Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, tại sao?
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và đôi khi còn tiềm ẩn biến chứng. Tuy nhiên, việc có nên can thiệp phẫu thuật hay không lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nắm được các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng.
Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Bác sĩ giải đáp
Viêm amidan hốc mủ có thể coi là tình trạng diễn tiến nặng của bệnh viêm amidan. Lúc này nhiễm trùng đã lan rộng và tạo thành các ổ mủ ở bên trong các hốc hoặc ngay trên bề mặt amidan.
Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử ký kịp thời. Trong đó có cả những biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận hay những biến chứng toàn thân.
Chính vì mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm amidan hốc mủ nên nhiều người băn khoăn rằng không biết có nên cắt hay không? Phẫu thuật cắt bỏ amidan chính là một phương án để điều trị viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào thì liệu pháp này cũng sẽ được ưu tiên. Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong các trường hợp sau đây, thủ thuật cắt amidan thường sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện:
- Bệnh viêm amidan hốc mủ mãn tính tái phát khoảng trên 5 lần mỗi năm.
- Xuất hiện tình trạng áp xe quanh amidan khiến người bệnh phải nhập viện để điều trị.
- Có dấu hiệu viêm amidan quá phát gây tắc đường thở nghiêm trọng.
- Nghi ngờ bệnh viêm amidan hốc mủ chuyển biến thành ung thư.
- Bệnh diễn tiến nặng và có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
- Các phương pháp điều trị nội khoa không thể kiểm soát được bệnh và đáp ứng với triệu chứng.
Amidan chính là một tổ chức quan trọng nằm trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế việc cắt amidan đôi khi sẽ để lại hậu quả lâu dài là làm giảm miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Lúc này bạn sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh lý hơn do không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đặc biệt, trong một số trường hợp, việc cắt amidan sẽ bị chống chỉ định. Điển hình như ở trẻ em dưới 2 tuổi hay những đối tượng mắc các bệnh lý như bệnh về máu, bệnh tim, khớp hay đái tháo đường.
Các phương án điều trị không cắt cho bệnh viêm amidan hốc mủ
Với trường hợp bệnh còn ở mức độ nhẹ thì sẽ không cần thiết phải can thiệp phẫu thuật cắt amidan. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng một số phương án điều trị dưới đây để đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa biến chứng:
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Sau khi thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ lên toa thuốc phù hợp. Thuốc được chỉ định có thể bao gồm cả thuốc đường uống kết hợp với thuốc điều trị tại chỗ.
Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong điều trị viêm amidan hốc mủ:
- Thuốc kháng sinh: Có tác diệt khuẩn và chống lại các tác nhân gây bệnh nhờ sự ức chế tổng hợp màng tế bào, đồng thời gắn vào một số protein đích yếu. Pennicilin G sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh là do liên cầu B tan huyết nhóm A gây ra.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol là loại thuốc chủ đạo được dùng phổ biến nhất do khá an toàn đối với sức khỏe, ít gây tác dụng phụ hơn các thuốc khác.
- Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc ho, thuốc làm giảm xung huyết hay giảm phù nề.
- Các loại dung dịch súc họng như bicacbonate hya nước muối 0,9% cũng thường được dùng. Bên cạnh đó thì các loại thuốc kháng viêm và sát khuẩn tại chỗ như oropivalone, lysopaine hay betadine cũng có thể đáp ứng với bệnh viêm amidan hốc mủ.
Dù là thuốc uống hay thuốc điều trị tại chỗ cũng cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tự ý mua về dùng hay điều chỉnh kế hoạch dùng thuốc khi chưa được bác sĩ đề nghị.
Hữu ích cho bạn: Viêm Amidan Uống Kháng Sinh Không Khỏi Phải Làm Sao?
2. Điều trị bằng thuốc Đông y
Trong nhiều trường hợp thì việc điều trị bằng thuốc Đông y cũng có thể sẽ đáp ứng với bệnh viêm amidan hốc mủ. Các bài thuốc Đông y không chỉ giúp khắc phục triệu chứng mà còn hỗ trợ bổi bổ thể trạng để nâng cao đề kháng.
Các bài thuốc Đông y được dùng phổ biến đó là:
- Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu dã cúc hoa, thổ phục linh, sinh cam thảo, kim ngân hoa, bạc hà và bắc sa sâm. Đem cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trong 30 phút. Chia làm 4 – 6 lần để ngậm rồi súc miệng. Mỗi ngày dùng 1 thang trong liên tục 15 thang.
- Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị ngưu bàng tử, kim ngân hoa, cam thảo, mã thầy, hoàng cầm và bạc hà. Đem cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Loại bỏ bã chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày.
- Bài thuốc 3: Cần có kinh giới, liên kiều, bạch cương tàm, xích thược, huyền sâm, tang bì và bạc hà. Các dược liệu này cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước đến khi còn phân nửa. Chia đều thành 4 lần uống, ngày dùng 1 thang trong 15 ngày liên tục.
3. Chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc Đông hay Tây y thì người bệnh viêm amidan hốc mủ còn có thể áp dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Phương pháp này vừa đơn giản, lành tính lại ít tốn kém.
Có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây:
- Dùng lá hẹ: Cần chuẩn bị 100g lá hẹ cùng với 10ml mật ong, 3 lát gừng tươi. Lá hẹ đem thái nhỏ, sau đó cho vào bát cùng với mật ong và gừng. Đem hỗn hợp này đi chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Chắt nước rồi chia làm 3 lần uống/ngày, nên ăn cả phần cái để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Sử dụng tỏi: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 tép tỏi tươi đem bóc vỏ rồi băm nhuyễn. Trộn đều cùng với 1 thìa cà phê mật ong. Dùng hỗn hợp này để ngậm trong miệng, sau đó nuốt tư từ.
- Dùng lá bạc hà: Cần chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá bạc hà tươi. Đem cho vào ấm giữ nhiệt rồi đổ thêm 200ml nước sôi nóng và hãm trong khoảng 20 phút. Chia đều làm 2 lần uống khi trà còn ấm.
Xem thêm: 7 Cách Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Bằng Dân Gian Hiệu Nghiệm
4. Chăm sóc và dự phòng
Ngoài việc điều trị thì người bệnh cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn và ngăn ngừa được nguy cơ tái phát của bệnh.
Nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên đánh răng và dùng nước muối sinh lý để súc miệng và súc họng.
- Nếu mắc chứng sâu răng hay nhiễm trùng đường hô hấp, bạn cần chú ý điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
- Giữ ấm cho cơ thể, ưu tiên vùng cổ, nhất là khi ra ngoài trong những ngày thời tiết đột ngột chuyển lạnh.
- Uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm dịu cổ họng, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất và thúc đẩy việc chữa lành tổn thương.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế các nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, cùng với đó cần tránh xa môi trường ô nhiễm với nhiều khói bụi và tác nhân gây kích ứng.
Bài viết không chỉ giải đáp vấn đề bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt hay không mà còn đề cập đến các phương án điều trị khác cho bệnh lý này. Để tránh nguy cơ phải cắt amidan thì người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển nặng, không còn đáp ứng với việc điều trị nội khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh viêm amidan hốc mủ có lây không?
- 4 Cách Chữa Viêm Amidan Bằng Rau Diếp Cá Đơn Giản, Hiệu Quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!