Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay sắc tố là các tổn thương trên bề mặt da khiến da bị ngứa và thay đổi màu sắc. Tình trạng này có thể chuyển thành ung thư nếu bạn không can thiệp điều trị từ sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả mề đay sắc tố để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Thông tin về bệnh mề đay sắc tố

Mề đay sắc tố hình thành do các tế bào bạch cầu xuất hiện quá nhiều trong cấu trúc da. Các tế bào này đóng vai trò miễn dịch và chống nhiễm trùng cho cơ thể. Tuy nhiên khi chúng hoạt động quá mức, các vấn đề về da liễu sẽ xuất hiện. Mề đay sắc tố thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có trường hợp người trưởng thành gặp phải các trường hợp này.

Mề đay sắc tố
Mề đay sắc tố là bệnh lý da liễu không phổ biến

1. Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng đặc trưng của mề đay sắc tố là những đốm da có màu đậm hơn vùng da bình thường (thường có màu nâu nhạt hoặc đậm). Khi ma sát vùng da này, cơ thể sẽ giải phóng histamine gây ngứa dữ dội, phát ban hoặc xuất hiện mụn nước.

Các triệu chứng thường gặp của mề đay sắc tố bao gồm:

  • Ngứa
  • Đỏ da
  • Tăng sắc tố trên da

Nếu bệnh xuất hiện ở người lớn, các triệu chứng không phổ biến có thể phát sinh như:

  • Tiêu chảy
  • Nhịp tim nhanh
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Đau đầu

2. Nguyên nhân gây mề đay sắc tố

Nguyên nhân chính xác gây ra mề đay sắc tố vẫn chưa được xác định. Giả thuyết được đưa ra là do người bệnh thừa hưởng gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Các nhà khoa học cho rằng, đột biến ở axit amin thứ 816 khiến cho tín hiệu được truyền liên tục đến tế bào bạch cầu, dẫn đến sự tăng sinh bất thường.

nguyên nhân gây mề đay sắc tố
Căn bệnh này có thể do di truyền đột biến axit amin ở vị trí thứ 816

Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Căng thẳng
  • Ma sát da quá mức
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Rượu
  • Morphine

Một số trường hợp bị bệnh không tìm được nguyên nhân.

3. Biến chứng có thể xảy ra

Hầu hết mề đay sắc tố chỉ ảnh hưởng đến da, các biến chứng nghiêm trọng chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành. Mề đay sắc tố có thể gây ảnh hưởng đến gan, lách và tủy xương.

Ngoài ra, quá trình điều trị mề đay sắc tố có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Hội chứng da đỏ
  • Đái tháo đường
  • Kháng insulin

4. Chẩn đoán bệnh mề đay sắc tố

Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể thử chà xát lên da nhằm quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu vùng da đó xuất hiện mẩn đỏ, rất có thể bạn đã mắc phải mề đay sắc tố.

Căn bệnh này có thể phát triển thành các loại ung thư như:

  • U ác tính (ung thư da)
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy (là tình trạng lớp ngoài của da tăng trưởng bất thường)
  • Dày sừng quang hóa (da bị ung thư do tia UV gây ra)

Bác sĩ có thể lấy sinh thiết để kiểm tra bằng kính hiển vi. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ dự đoán nguy cơ ung thư  và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Điều trị bệnh mề đay sắc tố

Hiện nay, không có biện pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mề đay sắc tố. Mục đích của việc điều trị là tập trung vào việc thuyên giảm các triệu chứng và giới hạn mức độ tổn thương ở da.

điều trị mề đay sắc tố
Mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng và hạn chế mức độ tổn thương

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh histamine của cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng đỏ, ngứa và rát da.
  • Corticosteroid: Có thể sử dụng thuốc điều trị tại chỗ (bao gồm thuốc dạng gel hoặc kem) hoặc thuốc tiêm. Corticosteroid có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch nhằm làm giảm sưng viêm và các triệu chứng do bệnh gây ra.
  • Băng Hydrocoloid: Được sử dụng để tăng độ hấp thu của da với thuốc điều trị. Tuy nhiên, bạn nên thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
  • Fluocinolone acetonide: Là một corticosteroid tổng hợp, được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ do bệnh bệnh gây ra. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể làm giãn mao mạch, teo da, do đó bạn chỉ nên dùng trong một thời gian được bác sĩ chỉ định.
  • Quang hóa trị liệu: Ở người trưởng thành bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng quang hóa trị liệu để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý này gây ra. Quang hóa trị liệu là liệu pháp sử dụng tia cực tím để ngăn cản quá trình tăng sinh vảy và ức chế các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).

Để bệnh chuyển biến theo hướng tích cực, bạn nên:

  • Nên dùng thuốc đều đặn với liều lượng, tần suất theo chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Không dùng các loại thuốc: aspirin, codein (thuốc giảm đau gây nghiện), thuốc phiện (morphin)
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Hạn chế gãi hay chà xát lên vùng da bị bệnh.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh tình trạng móng tay gây xước và tổn thương da
  • Mặc đồ rộng rãi để tránh ma sát lên da
  • Dưỡng ẩm cho da để giảm ngứa ngáy, khó chịu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bài đọc thêm:

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Mẩn ngứa phát ban: nguyên nhân & hướng điều trị

Mẩn ngứa phát ban là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng/...

Tiêu ban Giải độc thang liệu pháp “quý hơn vàng” cho phụ nữ bị mề đay sau sinh

Bệnh mề đay sau sinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng về...

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Khám phá bài thuốc thảo dược “đánh bay” mề đay mẩn ngứa ở trẻ em an toàn, không tái phát

Mề đay, mẩn ngứa không chỉ đem đến những cơn ngứa ngáy và cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ,...

Tìm hiểu về bệnh mề đay da vẽ nổi

Mề đay da vẽ nổi là gì? Nguyên nhân và cách trị

Mề đay da vẽ nổi là một trong những loại mề đay thường gặp nhưng nhiều người ít quan tâm...

Dùng cây đơn đỏ chữa mề đay có thể bạn chưa biết

Chữa mề đay bằng lá đơn đỏ là cách dân gian được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, đến nay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.