Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh? Loại nào tốt?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng viêm nhiễm làm cho amidan của trẻ sưng to, dẫn đến việc nuốt thức ăn, nước uống trở nên khó khăn. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vậy, khi bé bị viêm amidan như thế, có cần thiết phải sử dụng đến thuốc kháng sinh không?

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?

Hiện tượng vi khuẩn, virus gây hại tấn công mạnh mẽ đến đường hô hấp có thể khiến amidan bị viêm. Đặc biệt, đối tượng trẻ nhỏ rất dễ gặp phải vấn đề này, do sức đề kháng yếu. Amidan bị sưng tấy gây ra cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng của bé.

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh? Loại nào tốt?
Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh?

Trường hợp bệnh mới khởi phát, phụ huynh kịp thời nhận biết có thể giúp bé cải thiện bằng các biện pháp tại nhà mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Bởi, thuốc tân dược trên thực tế mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ.

Chính vì thế, khi thấy trẻ em bị viêm amidan, bố mẹ không cần vội vã cho con sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc điều trị khác. Thay vào đó, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm amidan bằng thảo dược thiên nhiên, thay đổi chế độ dinh dưỡng,…

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm chuyển biến nặng, lúc này bắt buộc phải cho bé sử dụng thuốc điều trị. Để đảm bảo an toàn, trước khi cho con sử dụng, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng. Tránh tình trạng tự ý cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?
Sử dụng thuốc tân dược cho trẻ bị viêm amidan khi được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn

Khi thấy con có các biểu hiện sau đây, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị:

  • Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao bất thường, có dấu hiệu sốt, nhiệt độ cao 38.5 đến 40 độ C.
  • Amidan bị sưng đỏ, có lớp phủ màu trắng, trường hợp còn xuất hiện mủ khiến bé khó chịu dữ dội.
  • Amidan sưng to gây khó thở, bé bị rối loạn nhịp thở. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, kể cả khi bé chỉ nuốt nước bọt cũng khiến cơn đau hoành hành.
  • Họng bị đau rát, bé ho khan hoặc ho có đờm.
  • Cơ thể bé mệt mỏi, không có sức lực, không muốn ăn.

Thông qua thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của từng bé và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Trong đó, thuốc kháng sinh cũng sẽ được kê toa để khắc phục các triệu chứng cho bé. Bố mẹ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm gì?

Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bé bị viêm amidan cấp tính, trường hợp chỉ khởi phát các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh càng diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhi.

Trong đó, sử dụng thuốc tân dược là phương pháp phổ biến nhất. Dựa vào triệu chứng bé đang gặp, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng dạng thuốc kháng sinh phù hợp. Dưới đây là một số loại tốt nhất, thường được kê toa cho trẻ:

Thuốc kháng sinh Cephalexin – Nhóm Beta Lactam

Thuốc kháng sinh Cephalexin được sử dụng khá phổ biến. Tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại cho cơ thể là vi khuẩn và virus. Giúp người bệnh ngăn cản sự tiến triển của bệnh.

Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan
Thuốc kháng sinh Cephalexin được sử dụng khá phổ biến

Ngoài sử dụng cho bé bị viêm amidan, thuốc kháng sinh Cephalexin còn phù hợp cho người đang gặp vấn đề về đường hô hấp, viêm bàng quang, viêm tai giữa, bệnh giang mai hoặc viêm nhiễm phụ khoa,…

Cách sử dụng:

  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Sử dụng liều 125mg/lần.
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Sử dụng liều 250mg/ lần, uống ngày 3 lần.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng liều 500mg/ lần, uống ngày 3 lần.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên tự ý cho trẻ sử dụng. Tốt nhất nên sử dụng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho bé như buồn nôn, tiêu chảy. Do đó, phụ huynh nên lưu ý. Nếu con có biểu hiện bất ổn cần ngưng sử dụng và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Trường hợp bé bị dị ứng với thành phần thuốc không nên cho bé sử dụng.

Giá bán tham khảo: 80.000 VNĐ – 100.000 VNĐ.

Thuốc kháng sinh Augmentin

Thuốc kháng sinh Augmentin có thành phần chính gồm amoxicillin và axit clavulanic. Công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp, trong đó có bệnh viêm amidan. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, sử dụng tốt nhất theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng: Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời phụ thuộc vào tuổi và số cân của bệnh nhân:

  • Trẻ dưới 12 tuổi, nặng dưới 40kg: Sử dụng 40mg/5mg/kg/ngày hoặc 80mg/10mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng phù hợp, tuy nhiên không vượt quá 3000mg/375mg/ngày.
  • Trẻ trên 14 tuổi, nặng trên 40kg: Sử dụng liều lượng như người trưởng thành.
  • Cho trẻ sử dụng thuốc tốt nhất là trước mỗi bữa ăn.
    Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan
    Thuốc kháng sinh Augmentin có thành phần chính gồm amoxicillin và axit clavulanic

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số hiện tượng ở bé như ngứa, nổi ban, khó thở,…Phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.

Trường hợp không nên sử dụng thuốc khi bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Nếu bé đang sử dụng thuốc hoặc vitamin khác nên cung cấp thông tin cho bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng kết hợp. Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của người có chuyên môn.

Giá bán tham khảo: 160.000 VNĐ – 200.000 VNĐ.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Thuốc kháng sinh Zinnat

Thuốc kháng sinh Zinnat là thuốc được sử dụng phổ biến điều trị bệnh viêm amidan cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng đối với các vấn đề hô hấp khác. 

Cách sử dụng: Cũng giống như các loại thuốc kháng sinh kể trên. Thuốc kháng sinh Zinnat được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của trẻ. Liều dùng thông thường là:

  • Trẻ nặng dưới 40kg: Sử dụng liều 10mg/kg cho một lần uống, mỗi ngày uống 2 lần. Không sử dụng liều lượng vượt quá 125mg/ lần.
  • Trẻ nặng trên 40kg: Sử dụng 250mg/ lần, uống mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu,…Nếu bé xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được hổ sợ.

Không sử dụng thuốc nếu bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Lưu ý với đối tượng trẻ có tiền sử mẫn cảm với thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Bởi sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat có thể gây ra tình trạng dị ứng chéo.

Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan
Thuốc kháng sinh Zinnat là thuốc được sử dụng phổ biến điều trị bệnh viêm amidan cho trẻ nhỏ

Giá bán tham khảo: 

  • Loại 500mg giá 250.000 VNĐ hộp 10 viên.
  • Loại 250mg giá 125.000 VNĐ hộp 10 viên.
  • Thuốc có dạng siro hoặc bột với giá bán tùy nơi.

Thuốc kháng sinh Oxacillin

Thuốc kháng sinh Oxacillin là một chế phẩm của Penicillin. Công dụng chống lại hoạt động của vi khuẩn gây hại, giúp bé cải thiện các triệu chứng do viêm amidan gây ra.

Cách sử dụng:

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Sử dụng liều từ 90mg cho đến 200mg/kg/ngày.
  • Trẻ từ 3 tháng – 2 tuổi: Sử dụng liều 1g/kg/ngày.
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Sử dụng 2g/kg/ngày.

Người lớn nên cho bé sử dụng thuốc mỗi 4 – 6 tiếng một lần trong vòng 1 tuần cho đến 10 ngày.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể bé như: buồn nôn, đau đầu, ngứa, phát ban,…Tùy theo cơ địa của mỗi bé mà các hiện tượng sẽ không giống nhau. Phụ huynh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ xảy đến với con.

Chống chỉ định sử dụng cho bé bị dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, cũng nên thận trọng trước khi sử dụng đối với người đang mắc bệnh gan, thận, hen suyễn hoặc từng có tiền sử bị dị ứng.

Giá bán tham khảo: Loại 250mg giá 230.000 VNĐ một hộp.

Tham khảo thêm: Viêm Amidan xơ teo là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Thuốc kháng sinh Clamoxyl

Thuốc kháng sinh Clamoxyl cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh viêm amidan. Được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng đối với một số vấn đề khác về đường hô hấp, hỗ trợ điều trị bệnh về đường tiết niệu,…

Các loại kháng sinh tốt cho bé bị viêm amidan
Thuốc kháng sinh Clamoxyl cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh viêm amidan

Cách sử dụng: Tương tự như các loại thuốc kể trên, bác sĩ sẽ dựa theo số tuổi và cân nặng của bé để đưa ra liều lượng sử dụng cho phù hợp. Cụ thể:

  • Trẻ dưới 40kg: Sử dụng liều từ 20mg đến 50mg/kg/ngày, chia thành các liều nhỏ để uống.
  • Trẻ trên 40kg: Sử dụng liều 750mg cho đến 3g một ngày, chia thành các liều nhỏ để uống.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc kháng sinh Clamoxyl cũng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như nổi mẩn ngứa, mề đay, rối loạn tiêu hóa, sốc phản vệ,… Nếu bé có nhiều biểu hiện bất thường sau khi sử dụng cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.

Chống chỉ định đối với người bị dị ứng với thành phần thuốc hoặc người có tiền sử quá mẫn. 

Giá bán tham khảo: 70.000 VNĐ một hộp.

Thuốc kháng sinh Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Để thuốc hấp thụ vào cơ thể tốt nhất, người ta thường khuyên người bệnh sử dụng loại này trước khi ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ để tránh tình trạng đau bao tử, nôn, phụ huynh nên cho con sử dụng sau khi ăn.

Cách sử dụng: Dựa trên chỉ số cân nặng và độ tuổi của mỗi bé mà liều lượng sẽ khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng từ 40mg cho đến 50mg/kg/ngày. Không vượt qua 2g/ngày. Thuốc kháng sinh Erythromycin không phù hợp cho đối tượng bệnh nhi nhỏ hơn 1 tháng tuổi.

Tác dụng phụ – Chống chỉ định:

Thuốc có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ, phát ban, mề đay, mệt mỏi cơ thể,….Không sử dụng đối với bé có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc. Tuyệt đối không sử dụng chung với các thuốc khác như pimozide, cisaprid,…Thông báo với bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể.

Giá bán tham khảo: 210.000 VNĐ – 230.000 VNĐ.

Tham khảo thêm: Amidan chảy máu có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?

Lưu ý khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan

Bé bị viêm amidan có nên uống thuốc kháng sinh không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, như đã đề cập, việc sử dụng thuốc tân dược nói chung chỉ thật sự cần thiết nếu bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bé. Trường hợp mới khởi phát có thể khắc phục bằng các biện pháp không sử dụng thuốc khác.

Lưu ý khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan
Lưu ý khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan

Tuy nhiên, nếu cần sử dụng, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Không tự ý mua và cho bé sử dụng thuốc Tây khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, cơ thể bé xuất hiện những biểu hiện bất thường. Đặc biệt là tình trạng sốt cao, buồn nôn, nhức đầu,…bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, họng cho con. Việc này cũng là cách giúp ngăn chặn tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần.
  • Tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại ra khỏi cơ thể.
  • Khi bé bệnh, nên để con có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời, cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, omega 3, kẽm,…để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ.
  • Không nên để trẻ uống nước ngọt có ga, ăn đồ lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… để bảo vệ cổ họng, tránh những tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, không gây áp lực thêm cho cổ họng và hệ thống tiêu hóa của con.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để cung cấp vitamin, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ khi thời tiết chuyển lạnh. Vệ sinh không gian sống, hạn chế bé tiếp xúc với bụi bẩn, chất độc hại. Khi đi ra ngoài, tập cho bé thói quen đeo khẩu trang để hạn chế lây lan bệnh cũng như tránh dị nguyên xâm nhập làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không?”. Thuốc tân dược nếu được sử dụng đúng lúc, đúng liều có thể giúp bé khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định. Tránh việc tự ý cho trẻ sử dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn

Chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà như thế nào luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều quý phụ huynh. Trẻ bị viêm amidan nếu không được nhận...

Amidan chảy máu có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?

Hiện tượng amidan chảy máu là dấu hiệu cho thấy amidan của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Nếu...

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề các bậc phụ huynh có con nhỏ...

Ung thư amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Amidan nằm phía sau cổ họng, ở khu vực được gọi là hầu họng với vai trò chính và chống...

Amidan sưng to có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Amidan sưng to không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xảy ra ở người lớn. Vậy, amidan sưng...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *