinh, trẻ em.
Tham khảo thêm: Cách chữa sỏi thận bằng nước dừa không khó lại ít tốn kém
Liệu pháp thay thế thận liên tục
Thay vì chạy thận nhân tạo sẽ bị gián đoạn khoảng 6 giờ thì các liệu pháp thay thế thận liên tục được áp dụng để thực hiện 24/24 khi người bệnh cần chăm sóc đặc biệt. Liệu pháp này giúp loại bỏ chất thải hoặc chất lỏng chậm hơn vì vậy sẽ ít biến chứng xảy ra như huyết áp bị hạ thấp quá mức.
Lọc máu tạm thời
Các trường hợp được áp dụng thực hiện phương pháp lọc máu tạm thời:
- Người bị bệnh thận đột ngột hoặc cấp tính.
- Sử dụng thuốc quá liều hoặc tiêu thụ các chất độc hại đến thận.
- Chấn thương thận.
- Bị bệnh tim mãn tính.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện ở một khoảng thời gian giới hạn. Đi kèm với nó là những biến chứng không mong muốn như huyết áp thấp, chuột rút, buồn nôn, đau lưng,…
Chạy thận có nguy hiểm không?
Bệnh nhân khi lựa chọn phương pháp chạy thận nên chuẩn bị tinh thần vì có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Cơ bắp bị chuột rút.
- Da ngứa hoặc tình trạng da trở nên xấu xí hơn bình thường.
- Những người bị bệnh tiểu đường thường sẽ bị huyết áp thấp.
- Trầm cảm hoặc tâm trạng bị thay đổi.
- Một số trường hợp không may có thể bị nhiễm trùng.
Những tác dụng này có thể xảy ra ở một số bệnh nhân, vì vậy đừng lo lắng mà hãy thông báo cho bác sĩ biết về những tác dụng bạn đã gặp phải để có phương pháp xử lý kịp thời.
Chạy thận có thay thế được thận?
Chạy thận là phương pháp điều trị giúp bệnh nhân mắc các bệnh về thận có thể kéo dài thời gian nhưng nó không hiệu quả như thận bình thường của chúng ta. Không thể phủ nhận được lợi ích từ chạy thận mang lại khi nhiều người đã có thể làm việc, hoạt động và vui chơi bình thường sau khi thực hiện.
Ở những người bị suy thận mãn tính, thận không còn khả năng phục hồi nữa phương pháp này có thể giúp họ kéo dài thêm được 20 năm nữa. Chạy thận là phương pháp chữa trị bệnh thận hiệu quả đối với những trường hợp suy thận, thận bị mất đến 85 – 90% chức năng hoạt động và không thể hồi phục được nữa.
Toàn bộ thông tin tham khảo về chạy thận đã được chúng tôi cập nhật. Nếu bạn có thắc mắc gì về chạy thận và các phương pháp điều trị thận khác vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý không?
- Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh bạn đã biết cách chưa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!