Bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm amidan mủ ở trẻ em là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào vị trí ngã 3 đường ăn, đường thở, đường cổ họng làm hình thành nên các hốc mủ. Chúng có màu trắng xanh và có mùi hôi đặc trưng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc điều trị cho con. 

Bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
Thông tin về bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ em và cách điều trị

Tổng quan về bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em

Khác với người trưởng thành, việc điều trị viêm amidan mủ ở trẻ em cần phải được tiến hành cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, để bệnh được chữa lành nhanh chóng và an toàn, cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

Viêm amidan mủ là gì?

Viêm amidan mủ hay viêm amidan hốc mủ là một dạng của bệnh viêm amidan. Nó xảy ra khi các vi khuẩn xâm nhập vào vị trí ngã 3 đường ăn, đường thở và cổ họng của người bệnh từ đó hình thành nên các hốc mủ màu trắng xanh với mùi hôi. Bất cứ đối tượng nào, ở lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm amidan mủ.

Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì sức đề kháng còn yếu và các cơ quan trong cơ thể còn non nớt. Do đó, trẻ nhỏ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và gây hại nên khó có thể chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em

Có nhiều yếu tố có thể gây bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu:

  • Cơ thể thiếu sự thích ứng với những thay đổi của thời tiết.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm do mắc căn bệnh như ốm, ho, cảm cúm…
  • Sống trong môi trường nhiều khói bụi hoặc có các hóa chất độc hại.
  • Bị các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi vận mạch… Những bệnh này thường làm cho các chất tiết, dịch nhầy chảy xuống họng. Nó sẽ kích thích amidan và làm cho cơ quan này tổn thương.
  • Mũi họng không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Bị bệnh viêm amidan cấp tính dài ngày. Nó sẽ hình thành nên các hốc mủ tụ lại ở amidan và gây ra amidan mủ mạn tính.

Triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ em

Nếu bị viêm amidan mủ, trẻ sẽ có biểu hiện như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Bị sốt nhẹ hoặc sốt cao (38 – 40ºC)
  • Niêm mạc họng bị sưng đỏ, bé khó nuốt, khó ăn.
  • Thường xuyên ho, khi ho có thể khạc ra những mủ trắng xanh.
  • Vòm họng xuất hiện mủ trắng đục và có mùi tanh đặc trưng.
  • Khó thở, khàn tiếng, mất tiếng, cổ họng luôn có cảm giác vướng víu.
  • Nếu bệnh nặng, 2 bên tai của trẻ còn xuất hiện các hạch, dùng tay ấn vào thấy đau.
Triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ em
Sốt và ho là một trong những biểu hiện thường gặp khi bị viêm amidan mủ

Trong thực tế, cha mẹ chỉ có thể nhận biết viêm amidan mủ khi xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sưng hạch ở cổ, đau buốt cổ họng, hơi thở có mùi hôi và khạc ra mủ trắng.

Xem ngay: Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Bị Viêm Amidan Nhanh, Đơn Giản

Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, không ít phụ huynh chủ quan không đưa con đi khám và điều trị sớm. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé.

Trước tiên, bị viêm amidan mủ sẽ khiến trẻ ăn uống khó khăn. Một số trường hợp bệnh lan rộng ra cả vùng tai mũi họng, khiến trẻ bị viêm tai giữa. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng nếu không được điều trị dứt điểm.

Bởi lẽ, amidan là một bộ phận nằm ở vị trí rất đặc biệt. Nó là vị trí giao giữa đường thở và đường nuốt thức ăn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đồng thời vị trí này cũng khiến bệnh dễ dàng lây nhiễm sang các khu vực xung quanh, nhất là vùng họng, xoang mũi, phế quản.

Ngoài gây ra các bệnh lý về tai – mũi – họng khác, viêm amidan mủ còn có thể gây viêm trên nhiều cơ quan khác của cơ thể, bao gồm: Viêm khớp, thấp tim, viêm cầu thận. Đặc biệt, một số trường hợp còn bị nhiễm trùng máu. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Chính vì viêm amidan hốc mủ ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy đưa bé đi khám khi thấy có các triệu chứng không bình thường.

Phương pháp điều trị viêm amidan mủ ở trẻ em

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, điều cần làm trước tiên là phải đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán. Tùy vào từng mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé các biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Với thể bệnh nhẹ

Nếu trẻ bị viêm amidan hốc mủ nhẹ, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng các chế phẩm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, các loại thuốc giảm đau và kháng viêm. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc tây này, các bậc phụ huynh cần cho bé dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi đó mới có thể kích hoạt được sự hoạt động của cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Từ đó ngăn chặn và chống lại sự phát triển cũng như sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh.

Tham khảo: Bé Bị Viêm Amidan Có Cần Uống Kháng Sinh? Loại Nào Tốt?

Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho bé
Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho bé

Nếu bị bệnh nặng

Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, liều lượng cũng như thời gian điều trị sẽ được tính toán một các kỹ lưỡng. Điều này sẽ hạn chế đến mức tối đa tác dụng phụ của thuốc lên sức khỏe bé. Bởi kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho bé uống.

Với những trường hợp mắc bệnh viêm amidan 3 – 4 lần/năm, bé sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ. Sau đó, được cân nhắc có nên cắt amidan hay không. Nếu thực hiện tiểu phẫu, nó sẽ tránh được ổ viêm nhiễm tái phát và cũng là để bảo vệ cho sức khỏe của bé sau này.

Cách phòng bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em

Để bảo vệ sức khỏe cho bé, thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm amidan hốc mủ là điều cần thiết. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những cách sau đây để giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm amidan mủ cho trẻ:

  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên cho bé. Tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, thường xuyên để bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ có thể khắc phục bằng cách sau đây: Dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch các dịch nhầy trong cổ họng, đồng thời vệ sinh cổ họng bằng nước muối loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch cổ họng, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.
  • Không nên để bé xì mũi bằng cả mũi, nó sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cho bé. Hãy dạy bé cách xì từng bên một, đồng thời cũng nên xì quá mạnh nhằm bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết, giữ ấm vùng ngực, chân tay cho bé. Hạn chế sử dụng mát sưởi, hoặc nếu dùng thì nên để trong phòng một cái máy tạo độ ẩm không khí. Vì máy sưởi có thể làm cho không khí bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên. Do đó, để máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ làm cho đường thở của bé dễ chịu hơn.
  • Thường xuyên lau chùi điều hòa để hạn chế các tác nhân gây hại như vi khuẩn, bụi bị phát tán trong không khí.
  • Không nên để bé ăn nhiều đồ ăn lạnh, nước đá… cần đeo khẩu trang khi đi đường hoặc đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em và cách điều trị. Các bậc phụ huynh nên tham khảo những thông tin trên đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh, từ đó có những biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cắt amidan xong có được đánh răng không? Nên làm gì?

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau cắt...

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay chủ yếu tập trung vào mục...

Cắt amidan có hại gì không? Lợi ích và rủi ro cần biết

Cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa được thực hiện cho các trường hợp bị viêm amidan mãn...

Amidan có thể mọc và phát triển lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ?

Amidan có thể sẽ mọc trở lại ngay cả khi bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên,...

Viêm amidan có cần uống kháng sinh? Lời khuyên từ bác sĩ

Hầu hết người bệnh đều lựa chọn thuốc kháng sinh làm giải pháp chữa bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *