Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị thường không giống nhau nhưng nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này.

Phân biệt viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Thông thường, đa số người bệnh đều sử dụng thuật ngữ viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi, bệnh nhân có thể bị viêm amidan nhưng không bị viêm họng liên cầu. Trong khi đó, người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn vẫn có thể bị viêm amidan. Vì vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây viêm họng liên cầu khuẩn chính là nguyên nhân gây kích ứng amidan bị sưng và viêm.

Do đó, để hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan, bạn hãy tham khảo những thông tin sau đây.

I. Triệu chứng viêm amidan, viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm amidan và bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thường có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Đó là bởi vì, viêm họng liên cầu khuẩn được coi là một dạng của viêm amidan. Tuy nhiên, người bị viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra có thể xuất hiện thêm một vài biểu hiện khác. Phân biệt viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan qua triệu chứng bệnh như:

Triệu chứng viêm amidan bao gồm:

  • Hạch bạch huyết lớn, mềm ở cổ.
  • Viêm họng.
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
  • Amidan bị sưng và đỏ.
  • Sốt.
  • Cứng cổ.
  • Đau dạ dày.
  • Trên bề mặt amidan bị đổi màu thành trắng hoặc vàng.
  • Đau đầu.

Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn:

  • Hạch bạch huyết lớn, mềm ở cổ.
  • Viêm họng.
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng.
  • Sốt cao hơn ở những người bị viêm amidan.
  • Cơ thể nhức mỏi.
  • Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Amidan đỏ và sưng, xuất hiện những mảng trắng mủ.
  • Đau đầu.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, người bệnh không cần gặp bác sĩ. Bởi triệu chứng viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn sẽ hết sau đó vài ngày nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc tại nhà. Chẳng hạn như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngậm viên ngậm trị viêm họng hoặc uống một ít chất lỏng.

Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan kéo dài hơn 4 ngày và không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.
  • Sốt do bệnh gây ra ngày càng nghiêm trọng, trên 39,5 độ C, gây khó thở, co giật.
  • Viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn tái phát đi tái phát lại nhiều lần trong năm.

Xem thêm: Viêm amidan gây đau tai và những điều cần lưu ý

II. Nguyên nhân gây viêm amidan, viêm họng liên cầu khuẩn

1/ Nguyên nhân gây viêm amidan

Viêm amidan có thể gây ra bởi nhiều loại vi trùng, vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, bệnh hình thành chủ yếu là do vi rút cảm lạnh, cảm cúm, virus adenovirus, virus herpes đơn giản, virus Epstein-Barr, virus coronavirus,… gây ra. Bên cạnh đó, viêm amidan cũng có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn.

Theo ước tính, có đến 15 – 30% trường hợp viêm amidan là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A, chủng khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Staphylococcus aureus (MRSA), Neisseria gonorrhoeae (lậu) và Chlamydia pneumoniae (chlamydia),… đều là những loại vi khuẩn gây viêm amidan phổ biến.

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn do Streptococcus
Một trong những điểm giống nhau của viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan là do chủng khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ngoài vi khuẩn, viêm amidan có thể do vi rút gây ra.

2/ Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng do liên cầu khuẩn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Tuổi tác: Viêm amiđan do vi khuẩn và viêm họng liên cầu khuẩn thường xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
  • Thời gian trong năm: Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến nhất vào đầu mùa xuân và mùa thu.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan đều là bệnh có tính lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Do đó, thường xuyên tiếp xúc với người bị bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở bạn.

III. Biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn tuy là hai bệnh khác nhau nhưng chúng có thể gây biến chứng tương tự nhau nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Chẳng hạn:

  • Viêm cầu thận.
  • Thấp khớp.

IV. Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan

Trong trường hợp viêm amidan, viêm họng do vi rút gây ra, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc như ibuprofen (Advil và Motrin) và acetaminophen (Tylenol) để chống viêm và hạ sốt. Hoặc cũng có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây để kiểm soát triệu chứng bệnh:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống thật nhiều nước. Có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước như trà chanh mật ong, trà gừng, cam thảo.
  • Tăng độ ẩm tại nơi làm việc, trong nhà, phòng ngủ bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra, các phương pháp trên chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không giải quyết triệt để căn nguyên. Vì vậy, để điều trị và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ chỉ định.

Phân biệt viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan do vi khuẩn gây ra cần được điều trị bằng kháng sinh. Còn đối với viêm amidan do vi rút, bệnh sẽ khỏi sau đó vài ngày.

1/ Điều trị viêm amidan:

Khi bị viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Thuốc không chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Theo nghiên cứu về thuốc kháng sinh trị viêm họng, sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp cải thiện bệnh trong vòng 16 giờ; đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Trong trường hợp bệnh chuyển nặng, amidan có thể sưng to gây khó thở. Khi đó, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm viêm để điều trị. Nếu thuốc vẫn không mang lại kết quả điều trị, phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ được thực hiện.

2/ Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn:

Tương tự nhiên viêm amidan do vi khuẩn, viêm họng liên cầu khuẩn cũng sẽ được bác sĩ kê kháng sinh đường uống trong vòng 48 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu. Điều này sẽ giúp làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Đồng thời, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác và giúp ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt rõ ràng để có hướng điều trị phù hợp. Tránh tình trạng chẩn đoán bệnh sai dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc về sau.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Trong khi phẫu thuật cắt amidan hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, một số biến chứng không thể lường trước.

Sau khi cắt amidan có phải nằm viện không? Bác sĩ giải đáp

Sau khi cắt amidan, nếu không có những dấu hiệu của biến chứng, người bệnh không cần phải nằm viện...

Bị viêm Amidan có ăn thịt bò được không?

Thịt bò được các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho...

Tìm hiểu về vị trí, vai trò của amidan đối với cơ thể con người

Vai trò và tác dụng của amidan đối với sức khỏe và hệ miễn dịch

Amidan là một tổ chức lympho nằm tập trung thành đám ở 2 bên thành họng để tạo thành vòng...

Cắt amidan có ăn thịt gà và trứng gà được không? [GIẢI ĐÁP]

Chế độ ăn uống sau khi cắt amidan là vấn đề được khá nhiều người bệnh quan tâm và lo...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *