Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mà đặc trưng là những nốt mụn nước có kích thước không đồng đều kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó bệnh tổ đỉa ở bàn chân được đánh giá là xảy ra phổ biến, dai dẳng và khó kiểm soát nhất. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu và cách điều trị bệnh.

VTV2 GIỚI THIỆU: Giải pháp VÀNG chặn đứng tổ đỉa, NGĂN TÁI PHÁT hiệu quả từ 100% thảo dược tự nhiên

Tình trạng á sừng được cải thiện rõ rệt sau khi dùng thuốc
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 3579 bệnh nhân thoát khỏi các bệnh viêm da mãn tính trong đó có tổ đỉa. Với hiệu quả, tính an toàn bài thuốc được VTV2 đưa tin đánh giá cao.

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân xảy ra do đâu?

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa xuất hiện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể thúc đẩy quá trình hình thành tổ đỉa ở bàn chân. Đồng thời khiến bệnh nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Cụ thể:

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở bàn chân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
  • Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị tổ đỉa hoặc bệnh viêm da sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không có tiền sử mắc bệnh.
  • Phản ứng dị ứng: Khi va chạm hoặc tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây dị ứng như hóa chất gia dụng, chất tẩy rửa, dầu gội, xà phòng, niken… sẽ khiến da dễ bị kích ứng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa và nhiều bệnh viêm da khác hình thành.
  • Nhiễm nấm da: Tình trạng nhiễm nấm da thường xuất hiện giữa những ngón tay và giữa những ngón chân. Khi không sớm phát hiện và kiểm soát, nấm da sẽ phát triển và tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa xuất hiện. Bên cạnh đó nhiễm nấm da không dược điều trị còn có khả năng lây lan và gây biến chứng.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, áp lực công việc, áp lực trong cuộc sống, lo âu, stress, buồn phiền… trong một thời gian dài có thể góp phần thúc đẩy bệnh tổ đỉa phát triển.
  • Môi trường làm việc: Những người làm việc trong môi trường cần phải tiếp xúc với kim loại (coban, niken…) thường có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao.
  • Đổ nhiều mồ hôi: Bệnh tổ đỉa ở bàn chân do đổ nhiều mồ hôi xảy ra phổ biến hơn vào mùa hè, thời tiết nóng bức. Ngoài ra những người sinh sống và làm việc trong môi trường có khí hậu nóng ẩm cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng thực phẩm không phù hợp: Việc sử dụng một số loại thực phẩm chứa nhiều coban như cá, nghêu, gan, rau xanh, sữa, các loại hạt… ở những người có cơ địa nhạy cảm sẽ khiến da dễ bị kích ứng và gây bệnh tổ đỉa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân khi xuất hiện sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra ở lòng bàn chân, ở kẽ và trên các ngón chân. Sau vài giờ kể từ khi cảm giác nóng rát và cơn ngứa xuất hiện, tại vùng da bị tổn thương sẽ hình thành nhiều mụn nước li ti, bên trong chứa nước hoặc dịch lỏng.

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tổn thương trên da cùng với mụn nước có thể xuất hiện với kích thước lớn. Chúng mọc rải rác hoặc tại thành cụm ở lòng bàn chân, mu bàn chân, ở kẽ và trên ngón chân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở bàn chân
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở bàn chân gồm mụn nước li ti, bên trong chứa nước hoặc dịch lỏng, nóng rát, ngứa ngáy…

Nếu không cẩn thận, mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, gây đau rát và nhiễm trùng da. Khi nhiễm trùng xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy tại vùng da bị nhiễm trùng có dịch mủ chảy ra, đau rát, có một lớp vảy màu vàng nhạt bao phủ lên bề mặt da.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng thuyên giảm sau 3  – 4 tuần kể từ khi bùng phát và tái phát ngay sau đó. Tuy nhiên thời gian phát bệnh đối với người bị tổ đỉa ở bàn chân thường kéo dài hơn. Bên cạnh đó quá trình kiểm soát triệu chứng gặp nhiều khó khăn và rất khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Trong trường hợp người bị tổ đỉa ở bàn chân không có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, da khô, nứt nẻ, tạo cảm giác đau rát và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Bạn đang gặp những triệu chứng nào?

CHIA SẺ NGAY NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Để chữa tổ đỉa ở bàn chân và kiểm soát triệu chứng của bệnh, người bệnh cần tránh tiếp xúc hay sử dụng tất cả yếu tiếp có thể gây kích ứng da và tạo điều kiện cho bệnh hình thành. Đặc biệt, bạn cần tránh tiếp xúc hoặc làm việc với kim loại.

Quá trình điều trị tổ đỉa ở bàn chân thường dựa vào khả năng phát triển bệnh lý, mức độ tổn thương da, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân gồm:

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng phương pháp Tây y

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với thuốc của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa bằng các loại thuốc sau:

Kem bôi Steroid không kê đơn

Để giảm viêm và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương trên da, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định và hướng dẫn bạn sử dụng kem bôi Steroid.

Dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000)

Đối với người bị tổ đỉa ở bàn chân, dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000) sẽ được sử dụng để ngâm chân. Từ đó giúp làm giảm cảm giác nóng bỏng, ngứa ngáy và phòng ngừa viêm nhiễm. Đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng vỡ mụn nước gây đau rát và lây lan sang vùng da lành.

Để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, mỗi ngày người bệnh nên ngâm chân trong dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000) từ 1 – 2 lần, mỗi lần ngâm từ 10 – 15 phút. Sử dụng tối đa trong 5 ngày.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong điều trị tổ đỉa ở bàn chân với mục đích an thần và chống ngứa. Để an thần và dễ ngủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng loại thuốc này vào ban đêm.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng khi có nghi ngờ tổ đỉa gây nhiễm trùng hoặc bệnh tổ đỉa ở bàn chân của bạn xảy ra đồng thời với biểu hiện nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh không có khả năng điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên loại thuốc này có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị các dạng nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định khi có nghi ngờ bệnh tổ đỉa gây nhiễm trùng

Thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi loại mạnh

Khi những loại thuốc thông thường không thể kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở bàn chân, bệnh có xu hướng phát triển mạnh hoặc đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi loại mạnh.

Việc sử dụng thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên bề mặt da và ngăn ngừa bệnh lây lan. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết và có yêu cần từ bác sĩ.

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Trong trường hợp bệnh tổ đỉa ở bàn chân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Điển hình như Ciclosporin, Azathioprin, Pimecrolimus, Tacrolimus…

Tương tự như thuốc Steroid dạng viên uống, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế loại thuốc này chỉ được sử dụng khi những loại thuốc điều trị khác không thể mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Quang trị liệu

Quang trị liệu là liệu pháp chữa bệnh được áp dụng cho các trường hợp viêm da không thể kiểm soát bằng thuốc. Để chữa lành tổn thương do tổ đỉa gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tia cực tím để tác động lên vùng da bệnh.

Tuy có thể làm lành tổn thương và kiểm soát tốt triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra nhưng việc sử dụng liệu pháp quang trị liệu có thể làm tăng nguy cơ hình thành một số vấn đề, bệnh lý về da. Cụ thể như lão hóa da, ung thư da. Do đó bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần thận trọng trước quyết định sử dụng liệu pháp chữa bệnh này.

[CẨN TRỌNG] ĐỪNG LẠM DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TÂY Y

Kiểm soát bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở bàn chân có thể được kiểm soát bằng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên điều trị tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát, triệu chứng chưa lan rộng, không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Đối với những trường hợp nặng, tổn thương lan rộng, người bệnh có thể áp đụng đồng thời biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng và chữa bệnh.

Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà sau:

Biện pháp chườm đá / chườm mát

Cả biện pháp chườm đá và chườm mát đều có khả năng làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy và nóng bỏng do bệnh tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng cải thiện những tổn thương trên bề mặt da và phòng ngừa mụn nước vỡ.

Đối với biện pháp chườm đá, bạn sử dụng một túi vải mềm và mỏng để đựng một ít đá lạnh. Sau đó nhẹ nhàng áp túi vải lên vùng da đang bị tổn thương. Sau 15 phút bạn sẽ nhận thấy cơn ngứa và các triệu chứng khác thuyên giảm đáng kể.

Đối với biện pháp chườm mát, bạn cho một ít đá lạnh vào chậu nước. Sau đó ngâm chân trong chậu nước mát khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 3 lần khi nhận thấy cơn ngứa xuất hiện.

Biện pháp chườm đá / chườm mát
Biện pháp chườm đá, chườm mát có thể làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy và nóng bỏng do bệnh tổ đỉa ở chân gây ra

Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da

Bất cứ khi nào cảm thấy da khô hoặc 2 lần mỗi ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ), bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da để phòng ngừa da khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Đồng thời phòng ngừa cơn ngứa và tình trạng kích ứng da xuất hiện.

Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa. Sau đó thoa một lớp mỏng kem. Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng massage da để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào da. Từ đó làm ẩm và phòng ngừa triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện.

Chữa tổ đỉa ở bàn chân bằng tỏi

Thành phần của tỏi là các hoạt chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Vì thế việc đưa tỏi vào quá trình điều trị bệnh tổ đỉa sẽ giúp sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Ngoài ra các hoạt chất trong tỏi còn có khả năng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, giảm đau, chống ngứa và cải thiện tình trạng đỏ da.

Nguyên liệu:

  • 2 củ tỏi tươi
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ tỏi, rửa sạch và đập dập
  • Cho toàn bộ tỏi vào bình thủy tinh chứa 300ml rượu trắng
  • Đặp kín nắp, đặt ở những nơi khô ráo và ngâm trong 1 tuần
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa
  • Dùng bông gòn thấm vào rượu tỏi và thoa lên vùng da bệnh
  • Người bệnh áp dụng cách chữa tổ đỉa ở bàn chân bằng tỏi từ 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi cơn ngứa và các triệu chứng khác được cải thiện.

Dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Muối có khả năng sát khuẩn cao. Việc sử dụng muối sẽ giúp bạn phòng ngừa tổn thương ngoài da lan rộng, chống nhiễm trùng da, cải thiện các nốt mụn nước và se khít vết thương.

Ngoài ra muối còn có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa mụn nước hình thành và cải thiện cảm giác đau rát.

Dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân
Dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Nguyên liệu:

  • Muối hạt to với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Cho một lượng vừa đủ muối hạt to vào chảo
  • Tiến hành rang khô đều cho nóng
  • Tắt bếp, đợi đến khi muối ấm thì xoa lên vết thương cho đến khi nguội
  • Thực hiện cách dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân từ 1 – 2 lần. Kiên trì áp dụng trong 10 ngày sẽ nhận thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không cắt dứt được căn nguyên gây bệnh. Cần tránh quá phụ thuộc để khiến triệu chứng bệnh nặng hơn, khó can thiệp!

Đẩy lùi tổ đỉa ở chân, hết ngứa – tiêu mụn nước nhờ thảo dược Đông y

Theo Y học cổ truyền, bệnh tổ đỉa ở chân do độc tà, thấp tà hay phong tà xâm nhập vào cơ thể, sau đó tích tụ dưới biểu bì bàn chân gây nên mụn nước kèm triệu chứng ngứa ngáy không dứt. 

Từ cơ chế đó, Y học cổ truyền đưa ra nguyên tắc trị bệnh dựa vào khu phong, trừ thấp, đào thải độc tố… từng bước đẩy lùi tổ đỉa. Đặc biệt, các bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, vừa bồi bổ cơ thể, vừa nâng cao miễn dịch, ngăn tái phát.

Trên cơ sở kế thừa trọn vẹn y lý trị bệnh của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã đi đến hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang với công thức HOÀN CHỈNH, CHUYÊN SÂU. Từ đó mang tới hiệu quả đẩy lùi tổ đỉa trên 95% bệnh nhân, ngăn tái phát hiệu quả.

Thanh bì Dưỡng can thang: Loại bỏ mụn nước, khô se miệng vết thương, khiến tổ đỉa “MỘT ĐI KHÓ TRỞ LẠI”

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là công thức trị viêm da, tổ đỉa trứ danh của Trung tâm Thuốc dân tộc. Từ khi được ứng dụng vào thực tiễn, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 95% bệnh nhân lành bệnh, thoát khỏi mụn nước – ngứa ngáy ngay liệu trình đầu. Số ít bệnh nhân còn lại do chưa kiêng khem khoa học, cơ địa chậm hấp thu dược chất nên cần thêm thời gian.

Đem đến hiệu quả chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin giới thiệu trong số phát sóng 16/11/2019. Với chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng Y học cổ truyền”, chương trình đánh giá cao thành phần, công thức của bài thuốc. 

Mời xem chi tiết chương trình TẠI ĐÂY hoặc theo dõi qua video được cắt bên dưới:

Kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương, lấy cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì làm nền tảng, qua nghiên cứu bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện theo công thức “3 TRONG 1” đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. Từ đó, bài thuốc từng bước cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi các triệu chứng tổ đỉa.

  • Thuốc NGÂM RỬA: Sát khuẩn, làm sạch da chuyên sâu, xử lý miệng các vết thương do mụn nước vỡ để lại, ngăn nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc BÔI: Xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, xử lý lớp da bong tróc do mụn nước đã vỡ và khô miệng, tái tạo tế bào da mới, phục hồi da ở lòng bàn chân.
  • Thuốc UỐNG: Thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố sâu bên trong cơ thể, nâng cao chức năng miễn dịch làn da, ngăn chặn nguy cơ tái phát tổ đỉa hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc TRỨ DANH “đánh bay” tổ đỉa được VTV2 đưa tin

Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho phép gia giảm linh hoạt. Căn cứ vào từng thể bệnh, cơ địa của mỗi người bác sĩ tại Trung tâm sẽ có những điều chỉnh phù hợp.

Chú trọng tới sự an toàn của người bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc đã lựa chọn ra 30 thảo dược chuẩn sạch GACP-WHO, chất lượng được kiểm duyệt kỹ lưỡng trong bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. 

  • Trong đó, 80% dược liệu được cung ứng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc. 
  • Số lượng còn lại được thu mua trực tiếp từ người dân bản địa nên chuẩn tự nhiên, dược chất dồi dào.
Bài thuốc quy tụ nhiều dược liệu quý
Bài thuốc quy tụ nhiều dược liệu quý

Với nguồn dược liệu sạch, được phối chế theo TỶ LỆ VÀNG, Thanh bì Dưỡng can thang đảm bảo an toàn – lành tính khi sử dụng. Đồng thời, bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả những người có cơ địa nhạy cảm nhất.

Trong hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công tổ đỉa nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có trường hợp của anh Tô Duy Linh (Sài Gòn). Nhờ kiên trì sử dụng bài thuốc, sau 2 tháng tình trạng bệnh của anh đã được kiểm soát tốt.

XEM CHI TIẾT: Chàng trai Sài Thành thoát bệnh tổ đỉa THẦN KỲ nhờ phác đồ ƯU VIỆT từ thảo dược

Bên cạnh anh Linh, đông đảo người bệnh cũng đã tin dùng bài thuốc và gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực:

Bệnh nhân vui mừng chia sẻ thành quả điều trị
Bệnh nhân vui mừng chia sẻ thành quả điều trị

ĐẶT LỊCH NGAY, NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA!

Chế độ chăm sóc, sinh hoạt dành cho người bị tổ đỉa ở bàn chân

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị theo sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân cần vệ sinh vết thương đúng cách, áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp và ăn uống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Vệ sinh vết thương đúng cách

  • Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần sử dụng nước dược liệu, xà phòng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ những vùng da đang bị tổn thương và vệ sinh tay
  • Tránh sử dụng nước lã quá nhiều
  • Những người bị tổ đỉa ở chân cần hạn chế đi lại, tránh vận động mạnh. Bởi điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh, khiến vết thương lâu lành.
  • Sử dụng xà phòng diệt khuẩn, sữa tắm dịu nhẹ, có nguồn gốc thiên nhiên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp và ăn uống lành mạnh

  • Vệ sinh da sạch sẽ sau khi tiếp xúc với kim loại hoặc các tác nhân có khả năng gây dị ứng khác.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm da bằng các loại kem dưỡng da dịu nhẹ, phù hợp với người đang mắc bệnh tổ đỉa.
  • Tránh việc cào, cấu, gãi ngứa vào những vùng da đang bị tổn thương, có mụn nước. Bởi hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da, đau đớn khi mụn nước vỡ, tổn thương lan rộng và hình thành thêm nhiều rủi ro khác.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E) như các loại hoa quả, rau củ… Những loại thực phẩm này sẽ giúp người bệnh cải thiện sức đề kháng, kích thích các hoạt động ở hệ tiêu hóa diễn ra tốt và hiệu quả hơn. Đồng thời làm mát vá đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung kẽm thông qua thuốc hoặc các loại thực phẩm như yến mạch, ngũ cốc, súp lơ, hạnh nhân, mầm lúa mì, các loại hạt, đậu…
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm mang tính nóng như thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc dùng thực phẩm mang tính hàn như hải sản. Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ gây dị ứng và hình thành biểu hiện khó tiêu.
  • Tránh sử dụng món ăn nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
  • Không lạm dụng các loại rượu bia, thức uống có cồn, chất kích thích. Bởi việc sử dụng những sản phẩm này có thể khiến chức năng gan bị biến đổi, men gan tăng cao khiến bệnh tổ đỉa của bạn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không thức khuya, rèn luyện thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giấc.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
  • Có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh để áp lực, căng thẳng kéo dài. Để giúp thư giãn đầu óc và kiểm soát căng thẳng, người bị tổ đỉa ở chân có thể tham gia vào các hoạt động tập thể, ngồi thiền hoặc tập yoga.
Chế độ sinh hoạt dành cho người bị tổ đỉa ở bàn chân
Thư giãn đầu óc và kiểm soát căng thẳng bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, ngồi thiền hoặc tập yoga

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân là bệnh viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh khó chữa dứt điểm và có thể để lại nhiều rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là khi người bệnh không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. Vì thế ngay khi nhận thấy biểu hiện đầu tiên xuất hiện, người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để kiểm tra và áp dụng các phương pháp chữa bệnh của bác sĩ. Đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị.

MỜI XEM THÊM: Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

ĐỪNG BỎ LỠ:

Bệnh tổ đỉa có thể tái phát nhiều lần.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? không chữa có hết không?

Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước xuất hiện trên da gây ngứa rát, bong tróc da. Bệnh...

Bị tổ đỉa khi mang thai – tất tần tật những điều mẹ bầu cần phải biết

Các thay đổi trong thời gian mang thai có thể kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa bùng phát....

Bài thuốc chữa ngứa tổ đỉa bằng khế nướng

Chữa ngứa tổ đỉa bằng khế nướng là một trong những cách trị bệnh khá phổ biến trong dân gian....

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trong nhân gian, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.