Viêm da dị ứng ở mặt: Cách điều trị, phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như sữa rửa mặt, phấn trang điểm hay bụi bẩn… Chúng khiến da bị viêm đỏ, nổi mẩn, ngứa ngáy và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Để phòng ngừa và điều trị viêm da dị ứng ở mặt hiệu quả thì việc xác định được nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Viêm da dị ứng ở mặt là gì?

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt là tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy, tróc vảy xảy ra ở da mặt do da bị kích ứng. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như hóa chất, mỹ phẩm, mạt bụi, phấn hoa hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ để chống lại chúng nhưng lại vô tình khiến da mặt bị tổn thương.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.
Viêm da dị ứng ở mặt
Bệnh viêm da dị ứng ở mặt gây sưng đỏ da, nổi nhiều mẩn đỏ ngứa

Bất cứ ai đều có thể bị bệnh viêm da dị ứng ở một hay nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở mặt. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em – lứa tuổi có làn da khá nhạy cảm và phụ nữ – những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm.

Các triệu chứng của viêm da dị ứng ở mặt cũng có thể xuất hiện đồng thời ở một số vùng da khác trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân thường mắc kèm theo các bệnh lý mãn tính như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn.

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt nếu không được điều trị, xử lý tốt sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề trên da mặt cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc nắm rõ nguyên nhân cùng triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và sớm phát hiện bệnh nếu không may mắc phải.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt thường khởi phát sau khi bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, khói thuốc lá, lông chó mèo… Ngoài ra, sự phát triển của bệnh cũng có liên quan mật thiết đến cơ địa và tiền sử mắc bệnh trong gia đình.

Các nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt bao gồm:

  • Da nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm, da mỏng rất dễ bị kích ứng da khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm hay hóa chất, từ đó dẫn đến hiện tượng dị ứng, viêm da mặt.
  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ bị viêm da dị ứng ở mặt ngay từ khi còn bé nếu trong gia đình có cha, mẹ hay anh, chị, em cũng từng bị dị ứng da.
  • Mỹ phẩm: Sử dụng phấn trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt hay các sản phẩm chăm sóc da có thành phần không phù hợp hoặc kém chất lượng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm da dị ứng.
  • Trang phục: Những người thường xuyên mặc quần áo hay mang khẩu trang bằng vải chất liệu len hay vải jean, vải tổng hợp có thể khiến da mặt bị kích ứng, viêm nhiễm.
  • Các yếu tố dị nguyên: Tình trạng dị ứng, viêm da mặt có thể xảy ra sau khi bạn tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá hay mạt bụi trong không khí…
  • Thay đổi thời tiết: Một số trường hợp bị dị ứng thời tiết làm tổn thương đến da mặt. Hiện tượng này thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa trong năm khi nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc vào mùa xuân.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ cho da mặt khi sử dụng trong thời gian dài dẫn đến các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng ở mặt. Điển hình nhất  là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc các loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư.
  • Thực phẩm: Bạn có thể bị viêm da dị ứng ở mặt sau khi ăn một số thực phẩm chứa thành phần gây dị ứng.

Triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt

Khi bị viêm da dị ứng ở mặt, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Da mặt viêm đỏ
  • Xuất hiện nhiều nốt mụn nhỏ mọc rải rác hoặc nằm sát thành cụm trên da mặt. Khi gãi ngứa, mụn nước có thể bị vỡ ra và rỉ dịch. Sau một thời gian sẽ khô lại và đóng vảy sừng.
  • Da bị ngứa râm ran, âm ỉ kéo dài và có thể ngứa dữ dội hơn vào ban đêm
  • Khô da, da sần sùi, nứt nẻ, sau một thời gian thấy đóng vảy
  • Có thể rò rỉ dịch tiết hoặc bị chảy máu ở vết nứt
cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt
Bệnh viêm da dị ứng ở mặt gây nhiều triệu chứng khó chịu và khiến da mặt trở nên mất thẩm mỹ

Các dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng ở mặt ảnh hưởng nhiều nhất đến khu vực da đầu, xung quanh hai mắt, trên trán hoặc hai bên má.

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng không phải là một bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vậy, khi mắc căn bệnh này bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng, đặc biệt là những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ cùng với tình trạng bong tróc da trên mặt cũng khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sự tự tin của bạn khi tiếp xúc với người khác.

Ngoài ra, bệnh viêm da dị ứng ở mặt nếu không được xử lý tốt còn có thể mang lại các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da mặt: Tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất dễ xảy ra ở người bị viêm da dị ứng ở mặt. Nguyên nhân là do bạn chăm sóc da không đúng cách hoặc dùng tay gãi ngứa mạnh khiến da bị tổn thương. Da mặt bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến lở loét, làm mủ gây khó khăn, tốn kém cho quá trình điều trị.
  • Sẹo, vết thâm da: Bệnh viêm da dị ứng ở mặt không được điều trị, xử lý đúng cách sẽ gây hình thành sẹo và vết thâm xấu xí trên bề mặt da. Chúng khiến cho khuôn mặt bạn trở nên kém xinh và thiếu sức sống.
  • Viêm da thần kinh (lichen đơn dạng mãn tính): Da mặt bị chà sát nhiều dẫn đến trầy xước, dày hơn và hình thành các mảng da khô bong tróc. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do bệnh viêm da dị ứng ở mặt kéo dài gây tổn thương cho các dây thần kinh ngoại biên.
  • Các biến chứng ở mắt: Bệnh cũng có thể gây tổn thương cho mắt và dẫn đến các biến chứng như viêm kết mạc, viêm mí mắt, giảm thị lực.

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng

Để chẩn đoán viêm da dị ứng ở mặt, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng bạn đang gặp phải, kiểm tra tiền sử bệnh và các dấu hiệu ngoài da. Ngoài ra, xét nghiệm Patch test: có thể được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng.

Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một tấm dán có chứa yếu tố gây dị ứng đem dán lên da. Nếu bề mặt da xuất hiện các dấu hiệu của viêm da dị ứng thì “thủ phạm” gây bệnh cũng được xác định.

Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt

Bệnh viêm da dị ứng chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm da, xoa dịu cơn ngứa và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến bệnh.

Các loại thuốc chữa viêm da dị ứng ở mặt thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc kháng histamin:

Hầu hết các trường hợp bị viêm da dị ứng ở mặt đều được chỉ định thuốc kháng histamin. Loại thuốc này có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, giảm ngứa da mặt, nổi mụn bằng cách ức chế hoạt động của histamin – một chất hóa học trung gian gây ra phản ứng viêm ngứa trên da mặt.

cách chữa viêm da dị ứng ở mặt bằng thuốc tây
Thuốc kháng histamin thường được bác sĩ kê đơn để điều trị 

Các loại thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến gồm Loratidin,  Cetirizin, Astemizol… Thuốc được bào chế theo dạng bôi hoặc uống. Sử dụng loại thuốc này cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khác ngoài da do phản ứng dị ứng gây ra, chẳng hạn như ngứa mắt, ngứa mũi, tắc nghẹt mũi… Thuốc có thể gây buồn ngủ nên cần thận trọng khi uống vào ban ngày, nhất là khi đang làm những công việc đòi hỏi sự tập trung.

Cách chữa viêm da dị ứng ở mặt bằng thuốc Corticosteroid

Một số bệnh nhân được điều trị viêm da dị ứng ở mặt bằng liệu pháp Corticosteroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, giảm sưng da mặt và các triệu chứng khác nên thích hợp cho những người bị nặng.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc Corticosteroid với hàm lượng, liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Tránh lạm dụng loại thuốc này quá mức bởi thuốc Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách.

– Thuốc kháng sinh:

Trường hợp viêm da dị ứng có bội nhiễm vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định kèm theo các loại thuốc trên. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng, giúp tổn thương trên da mặt nhanh lành.

Cách chăm sóc, phòng ngừa

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt rất dễ để lại di chứng hoặc tái phát trở lại nếu không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Để bảo vệ da mặt, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày để bổ sung thêm dưỡng chất cho da mặt, giúp ngăn ngừa khô da, bong tróc, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo tổn thương trên da. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các loại kem dưỡng có thành phần phù hợp để da mặt không bị kích ứng nặng thêm. Trong thời gian bị viêm da dị ứng ở mặt, tốt nhất chỉ nên dùng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính với da.
  • Hạn chế cào gãi mạnh khi bị ngứa. Để giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu trên da mặt bạn có thể chườm lạnh hay đắp khăn lạnh lên mặt sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tránh sử dụng các loại phấn trang điểm khiến da bị bít tắc lỗ chân lông và kích ứng nặng hơn. Ngay cả khi đã chữa khỏi bệnh viêm da dị ứng ở mặt, bạn cũng nên hạn chế tối đa thời gian sử dụng mỹ phẩm. Tẩy trang sạch sẽ ngay sau khi về nhà để da mặt được thông thoáng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Không dùng nước quá nóng để tắm rửa.
  • Giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ. Không để da mặt đổ nhiều mồ hôi hoặc dầu nhờn.
  • Tránh sử dụng sữa rửa mặt hay kem dưỡng trắng chứa chất tẩy mạnh.
  • Uống nhiều nước để da mặt được cấp ẩm tốt, đồng thời đào thải bớt độc tố cho da.
  • Đeo khẩu trang bảo vệ da mặt khi đi ra ngoài. Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa, lông thú cưng trong nhà hay bụi bẩn…
  • Loại bỏ các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng ra khỏi thực đơn. Kiêng ăn đồ ngọt, đồ cay nóng hoặc các món nhiều dầu mỡ. Thay vào đó bạn nên dùng nhiều rau củ quả tươi, các thực phẩm giàu vitamin C, omega 3 để đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào da mới, giúp tăng cường sức đề kháng cho da. Việc xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng ở mặt hiệu quả hơn.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức. Ngủ đủ giấc kết hợp tập thể dục thường xuyên để ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tổn thương trên da mặt nhanh phục hồi.

Bạn không nên bỏ qua

HỮU ÍCH:

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên làm gì?

Hăm tã là một trong những vấn đề ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

bà bầu bị lác đồng tiền

Bà bầu bị lác đồng tiền trị bằng cách nào an toàn?

Không ít bà bầu luôn cảm thấy lo lắng khi bị lác đồng tiền ngay trong thời kỳ mang thai....

Viêm mô tế bào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường lây lan trên bề...

Những thông tin cần biết về dị ứng hạt mè (hạt vừng)

Dị ứng hạt mè (hạt vừng): Căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Dị ứng hạt mè (hạt vừng) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, nhất là chúng có thể...

Dùng lá ổi nấu nước tắm chữa mề đay

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong dân gian, dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.