Gợi Ý 9 Cách Chữa Viêm Da Tiếp Xúc Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Để thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần áp dụng chăm sóc và chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc khi cần thiết. Chườm lạnh, dùng kem dưỡng ẩm, bổ sung đủ nước, dùng gel nha đam… là những giải pháp tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.

chữa viêm da tiếp xúc tại nhà
Áp dụng các cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà có thể hỗ trợ khắc phục nhanh triệu chứng

9 Cách chữa viêm da tiếp xúc tại nhà hiệu quả

Đối với bệnh viêm da tiếp xúc, nếu phát hiện sớm và các triệu chứng trên da còn nhẹ thì việc chữa trị và chăm sóc tốt tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Nhiều trường hợp bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng mà không cần đến sử dụng thuốc.

Còn với những trường hợp phát hiện muộn, triệu chứng nặng thì việc chăm sóc và chữa trị tại nhà được xem như phương án hỗ trợ. Có thể kết hợp với dùng thuốc để thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ triệu chứng bùng phát trở lại.

Xem ngay: Các Loại Thuốc Trị Viêm Da Tiếp Xúc Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Dưới đây là 9 cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà tốt nhất:

1. Tắm nước mát giúp loại bỏ dị nguyên và làm dịu da

Triệu chứng viêm da tiếp xúc thường kích hoạt khi làn da của bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hay dị ứng. Lúc này tác nhân gây bệnh có thể vẫn còn tồn tại trên da. Chính vì thế bạn có thể tắm nước mát để giúp loại bỏ hoàn toàn dị nguyên khiến da bị kích thích.

chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc
Tắm nước mát giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và giảm ngứa tức thì

Đồng thời việc tắm nước mát còn có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa ngáy một cách hiệu quả. Làn da sạch sẽ, thông thoáng cũng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. Cách chăm sóc và chữa trị này đặc biệt phù hợp khi triệu chứng kích hoạt tại nhiều vị trí.

2. Chườm lạnh giúp giảm ngứa và sưng viêm

Nóng rát, sưng đỏ da và ngứa ngáy khó chịu là những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. Các triệu chứng này thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt rất khó chịu. Để làm dịu da, giảm sưng và giảm nguy cơ cào, gãi do ngứa, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh lên vùng da tổn thương khoảng 10 – 15 phút.

Cách thực hiện:

  • Trước khi chườm lạnh cần dùng hồ Hexamidine, thuốc tím hay dung dịch Chlorhexidine để sát trùng vùng da bị bệnh.
  • Sau đó dùng gạc y tế thấm nước mát vô trùng và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau đó, gỡ gạc ra và dùng khăn mềm thấm khô giúp da được thông thoáng hơn.
  • Cần thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả.

3. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da

Sau khi da đã khô lại và đóng mài, bạn cần chú ý thoa kem dưỡng ẩm cho da để làm giảm tình trạng khô ráp và bong tróc da. Đồng thời cách này còn giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ hình thành thâm sẹo trên da.

Cần lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm lành tính được chiết xuất từ thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp nhất.

chữa viêm da tiếp xúc tại nhà
Thường xuyên dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm ngứa và tăng hàng rào lipid bảo vệ da

Chỉ cần thoa một lớp mỏng nhẹ, mỗi ngày đều đặn 2 lần là đã có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe làn da. Dưỡng ẩm không chỉ làm dịu da, cấp ẩm, giảm ngứa mà còn tăng hàng rào bảo vệ cho da và thúc đẩy hình thành các tế bào da mới.

Giải đáp: Bị Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

4. Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà với gel nha đam

Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm da tiếp xúc có thể khiến làn da của bạn bị mất nước, khô ráp, không duy trì được độ ẩm tự nhiên, dễ bong tróc. Lúc này nếu không chăm sóc tốt thì da dễ bị nứt nẻ, ngứa dữ dội và đau rát.

Có thể dùng gel nha đam để dưỡng ẩm và làm dịu da, đồng thời hỗ trợ phục hồi các tế bào da đang bị tổn thương. Gel nha đam còn rất dồi dào các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và giảm hình thành nếp nhăn trên bề mặt da.

Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy, dùng gel nha đam không chỉ giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc mà còn hữu ích trong điều trị các bệnh da liễu khác. Điển hình như bệnh chàm, viêm da cơ địa, vảy nến

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa cho thật sạch rồi gọt bỏ vỏ và dùng thìa cạo lấy phần gel trong.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, dùng khăn mềm thấm cho thật khô.
  • Thoa 1 lớp mỏng nhẹ gel nha đam lên massage trong vài phút.
  • Sau đó thoa thêm 1 lớp nữa và để khô tự nhiên 15 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.

5. Giảm ngứa ngáy bằng cách tắm bột yến mạch

Bột yến mạch có chứa thành phần saponin với công dụng làm sạch da dịu nhẹ nhưng lại không gây kích ứng như các loại xà phòng thông thường. Nguyên liệu này còn chứa một hàm lượng kẽm dồi dào có tác dụng sát trùng và ức chế vi khuẩn tấn công da.

Bên cạnh đó, avenanthramides có trong bột yến mạch còn giúp làm dịu da, kháng viêm và giảm ngứa ngáy. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận thành phần này còn giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành vết thương, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Chính vì thế bạn có thể dùng bột yến mạch để chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà.

cách làm dịu da
Có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà bằng cách tắm bột yến mạch

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn nước tắm, nên pha nước có độ ẩm vừa phải.
  • Cho khoảng 2 – 3 thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi khuấy đều.
  • Dùng nước này để tắm trực tiếp khoảng 15 phút rồi dùng nước sạch tắm lại để loại bỏ bột yến mạch dính trên da.
  • Cố gắng duy trì mỗi ngày 1 lần đến khi tổn thương da lành hẳn.

6. Sử dụng mật ong nguyên chất

Sử dụng mật ong nguyên chất là mẹo chữa bệnh viêm da tiếp xúc ngay tại nhà rất dễ thực hiện. Mật ong có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho da. Nhờ đó mà có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy trên da do viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra, mật ong còn có công dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và cân bằng độ pH cho da. Các hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong nguyên liệu này còn có tác dụng làm tăng tốc độ phục hồi các mô da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên cần làm sạch và lau khô vùng da tổn thương.
  • Thoa trực tiếp 1 lớp mỏng nhẹ mật ong nguyên chất lên da.
  • Để nguyên trong khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại và lau khô với khăn sạch.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần đến khi tổn thương da được chữa lành hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không, Cách Phòng Ngừa?

7. Uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là thói quen lành mạnh giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt. Ngoài ra, thói quen này còn giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da, chống khô da và làm giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da tiếp xúc.

hỗ trợ chữa lành tổn thương da
Nên uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da

Việc cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Đồng thời hạn chế tổn thương da lan rộng. Uống nhiều nước còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

8. Lá trầu không chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà

Lá trầu không là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong dân gian để khắc phục các vấn đề da liễu trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc. Hàm lượng polyphenol, đặc biệt là catalase và superoxide effutase có tác dụng kích thích sản sinh collagen. Đồng thời hỗ trợ làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương ở da và mô mềm.

Tinh dầu Eugenol trong lá trầu không còn có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc. Từ đó không chỉ có tác dụng kiểm soát của bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi đem rửa cho thật sạch với nước muối pha loãng.
  • Để cho ráo nước rồi vò nhẹ cho hơi nhàu.
  • Đun sôi 2 lít nước sau đó thả lá trầu vào và đun thêm 5 phút nữa.
  • Đổ nước ra thau và chờ cho tới khi đủ đổ ấm.
  • Dùng nước lá trầu để ngâm rửa vùng da cần điều trị mỗi ngày 1 lần.

Tham khảo thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Viêm Da Tiếp Xúc Ở Vùng Kín

9. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Sức khỏe làn da không chỉ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài mà còn bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên trong. Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, khi đang mắc bệnh viêm da tiếp xúc bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin.

chữa viêm da tiếp xúc tại nhà
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe làn da

Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da do viêm da tiếp xúc từ bên trong. Đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên và màng lipid bảo vệ da, tránh triệu chứng kích hoạt trở lại.

  • Vitamin C: Đây chính là thành phần thiết yếu giúp củng cố và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời đẩy lùi các tế bào sắc tố melanin, giúp tăng sinh elastin, collagen… Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cà rốt, lựu, ổi, cam quýt… sẽ có thể giảm mức độ tổn thương da, cải thiện đề kháng và ngăn ngừa thâm sẹo rất tốt.
  • Vitamin nhóm B: Nhóm vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm khô ráp và bong tróc da. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm hay viêm da cơ địa. Nấm, rau bina, hạt mè, quả hạch, cà chua, bơ, yến mạch… là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B bạn nên bổ sung.
  • Vitamin E: Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa và dưỡng ẩm sâu cho làn da của bạn. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da, đồng thời tăng tốc độ phục hồi da. Bơ, mật ong, cá hồi, dầu oliu… đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao.

Ngoài ra, khi bị viêm da tiếp xúc bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống gây ảnh hưởng xấu cho làn da. Điển hình như cà phê, trà đặc, rượu bia, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm dễ gây dị ứng…

Áp dụng các cách chăm sóc và chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên nặng nề, bạn cần chú ý phối hợp với các biện pháp chuyên sâu theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát tốt nhất diễn tiến của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách chăm sóc, điều trị

Trẻ em là đối tượng có làn da rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương khi...

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc và zona khá giống nhau. Chẳng hạn tình trạng đau rát, nổi...

Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Nhiều loại côn trùng có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc nếu chúng chạm trực tiếp lên da...

Viêm da dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phổ biến hiện nay

Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý

Theo ước tính, trung bình ở một người trưởng thành sẽ sử dụng ít nhất bảy loại sản phẩm chăm...

Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín là một dạng kích ứng da xảy ra khi bộ phận sinh dục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *