Bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn và cách điều trị
Viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm do vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên các hốc mủ màu trắng đục, vón cục. Vậy nguyên nhân và cách điều trị viêm amidan có mủ là gì? Biến chứng của bệnh ra sao? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Tổng quan về bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn
Để việc điều trị và phòng ngừa viêm amidan có mủ được diễn ra thuận lợi và an toàn, nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này là điều cần thiết:
1. Viêm amidan có mủ là gì?
Amidan là một bộ phận nằm ở vị trí cầu nối giữa đường thở và đường tiêu hóa. Nó đảm nhiệm vai trò sản sinh ra các kháng thể để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Nhưng vì đặc điểm cấu tạo của amidan là được ngăn ra thành nhiều hốc nên dễ dàng bị thức ăn và vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Một khi thức ăn tích tụ hoặc vi khuẩn ẩn náu lâu ngày tại đây, chúng sẽ tạo nên những hốc mủ bã đậu, vón cục. Tình trạng này được gọi là viêm amidan hốc mủ.
Vì chúng ta cần phải ăn uống hàng ngày, sự cọ xát của thức ăn tới bộ phận này lại làm tăng tình trạng viêm và sự tạo mủ cũng diễn ra nặng hơn.
2. Nguyên nhân viêm amidan có mủ ở người lớn
Viêm amidan có mủ ở người trưởng thành là một dạng của bệnh viêm amidan mạn tính, do đó các yếu tố gây bệnh cũng tương tự như nguyên nhân gây viêm amidan. Cụ thể như sau:
- Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị vi khuẩn và các virus tấn công, gây hại.
- Tiếp xúc, sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết.
- Lười hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
3. Triệu chứng viêm amidan có mủ
Nếu bị viêm amidan có mủ, người bệnh sẽ thường có các biểu hiện sau đây:
- Gây khô môi, vùng lưỡi mọc rêu trắng.
- Đau và rát cổ họng, có thể còn kèm theo cả sốt.
- Có đờm trong họng, gây vướng víu hoặc khó nuốt khi ăn.
- Nếu quan sát bằng mắt thường có thể thấy được vùng amidan xuất hiện mủ trắng, cổ họng đau và sưng lên.
- Khàn tiếng, ho nhiều, hơi thở khò khè.
- Khi thở có mùi hôi rất khó chịu, nếu khạc sẽ thấy có các mủ nhỏ màu trắng xanh.
Bác sĩ giải đáp: Bệnh Viêm Amidan Hốc Mủ Có Lây Không?
Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nữa. Những biểu hiện của bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn thường giống với các bệnh lý tai – mũi – họng thông thường, do đó hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
4. Biến chứng bệnh viêm amidan có mủ
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm amidan hốc mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây:
- Viêm tấy
- Viêm xoang
- Bị áp xe quanh amidan
- Viêm cầu thận
- Viêm thanh khí quản
- Thấp tim
- Thấp khớp cấp…
Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán. Sau đó, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị phù hợp.
1. Chữa bệnh bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp màng tế bào gắn với một số protein quan trọng của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn hoặc những ký sinh trùng khác mất khả năng hoạt động. Chính vì thế mà kháng sinh được dùng để diệt khuẩn, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh thông thường.
- Trường hợp nghi ngờ bị bệnh viêm amidan hốc mủ do liên cầu b tan huyết nhóm A, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh chống liên cầu (chẳng hạn như pennicilin G). Thời gian điều trị phải kéo dài khoảng 2 tuần.
- Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Vì đảm bảo được tính an toàn cao khi sử dụng đúng liều lượng và thời gian, Paracetamol chính là thuốc chủ đạo thường được bác sĩ chỉ định. Với trẻ em, chỉ nên dùng với liều lượng là 10mg/kg cân nặng/ngày.
- Các loại thuốc giảm ho được dùng để điều trị các cơn ho.
- Nhóm thuốc giảm xung huyết, phù nề: Các loại thuốc thường được dùng là các men chống viêm amitase, a choay.
Xem chi tiết: Các Loại Thuốc Trị Viêm Amidan Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng
Các biện pháp điều trị tại chỗ:
Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ sau đây để điều trị cho bản thân:
- Súc miệng bằng các dung dịch kiềm loãng như nước muối 0,9%, bicacbonate…
- Các loại thuốc kháng viêm, kháng khuẩn tại chỗ như oropivalone, betadine, lysopaine…
Nếu là viêm amidan có mủ mạn tính, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng cách cân bằng độ pH. Phương pháp này nhằm mục đích chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm. Nó sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Hoặc bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh kháng sinh, bệnh nhân có thể dùng các thuốc kháng viêm. Chúng sẽ hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ làm giảm những biểu hiện của bệnh viêm amidan có mủ cho bệnh nhân.
2. Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm amidan có mủ. Thuốc YHCT được điều chế từ thảo dược tự nhiên rất an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, thuốc Đông y ngoài chữa bệnh còn có công dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng giúp người bệnh phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Viêm amidan có mủ ở người lớn tuy không nguy hiểm như ở trẻ em nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Cách Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Bằng Dân Gian Hiệu Quả
- Bị Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không, Tại Sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!