Vết chàm bẩm sinh có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh là một trong những khuyết điểm trên bề mặt da có từ lúc trẻ lọt lòng. Những vết chàm bẩm sinh có chữa được không? Các biện pháp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm bẩm sinh bạn cần biết.

Vài nét về chàm bẩm sinh

Khác với bệnh chàm da (Eczema), vết chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh (Birth Marks) là một dạng bất thường bẩm sinh xuất hiện trên da. Phần lớn những vết chàm bẩm sinh trên da là lành tính. Có thể quan sát thấy vết chàm / bớt bẩm sinh trên da ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu tiên sau sinh. Những vị trí xuất hiện bớt bẩm sinh có thể xảy ra tại bất cứ vùng da nào.

Những dấu vết chàm / bớt bẩm sinh có thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng và một số đặc điểm khác. Tùy theo từng trường hợp vết chàm / bớt bẩm sinh mà các vết này có thể là tạm thời, mất dần khi lớn lên hoặc có thể là vĩnh viễn và tồn tại theo thời gian. Một số vết bớt có kích thước không ổn định, tăng dần diện tích theo thời gian.

Những nguyên nhân gây ra vết chàm / bớt bẩm sinh

Hiện tại vẫn chưa xác định rõ những nguyên nhân gây ra vết chàm / bớt bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng các vết chàm bẩm sinh chủ yếu có liên quan đến một số rối loạn trong cơ thể như:

  • Quá trình phát triển quá mức của các mạch máu ở một số vùng da nhất định trong thai kỳ.
  • Xuất hiện chàm bẩm sinh dao sự tăng sinh tế bào melanocytes.
  • Một số rối loạn về cơ trơn, chất béo trong cơ thể.
  • Ảnh hưởng của quá trình rối loạn nguyên bào sợi hoặc rối loạn keratinocytes.
  • Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến tình trạng vết chàm bẩm sinh.

Ngoài ra, các vết chàm bẩm sinh cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác chưa được ghi nhận một cách đầy đủ.

Các loại vết chàm / bớt bẩm sinh thường gặp

Có khá nhiều dạng vết bớt khác nhau, tuy nhiên có thể chia làm hai dạng bớt phổ biến là bớt sắc tố và bớt mạch máu. Trong hai nhóm bớt sắc tố và bớt mạch máu lại chia làm nhiều dạng bớt nhỏ hơn, bao gồm:

1. Chàm / bớt sắc tố

Các vết chàm, bớt sắc tố là dạng bớt xuất hiện chủ yếu do quá nhiều tế bào sắc tố tập trung tại 1 vùng da. Điều này khiến cho vùng da nhiều sắc tố có đặc điểm khác biệt so với các vị trí khác. Tùy theo các sắc tố khác nhau, mức độ tập trung sắc tố,… sẽ hình thành nhiều dạng chàm / bớt khác biệt. Trong nhóm chàm / bớt sắc tố có thể chia làm một số nhóm nhỏ như:

# Vết bớt dạng nốt ruồi (congenital nevi)

Những vết bớt có dạng hạt, đốm giống nốt ruồi thường có sắc độ từ hồng đến nâu nhạt, một số vết bớt dạng nốt ruồi còn có màu đen. Kích thước của các vết bớt dạng nốt ruồi cũng khác nhau, có thể bằng phẳng trên bề mặt da hoặc trồi lên trên bề mặt da.

Một số vết bớt dạng nốt ruồi chỉ là vết bớt sắc tố đơn thuần nhưng cũng có tỉ lệ nhỏ các vết bớt dạng nốt ruồi là cảnh báo bệnh ung thư da. Do đó khi bệnh nhân có vết bớt dạng nốt ruồi cần chú ý theo dõi những dấu hiệu tiến triển trên da để đề phòng những tiến triển xấu.

Vết bớt dạng nốt ruồi
Vết bớt dạng nốt ruồi bẩm sinh trên da của bệnh nhi

# Vết bớt đốm cà phê (Café au lait spots)

Đúng như tên gọi, những vết bớt dạng đốm cà phê thường có màu nâu nhạt như cà phê sữa. Đặc trưng của vết bớt đốm cà phê sữa là phụ thuộc vào màu sắc sắc tố tự nhiên trên da. Những người có da sáng thường có vết bớt đốm cà phê sáng màu hơn. Ngược lại, những người có làn da tối màu thì cũng có vết bớt đốm cà phê sẫm màu hơn.

Vết bớt đốm cà phê
Vết bớt đốm cà phê thường có màu nâu nhạt

# Vết bớt xanh Mông Cổ (Mongolian blue spots)

Dạng bớt xanh Mông Cổ thường đặc trưng với đốm màu xám xanh và phẳng. Đặc trưng của dạng bớt này là xảy ra chủ yếu ở người có làn da sẫm, tối màu. Hiếm khi vết bớt xanh Mông Cổ xảy ra ở người có làn da sáng màu. Những vị trí phổ biến của dạng bớt này thường là vùng lưng, mông. Thời gian xuất hiện của dạng bớt này thường từ sơ sinh cho đến dưới 4 tuổi, sau giai đoạn này, bớt xanh Mông Cổ thường biến mất hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cá biệt vết bớt vẫn còn trên da.

Vết bớt xanh Mông Cổ
Vết bớt xanh Mông Cổ thường có màu xanh đặc trưng, có thể mờ dần khi lớn lên

2. Chàm / bớt mạch máu

Dạng chàm / bớt mạch máu là một rối loạn ngoài da bẩm sinh. Rối loạn này thường liên quan đến sự co cụm các mạch máu dưới da. Tỉ lệ xuất hiện các vết bớt / chàm mạch máu thường dao động từ 10 – 40% những trường hợp trẻ sơ sinh. Trong nhóm chàm / bớt mạch máu có thể chia thành nhiều dạng nhỏ như:

# Vết bớt / chàm màu cá hồi (Salmon patches)

Mảng vết bớt, chàm màu cá hồi đa số xuất hiện trên phần đầu, đặc biệt là vùng giữa mắt, mí mắt, vùng da sau gáy,… Vùng da có vết bớt màu cá hồi thường xuất hiện do các cụm mạch máu nhỏ dưới da co cụm lại. Những trường hợp vết bớt màu cá hồi thường tự biến mất sau một thời gian nhất định, phai màu dần và đôi khi không cần áp dụng các biện pháp điều trị.

Vết bớt / chàm màu cá hồi
Vết bớt / chàm màu cá hồi trên da đầu

# Vết u máu

Các vết u máu dưới da thường có nhiều màu khác nhau như xanh, hồng, đỏ tươi,… Đa số vết u máu xuất hiện chủ yếu dưới dạng đốm phẳng, nhỏ trên những vị trí như đầu, cổ, các chi. Cá biệt, một số trường hợp u máu vùng đầu có kích thước lớn cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng đường hô hấp, ảnh hưởng đường thở.

Vết u máu
Vết u máu trên da đầu rất đặc trưng, có thể xuất hiện với những kích thước khác nhau.

# Vết bớt rượu vang (nevus flammeus)

Những mạch máu nhỏ dưới da hình thành một cách bất thường có thể dẫn đến các vết bớt màu rượu vang. Trên lý thuyết, dạng bớt này có thể gặp ở bất cứ vùng da nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy vùng mặt, cổ là những vị trí thường gặp bớt rượu vang nhiều nhất. Vết bớt rượu vang thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp có thể cần phải điều trị nếu ảnh hưởng đến vùng mắt, gây ra các vấn đề ngoài da. Đồng thời, theo nhiều chuyên gia, dạng bớt này không di truyền.

Vết bớt rượu vang
Vết bớt rượu vang trên da thường có màu hồng đậm, tím sẫm

Vết chàm bẩm sinh có chữa được không?

Tùy theo từng dạng bớt / chàm bẩm sinh khác nhau mà có thể không cần điều trị, để cho vết bớt tự khỏi hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị vết chàm bẩm sinh bao gồm:

1. Tẩy vết chàm bẩm sinh bằng laser

Sử dụng laser là một trong những cách để làm mờ các vết chàm / bớt bẩm sinh. Làm mờ vết chàm, bớt bẩm sinh càng thực hiện sớm càng giúp cho việc điều trị bằng laser có hiệu quả hơn. Việc sử dụng laser để tẩy vết chàm cần theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế các vấn đề như sưng, đau, bầm tím,…

2. Sử dụng Corticosteroid

Corticosteroid là một trong những nhóm thuốc chống viêm sưng ngoài da. Bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid với các mức độ khác nhau để làm mờ các vùng da có vết bớt, chàm do sắc tố, làm giảm kích thước các mạch máu nhỏ dưới da do bớt / chàm mạch máu,…

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng chàm / bớt bẩm sinh nếu như chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những vết bớt / chàm bẩm sinh cần thực hiện phẫu thuật thường là những bớt ăn sâu dưới da, những vết bớt nằm gần vùng mắt, gây ảnh hưởng xấu đến thị lực, vết bớt gần mũi, gây chèn ép đường thở, những vết bớt có nguy cơ dẫn đến ung thư,…

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Tuyết Lan điều trị thành công ca bệnh mề đay mãn tính tái phát mùa lạnh

Bác sĩ Tuyết Lan điều trị thành công ca bệnh mề đay mãn tính tái phát mùa lạnh

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y...

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và...

Tìm hiểu các loại nhiễm trùng da và phương pháp điều trị

Nhiễm trùng da là hiện tượng vi khuẩn, virus hoặc vi nấm xâm nhập và gây tổn thương da. Đa...

Bị zona thần kinh có được tắm không?

Phát ban trên da, mụn nước và cảm giác đau rát khiến cho nhiều người e ngại, phân vân không...

Bệnh giời leo có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Bệnh giời leo có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Nếu không được điều trị sớm, bệnh giời leo có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy biến chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *