Đau đại tràng nằm ở vị trí nào? Có hình ảnh nhận biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau đại tràng là một trong những bệnh lý thuộc bệnh tiêu hóa dần trở nên khá phổ biến hiện nay. Việc xác định đúng vị trí đau sẽ giúp người bệnh sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có những hướng điều trị tích cực. Vậy, đau đại tràng nằm ở vị trí nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

đau đại tràng là nằm ở vị trí nào?
Việc xác định đúng vị trí đau đại tràng sẽ giúp người bệnh sớm tìm ra hướng điều trị tích cực

Vị trí của đại tràng trên cơ thể con người

Trước khi tìm hiểu đau đại tràng nằm ở vị trí nào chúng ta cần biết vị trí của đại tràng. Đại tràng (ruột già) là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, nằm ở phía trên hậu môn. Đại tràng được chia thành 3 bộ phận chính bao gồm manh tràng, trực tràng và kết tràng. Bộ phận này có đội dài trung bình khoảng 1,5m, tuy nhiên, ở một số đối tượng khác, độ dài của đại tràng có thể kéo dài tới 1,9m. Nếu so với ruột non, ruột già có chiều dài ngắn hơn gấp 4 lần nhưng lại có tiết diện nhỏ hơn.

Do là bộ phận cuối của hệ tiêu hóa, đại tràng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong ống tiêu hóa. Khi thức ăn khi qua dạ dày sẽ vào ruột non – nơi hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng. Các chất thải và phần dư thừa sẽ tiếp tục đi vào đại tràng. Tại đây, cơ thể sẽ hấp thụ các chất lỏng, chất dinh dưỡng và điện giải còn lại rồi phân hủy thành bã và đẩy vào ống hậu môn. Cơ thể sẽ dùng lực để tống chất bã này ra ngoài.

Xem thêm: 10+ cách làm giảm đau đại tràng tại nhà – Hiệu quả nhanh

vị trí của đại tràng
Là phần áp cuối của hệ tiêu hóa, đại tràng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong ống tiêu hóa

Đau đại tràng nằm ở vị trí nào?

Một số vị trí đau của bệnh đại tràng thường gặp là:

  • Đau vùng hạ vị: Đây là một đoạn ngắn của đại tràng, thường liên quan đến đại tràng xích ma. Ngay tại vị trí này, cơn đau xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm hoặc ung thư đại tràng xích ma;
  • Đau vùng hố chậu phải: Nếu cơn đau xuất hiện âm ỉ ở vùng này, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm hồi manh tràng, bệnh lý liên quan đến vòi trứng, buồng trứng;
  • Đau vùng hố chậu trái: Là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng và rối loạn đại tràng xuống;
  • Đau vùng rốn: Tại vị trí này, cơn đau âm ỉ xuất hiện có thể là dấu hiệu của bệnh về đại tràng ngang hoặc bệnh ruột thừa ở giai đoạn đầu. Một số trường hợp khác có thể là các bệnh lý liên quan đến rối loạn ruột non;
  • Đau vùng hạ sườn trái: Là dấu hiệu của bệnh liên quan về tụy, lá lách và rối loạn đại tràng.
đau đại tràng là nằm ở vị trí nào?
Hình ảnh mô tả các khu vực trên vùng bụng và những bệnh lý liên quan

Chung quy lại, cơn đau đại tràng thường xuất hiện dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Tuy nhiên, trên thực tế, cơn đau đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở vùng bụng.

Các triệu chứng đau đại tràng điển hình để nhận biết bệnh

Tình trạng đau đại tràng ở mỗi người có thể là khác nhau. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn đau đại tràng như: táo bón, tiêu chảy, mắc hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng, lạm dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém,…

Để đưa ra kết luận chính xác nhất về việc bạn có thực sự bị đau đại tràng hay không cần dựa vào những triệu chứng điển hình sau:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc kéo dài: Người mắc bệnh liên quan đến đại tràng thường chịu nhiều cơn đau vùng bụng, dọc theo khung đại trạng, vị trí nửa khung đại tràng và hai hố chậu. Cơn đau âm ỉ theo cơn hoặc đau quặn kéo dài trong nhiều giờ liền. Đôi khi kèm theo đầy hơi, bụng chướng, khó chịu ở khu vực dọc khung đại tràng, giảm bớt nếu người bệnh đi đại tiện;
  • Rối loạn đại tiện, phân bất thường: Một trong những triệu chứng rõ rệt nhất thường bắt gặp ở nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng là chứng rối loạn đại tiện. Đa phần, người mắc bệnh viêm đại tràng khi đi vệ sinh, phân lúc lỏng lúc táo, không thành khuôn. Nhiều người hợp khác có xuất hiện ít máu và chất nhầy (có thể không có) lẫn trong phân đi ra ngoài;
  • Cơ thể ốm yếu, suy nhược: Đại tràng thường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi đại tràng gặp vấn đề thì chức năng và hoạt động của chúng bị suy yếu, kéo theo đó là sức khỏe của người mắc phải bị suy yếu dẫn đến dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống không ngon, sụt cân rõ rệt, dễ cáu gắt, gắt gỏng,…
đau đại tràng là đau ở vị trí nào, có kèm triệu chứng
Cơn đau thường xuất hiện dọc theo khung đại tràng, vị trí hai hố chậu và nửa khung đại tràng

Theo đánh giá của giới chuyên môn, đau đại tràng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn đau đại tràng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đang tiềm ẩn. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để kiểm tra và điều trị sớm.

Đau đại tràng – Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?

Nếu cơn đau đại tràng càng trở nên dữ dội hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài giờ, người bệnh cần chủ động thu xếp thời gian để thăm khám. Hoặc người bệnh cũng có thể tiến hành tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu;
  • Rối loạn đại tiện, đi ngoài nhiều phân, phân lúc lỏng lúc táo, hoặc xuất hiện ít máu đỏ kèm chất nhầy lẫn trong phân;
  • Dễ cáu gắt, căng thẳng và mệt mỏi;
  • Ăn uống kém khiến cho cơ thể bị suy nhược và sụt cân rõ rệt.
đau đại tràng khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu cơn đau đại tràng dần trở nên dữ dội hơn hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh đau đại tràng, người bệnh cần chủ động thời gian để thăm khám

Những biện pháp phòng ngừa bệnh đau đại tràng hiệu quả

Bên cạnh thông tin đau đại tràng nằm ở vị trí nào thì người bệnh cần nắm thêm nhiều thông tin về cách phòng ngừa bệnh. Để cải thiện chứng đau đại tràng cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp để đẩy lùi bệnh tình. Cụ thể hơn:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau đại tràng

Chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giảm đau đại tràng. Khi xây dựng chế độ ăn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu như rau xanh, hoa quả tươi, sữa, các loại thịt, ngũ cốc,…
  • Thức ăn nên được chế biến ở dạng lỏng, mềm để giảm bớt gánh nặng cho đường ruột;
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để đẩy nhanh quá trình loại bỏ các chất thải, làm giảm táo bón
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn được đề ra bởi chuyên gia dinh dưỡng
  • Ăn uống điều độ mỗi ngày 3 bữa chính và những bữa ăn phụ (nếu có)
  • Khi ăn, bạn nên tập trung cho việc ăn, đặc biệt không vừa ăn vừa làm việc
  • Tuyệt đối không ăn trái cây ngay sau khi ăn no, chỉ ăn chúng sau giờ ăn chừng 45 – 60 phút;
  • Không nên uống nhiều nước vừa mới ăn no, nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn 45 phút;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác
biện pháp phòng ngừa bệnh đau đại tràng
Người bị đau đại tràng cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để không tạo áp lực quá lớn cho hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng

Lối sinh hoạt lành mạnh cho người bị đau đại tràng

Song song với chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh đau đại tràng cũng cần xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh để khắc phục bệnh tình cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Dưới đây là một số thói quen tốt, người bệnh nên điều chỉnh sao cho phù hợp với mức độ bệnh tình đang mắc phải:

  • Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao lực quá mức
  • Luôn giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái, tránh căng thẳng hay bị áp lực quá mức
  • Dành nhiều thời gian để đọc sách, nghe nhạc và thư giãn
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng
  • Không nên lựa chọn các bài vận động mạch hoặc dễ mất sức để tránh gây áp lực cho đại tràng;
  • Nên giữ ấm vùng bụng để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vào mùa đông hoặc những ngày trời trở lạnh đột ngột.
biện pháp phòng ngừa bệnh đau đại tràng
Nên biết cách cân bằng công việc và đời sống, tránh làm việc nặng nhọc khi mắc bệnh đau đại tràng

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Đau đại tràng nằm ở vị trí nào?” và một vài biện pháp phòng ngừa bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại. Nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh đau đại tràng, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

NS Chiến Thắng chữa đại tràng tại Thuốc dân tộc

NS Chiến Thắng và hành trình 4 tháng kỳ diệu chữa khỏi bệnh đại tràng nhờ Thuốc dân tộc

Bị Viêm đại tràng thể lỏng, kèm theo đó là cả viêm trợt dạ dày, NS hài Chiến Thắng đã...

Bệnh học viêm đại tràng sigma: dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đại tràng sigma là những cơn đau quặn bụng hoặc đau âm ĩ...

Các món cháo nên ăn khi bị đau dạ dày và cách thực hiện

9 món cháo vừa ngon vừa tốt cho người đau dạ dày rất dễ thực hiện

Cháo nấm hương , cháo bí đỏ đậu xanh, cháo nếp long nhãn… là những món cháo tốt cho người...

đau ruột già

Đau ruột già nguy hiểm không, dấu hiệu của bệnh gì?

Đau ruột già là triệu chứng không thể tránh khỏi khi cơ quan này gặp phải tổn thương. Nó thường...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *