Cắt amidan xong mấy ngày thì nói được bình thường?
Khi cắt amidan xong, sau 2 ngày, người bệnh có thể nói chuyện trở lại bình thường. Việc kiêng nói trong hai ngày đầu có tác dụng tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ. Người bệnh cần tập nói trở lại, nên nói với âm lượng vừa đủ nghe, không nên nói to, nói mạnh ngay sau khi cắt bỏ amidan.
Cắt amidan mấy ngày thì nói được?
Amidan là những tế bào ở vòm họng, có tác dụng tạo ra kháng thể giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào mũi họng, amidan sẽ phải liên tục sản xuất ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể. Trong trường hợp làm việc quá mức, amidan sẽ bị sưng đỏ và bị viêm.
Bệnh viêm amidan có thể gây ra những biến chứng ở đường tiêu hóa. Khi dịch mủ amidan tiết ra và di chuyển xuống dạ dày, vi khuẩn và độc tố sẽ làm hại dạ dày, gây ra những hiện tượng như: khó tiêu hóa, chán ăn, sụt cân, sốt, mệt mỏi,…
Người bệnh viêm amidan có thể điều trị bằng cách cắt bỏ amidan. Đây là phương pháp điều trị phổ biến, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho người từ 5 tuổi trở lên. Trẻ dưới 5 tuổi sẽ được điều trị bằng cách cho dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm, thuốc giảm đau,…
Sau khi cắt amidan xong, mấy ngày thì nói lại được bình thường? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ ngoại khoa Tai – Mũi – Họng, sau khi cắt amidan, người bệnh có thể nói chuyện trở lại sau hai ngày. Người bệnh cần phải chủ động tập nói, tập phát âm lại. Lưu ý, nên nói với âm lượng nhỏ nhẹ vừa đủ, không nên nói lớn.
Thông thường, các bác sĩ phẫu thuật thường dặn người bệnh sau khi mổ amidan xong nên tạm ngưng nói chuyện một vài ngày. Nguyên nhân là do để cho các tế bào được tái tạo, mau lành. Nói chuyện có thể làm tổn thương đến vết thương sau khi mổ.
Cắt amidan hoàn toàn không gây ra tình trạng mất tiếng, tắt tiếng nói. Amidan là các tế bào lympho ở vòm họng, không tham gia vào bộ máy cấu âm. Thanh quản, mũi, môi, lưỡi,… mới là những bộ phận quan trọng, tham gia vào bộ máy cấu âm. Trên thực tế, những trường hợp những bệnh nhân bị tắt tiếng sau khi phẫu thuật cắt bỏ amidan là do nguyên nhân tâm lý gây ra.
Khi người bệnh được bác sĩ dặn dò tạm ngưng nói chuyện trong vài ngày, người bệnh đã tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của bác sĩ. Từ đó bị ám thị dẫn đến không nói chuyện lại được. Người bệnh có thể xử lý bằng cách tập nói chuyện lại để bộ máy phát âm hoạt động trở lại bình thường.
Xem thêm: Cắt Amidan Xong Có Được Đánh Răng Không? Nên Làm Gì?
Một số biện pháp chăm sóc sau khi cắt amidan
Sau khi cắt amidan, người bệnh cần phải chăm sóc sức khỏe đúng cách, đặc biệt là chăm sóc vết thương vừa mổ xong. Chăm sóc đúng cách giúp vết mổ mau chóng lành lặn, sức khỏe nhanh hồi phục.
Người bệnh sau khi cắt amidan nên:
- Uống nước đầy đủ hàng ngày. Nên uống nước ấm để làm dịu mát vết thương;
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Cần ăn các loại thực phẩm chứa các vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu, giúp các tế bào mau chóng được tái tạo như: cà rốt, rau mồng tơi, trái cây tươi, củ cải trắng, bắp cải, thịt nạc, gan lợn, các loại hạt,…
- Người bệnh cần tránh tiêu thụ các loại thức ăn, nước uống gây hại cho vết thương như: thức ăn cay nóng, thức ăn khô cứng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia, nước ngọt có gas, nước đá lạnh, kem lạnh, thuốc lá, cà phê,…
- Giữ gìn vệ sinh vòm miệng, nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng để sát khuẩn;
- Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với môi trường lạnh;
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi;
- Hai ngày sau khi mổ, người bệnh giao tiếp, nói chuyện trở lại bình thường. Nên nói với âm lượng vừa đủ nghe, tránh nói to vì sẽ ảnh hưởng đến vết thương.
Một số điều cần biết khi có ý định cắt amidan
Cắt amidan là một phương pháp điều trị viêm amidan đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan nào nào cũng sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan. Người bệnh chỉ cắt amidan khi:
- Người bệnh bị viêm amidan cấp nhiều lần trong năm (từ 5 lần trở lên);
- Tình trạng viêm amidan có thể gây ra một số nguy cơ biến chứng như: viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn nhịp tim,…;
- Amidan viêm sưng với kích thước quá to, gây cản trở các sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, nuốt nước bọt, khó thở, ngủ ngáy,…;
- Amidan bị viêm nặng, có nhiều hốc mủ, tiết dịch làm hôi miệng.
Tuy cắt amidan là một cuộc phẫu thuật đơn giản, diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng, những tai nạn nghiêm trọng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, gây mê sai cách. Tai nạn nguy hiểm nhất có thể xảy ra trong quá trình cắt amidan đó là tử vong. Do vậy, người bệnh cần thực hiện cắt amidan ở những bệnh viện lớn, được đầu tư đầy đủ các thiết bị y khoa hiện đại, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm,…
Sau khi cắt amidan, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng khó chịu như: vết mổ xuất huyết khó cầm máu, vết mổ sưng đau, vết mổ lâu lành, sốt, chán ăn,… người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
Tóm lại, cắt amidan xong, sau 2 – 3 ngày, người bệnh có thể nói chuyện trở lại được. Người bệnh cần tập nói trở lại để bộ máy cấu âm của cơ thể hoạt động lại bình thường. Cắt amidan hoàn toàn không gây ra tình trạng mất tiếng, tắt tiếng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cắt Amidan Bằng Máy Coblator Và Thông Tin Cần Biết
- Chi Phí Cắt Amidan Tại Các Bệnh Viện Lớn Hiện Nay
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Xin chào bác sĩ ạ.
Tôi năm nay 46 tuổi cắt Amiđan được 25 ngày . Nhưng ở ngày thứ 7 và thứ 10,11,12 đều chảy rất nhiều máu.
Sau đó tôi ko chảy máu nữa. Vậy tôi đã đi dạy học được chưa ạ?