Viêm Amidan uống kháng sinh không khỏi phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm Amidan uống kháng sinh không khỏi có thể là do dùng thuốc điều trị sai căn nguyên gây bệnh hoặc do quá lạm dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy, để việc sử dụng thuốc mang lại kết quả tốt, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi
Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi – Nguyên nhân do đâu?

Tại sao viêm amidan uống kháng sinh không khỏi?

Viêm amidan uống kháng sinh mãi không khỏi có thể là do các nguyên nhân sau:

Dùng thuốc kháng sinh điều trị sai nguyên nhân gây viêm amidan

Theo các chuyên gia, viêm amidan hình thành thường do hai nguyên nhân phổ biến gây nên đó là do vi rút và vi khuẩn (bao gồm tụ cầu, khuẩn liên cầu,…). Với mỗi yếu tố gây bệnh khác nhau thường có cách điều trị bệnh không giống nhau. Vì thế, không thể áp dụng chung đơn thuốc cho các trường hợp viêm amidan.

Cụ thể, đối với trường hợp mắc bệnh viêm amidan do vi rút, bệnh sẽ tự thuyên giảm sau đó 4 – 5 ngày mà không cần điều trị y tế. Bác sĩ chỉ cần kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau, giảm ho và hạ sốt theo cân nặng khi bị viêm amidan kèm theo sốt cao 39 độ trở lên.

Đồng thời, người bệnh cũng nên chú ý xúc miệng thường xuyên bằng nước muối và tăng cường thể thao để nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên cân bằng chế độ dinh dưỡng để đẩy lùi bệnh. Còn trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, thuốc kháng sinh chính là lựa chọn phù hợp để kiểm soát và phòng ngừa bệnh phát triển.

Tuy nhiên, ở nhiều đối tượng viêm amidan do vi rút, bệnh nhân vẫn sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ nhờn thuốc dẫn đến tình trạng bệnh chữa mãi không khỏi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị viêm amidan do nhiễm khuẩn chứ không giúp tiêu diệt vi rút hoặc nấm gây bệnh. Chính vì vậy, để thuốc kháng sinh phát huy tối đa tác dụng chữa trị, người bệnh nên xác định chính xác nguyên nhân gây viêm amidan là gì. Từ đó mới sử dụng thuốc chữa trị phù hợp.

Do quá lạm dụng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân thứ hai của việc điều trị viêm amidan bằng kháng sinh mãi không khỏi là do trước đó người bệnh quá lạm dụng kháng sinh. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh ngay cả trong trường hợp viêm họng, viêm mũi,… Điều này sẽ làm tăng khả năng nhờn thuốc dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch yếu, khiến bệnh thêm trầm trọng.

Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi là do lạm dụng thuốc
Lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ làm suy giảm sức đề kháng và gây hiện tượng kháng kháng sinh. Vì vậy, uống nhiều kháng sinh khiến viêm amidan không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng

Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan nhưng không khỏi

Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan không những không chữa khỏi bệnh mà còn gây các vấn đề sau đây:

  • Gây tiểu đường hoặc béo phì: Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến hệ khuẩn có lợi bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ đường ruột. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường ở trẻ
  • Làm kháng sinh mất tác dụng chữa trị: Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh không còn quá xa lạ với người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh lạm dùng kháng sinh khiến vi khuẩn nhờn thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị. Khi đó, kháng sinh cũ không có tác dụng chữa trị, bác sĩ cần phải kê đơn thuốc khác với liều lượng nặng hơn
  • Gây hại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và thận: Thuốc kháng sinh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây độc thận và gan. Do đó, lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến hai cơ quan này bị tổn thương, làm suy giảm chức năng. Nếu không chữa trị kịp thời, làm tăng nguy cơ suy gan, suy thận, đe dọa đến tính mạng
  • Gây dị ứng: Một số loại thuốc kháng sinh có chứa phẩm. Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ có thể gây dị ứng

Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi nên xử lý như thế nào?

Trong quá trình điều trị viêm amidan bằng thuốc kháng sinh, nếu bệnh không thuyên giảm mà kéo dài, người bệnh nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe là bệnh nhân nên mang theo đơn thuốc đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế thăm khám. Dựa vào đơn thuốc cùng với kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa trị hợp lý ở mỗi người.

Viêm amidan uống thuốc kháng sinh không khỏi phải làm sao?
Người bị viêm amidan nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ để đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa tác dụng phụ do thuốc gây ra

Để việc sử dụng thuốc đạt được kết quả điều trị như ý, nhân viên y tế đưa ra lời khuyên cho người dùng thuốc như sau:

  • Sử dụng thuốc theo đơn kê từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh nhằm phòng tránh kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc chữa bệnh
  • Thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc hoặc thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng. Mục đích của việc làm này giúp nhân viên y tế kê toa thuốc phù hợp, tránh trường hợp tương tác thuốc làm tăng tác dụng phụ và giảm công dụng chữa trị
  • Người có chức năng thận hoặc gan suy giảm do cao tuổi hoặc do mắc các bệnh lý liên quan, trước khi dùng thuốc kháng sinh nên làm các xét nghiệm chức năng gan. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng sinh gây hại thận ở mức độ nặng

Bên cạnh việc sử dụng loại thuốc kháng sinh mới, người bệnh cũng có thể chuyển sang dùng các vị thuốc Đông y như kim ngân hoa, huyền sâm, xạ can,… Các loại thuốc này có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt, thuốc Đông y có nguồn gốc tự nhiên nên khá an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bệnh nhân cũng nên chú ý, thuốc có tác dụng chậm. Do đó, để nhận được kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, người bệnh nên chọn mua thuốc ở những cơ sở thuốc dân tộc uy tín, đảm bảo vệ sinh và chất lượng dược liệu. Tránh trường hợp mua thuốc không an toàn, chứa hóa chất khiến bệnh thêm tồi tệ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát

Để phòng tránh bệnh viêm amidan tái phát, người bệnh đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế ăn đồ lạnh
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Súc miệng bằng nước súc miệng bán trên thị trường hoặc nước muối pha loãng
  • Uống nhiều nước, khoảng 1.5 – 2 lít mỗi ngày
  • Không nên uống rượu bia hoặc các loại đồ uống có chứa chất kích thích khác
  • Tránh hút thuốc lá
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là giàu vitamin C, A để tăng cường sức đề kháng
  • Hạn chế uống kháng sinh. Trong trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng các biện pháp dân gian để cải thiện như dùng mật ong, gừng, nước chanh hoặc nghệ,…
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng hầu họng
  • Chữa trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm miệng hoặc viêm tai,…

Viêm Amidan uống kháng sinh không khỏi thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tái khám để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá đơn giản

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu...

Cắt amidan bằng máy Coblator và thông tin cần biết

Cắt amidan bằng máy Coblator là một phương pháp phẫu thuật sử dụng sóng radio cao tần và đầu dò...

Sỏi amidan là gì? Làm thế nào để loại bỏ chúng?

Một trong những bệnh liên quan đến amidan mà chúng ta có thể mắc phải là bệnh sỏi amidan. Nhưng...

Nên ăn và kiêng gì khi bị viêm amidan?

Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm amidan

Một chế độ ăn uống hợp lý, cộng với việc sử dụng các loại thực phẩm có lợi sẽ cải...

7 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên hay nhất

Cách chữa viêm amidan bằng thảo dược mặc dù cho hiệu quả từ từ nhưng khá an toàn cho sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.