Viêm da nổi mụn nước ngứa là bị bệnh gì, muốn trị phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da nổi mụn nước là tình trạng thương tổn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau mà có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Những bệnh gây ngứa, viêm da nổi mụn nước

1. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa (tên khoa học Dysidrose) là một trong những dạng bệnh da liễu đặc biệt. Những vị trí xuất hiện bệnh tổ đỉa ngoài da thường xảy ra ở những vị trí lòng bàn tay, bàn chân, cạnh bàn tay, bàn chân, rìa ngón tay, ngón chân. Một trong những điểm đặc biệt của bệnh tổ đỉa là không xuất hiện vượt quá cổ tay hoặc mắt cá chân.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tổ đỉa, trong đó có một số yếu tố như xăng dầu, các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xi măng, các loại dung môi, những trường hợp nhiễm khuẩn do nước bẩn, các loại bùn đất bẩn, ảnh hưởng từ các loại liên cầu trùng, ảnh hưởng của các loại vi nấm, nhiệt độ, thời tiết,…

bệnh tổ đỉa gây ngứa và nổi mụn nước
Bệnh tổ đỉa thường bùng phát tại những vị trí rìa bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,… gây ngứa và nổi mụn nước.

Cách xử trí

Bệnh tổ đỉa có thể điều trị tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc tím pha loãng 1/10.000, thuốc BSI 1% – 3% có mụn nước đơn thuần.
  • Điều trị bằng thuốc uống chống dị ứng như Chlopheniramine, Cetirizine, Loratadine,…
  • Sử dụng một số loại kháng sinh trong những trường hợp có nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Điều trị với các loại thuốc chống nấm trong những trường hợp nhiễm nấm.

Tuy đem lại hiệu quả giảm ngứa ngay sau vài lần sử dụng nhưng các loại thuốc Tây không trị được gốc bệnh, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ cho làn da và sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng để tránh những nguy hại không đáng có.

Xem thêmBệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị

2. Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da có liên quan nhiều đến cơ địa. Những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm với một số chất có thể bùng phát triệu chứng viêm sưng, nổi mụn nước, chảy dịch tiết,… sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Bệnh viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến tình trạng nổi sẩn, có dấu hiệu xung huyết, phát ban, ngứa ngáy, nổi mụn nước trên bề mặt da.

viêm da tiếp xúc gây ngứa, nổi mụn nước
Bệnh viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da sau một thời gian tiếp xúc với yếu tố kích ứng.

Cách xử trí

Điều trị viêm da tiếp xúc có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc giảm ngứa như dung dịch bôi ngoài da, thuốc kháng histamine, sử dụng những loại kem bôi có thành phần Corticosteroids với mức độ phù hợp. Bên cạnh điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng để tránh tình trạng bệnh bùng phát trở lại.

3. Bệnh Herpes

Herpes là một trong những bệnh ngoài da có thể gây ra những thương tổn và nổi mụn nước. Những vùng da có thể bùng phát các triệu chứng mụn nước, thương tổn, mụn rộp có thể bùng phát tại vùng miệng, môi hoặc vùng sinh dục. Đây là bệnh ngoài da gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV 1 và HSV 2).

Những người mắc bệnh Herpes, thường ít gặp phải các biến chứng nặng nề, ngoại trừ loét ngoài da. Tuy nhiên đây là bệnh nguy hiểm đối với những trường hợp phụ nữ mang thai, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

bệnh Herpes có thể gây ngứa, nổi mụn nước
Bệnh Herpes có thể gây ra tình trạng ngứa, nổi mụn nước tại miệng hoặc vùng sinh dục.

Cách xử trí

Điều trị Herpes hiện nay vẫn chưa thể cải thiện được hoàn toàn. Hướng điều trị hiện nay đối với bệnh Herpes là kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo. Bệnh nhân mắc Herpes có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng siêu vi, thuốc giảm đau, thuốc điều trị tại chỗ bao gồm: acyclovir, valacyclovir và famciclovir,…

4. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là một trong những bệnh ngoài da xảy ra do nhiễm cầu khuẩn, thường là Streptococcus hoặc Staphylococcus. Chốc lở có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ em thường dễ mắc bệnh chốc lở hơn do sức đề kháng kém. Khi mắc bệnh chốc lở, bệnh nhân khi mắc phải chốc lở sẽ có các dấu hiệu bóng nước, mụn nước, kèm theo ửng đỏ trên da. Nếu mụn nước hoặc bóng nước này vỡ ra có thể làm cho da bị loét, viêm nhiễm nặng.

bệnh chốc lở gây ngứa, dị ứng, nổi mụn nước
Bệnh chốc lở dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, có thể gây ngứa, dị ứng, nổi mụn nước, lở loét và thương tổn trên bề mặt da.

Cách xử trí

Nhìn chung, bệnh chốc lở khá nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em. Do đó khi có các dấu hiệu chốc lở hoặc nghi ngờ chốc lở, cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để đảm bảo an toàn.

Việc điều trị chốc lở ngoài da chủ yếu sử dụng kem Cortison, các loại thuốc giảm ngứa, thuốc tím, nước muối sinh lý để ngâm rửa, một số loại kháng sinh tại chỗ khác theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

5. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những bệnh có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy trên bề mặt da. Bên trong mụn nước chứa khá nhiều các chất lỏng, khi lượng chất lỏng này rỉ ra ngoài do vỡ có thể làm lan rộng vùng da bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nếu dịch tiết dính vào người khác cũng có thể làm lây lan bệnh thủy đậu. Trong suốt quá trình tiến triển của bệnh thủy đậu, người bệnh cũng có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau họng.

bệnh thủy đậu gây ngứa, nổi mụn nước
Thủy đậu có thể khởi phát với các dấu hiệu ngứa, nổi mụn nước

Cách xử trí

Điều trị bệnh thủy đậu có thể được điều trị các triệu chứng bằng cách kết hợp các loại thuốc như: Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol (không được dùng aspirin), sử dụng một số biện pháp giảm ngứa với thuốc kháng histamine như chlorpheniramin, loratadin, thuốc chống virus như aciclovir, một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn như dung dịch xanh – methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh và các thuốc chống kháng sinh khác. Ngoài ra, những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu cũng có thể được phòng ngừa bằng vắc – xin.

Trên đây là một số bệnh ngoài da phổ biến trong cuộc sống thường gây ngứa, nổi mụn nước. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng thương tổn ngoài da. Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh và các triệu chứng đang gặp phải bạn có thể nhận tư vấn từ bác sĩ, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn điều trị và chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Trong dân gian, lá ổi được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.

Lưu ngay bài thuốc trị chàm bằng lá ổi hiệu quả lại rẻ tiền

Điều trị bệnh chàm bằng các bài thuốc nam là một phương pháp điều trị quen thuộc. Lá ổi là...

Dị ứng theo mùa: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tình trạng dị ứng xảy ra trong một mùa cụ thể được gọi là dị ứng theo mùa. Bệnh lý...

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

Bên cạnh các cách trị rạn da đỏ bằng liệu pháp thẩm mỹ hiện đại, bạn có thể áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *