Các thuốc trị viêm amidan hiện nay và lưu ý khi dùng

Dùng thuốc trị viêm amidan là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Có nhiều loại thuốc đang được sử dụng như thuốc Tây, thuốc Nam hay thuốc Đông y. Người bệnh cần tiến hành thăm khám, xác định rõ tình trạng bệnh để lựa chọn được loại thuốc điều trị phù hợp.

Các thuốc trị viêm amidan
Thuốc trị viêm amidan có nhiều loại, bao gồm thuốc Tây, thuốc Nam hay thuốc Đông y

Các thuốc trị viêm amidan thông dụng

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm amidan. Các loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi bao gồm:

1. Thuốc Nam điều trị viêm amidan

Một số bài thuốc Nam được bệnh nhân lựa chọn để chữa viêm amidan tại nhà. Loại thuốc này sử dụng các thảo dược có sẵn trong nước nên rất dễ kiếm và tương đối an toàn cho sức khỏe.

+ Bài thuốc chữa viêm amidan từ rau diếp cá

Lá diếp cá chứa các hoạt chất tự nhiên như 3-oxododecanal hay cellulose,… Chúng hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh, có tác dụng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh, cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể:

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 300 gram rau diếp cá ( dùng lá và ngọn non), 2 bát nước gạo lấy ở lần vo thứ 2
  • Trước tiên cần rửa sạch lá diếp cá, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nát
  • Cho rau diếp cá vào nồi cùng với nước vo gạo, đun sôi trong 5 phút
  • Chờ cho hỗn hợp nguội bớt, lọc bỏ bã
  • Phần nước thu được chia 3 lần sử dụng hết trong ngày theo đường uống.

+ Thuốc trị viêm amidan từ lá xương sông

Lá xương sông giúp tiêu đờm, giảm viêm amidan, kích thích lưu thông máu đến đường hô hấp để các mô thành họng bị tổn thương nhanh được chữa lành. Chính nhờ những tác dụng trên mà bài thuốc Nam chữa viêm amidan từ lá xương sông được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Cách làm thuốc:

  • Hái 10 lá xương sông tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước hoàn toàn
  • Vò nát lá, bỏ vào một cái tô sạch rồi thêm 10ml giấm vào ngâm cùng
  • Để trị viêm amidan, mỗi lần bạn chỉ cần lấy 1 lá xương sông ngâm giấm ngậm trong miệng. Nhai kỹ và từ từ nuốt nước tiết ra.
  • Mỗi ngày ngậm 2 – 3 lá để tình trạng sưng viêm amidan và các triệu chứng khó chịu nhanh chóng được cải thiện.

+ Trị viêm amidan với bài thuốc Nam từ cây rau thài lài

Thảo dược này còn có tên gọi khác là rau trai – một loại cây mọc hoang và phát triển mạnh ở các khu đất ẩm ướt. Trong cây chứa nhiều hợp chất quý có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn nên giúp kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh viêm amidan gây ra.

→Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

thuốc chữa viêm amidan từ cây thài lài
Bài thuốc trị viêm amidan từ cây thài lài có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng amidan

Cách làm thuốc:

  • Dùng 30g thài lài tươi rửa với nhiều lần nước cho sạch
  • Bỏ dược liệu vào ấm, đổ nước xâm xấp mặt rồi đun sôi trong 10 phút
  • Gạn nước thuốc thu được ra chén và chia đều làm 2 hoặc 3 lần uống. Dùng tốt nhất khi còn ấm để xoa dịu cảm giác đau rát, kích ứng ở thành họng hiệu quả hơn.

+ Thuốc trị viêm amidan từ gừng

Từ lâu, gừng đã được khoa học chứng minh là có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên nhờ chứa một lượng lớn Cineol. Chất này khi được cơ thể hấp thu sẽ hoạt động bằng cách xoa dịu kích ứng ở thành họng, giảm sưng amidan.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch củ gừng, cạo vỏ rồi băm nhỏ
  • Đem gừng hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút hoặc bỏ vào nồi nấu trực tiếp để không phải chờ đợi lâu.
  • Gạn nước gừng ra, uống khi còn ấm mỗi ngày 2 – 3 ly nhỏ. Nếu có sẵn mật ong, hãy thêm một ít vào trong trà gừng, vừa giúp tăng công dụng sát khuẩn, vừa giúp trà gừng có vị ngọt dễ uống hơn.

+ Bài thuốc Nam trị viêm amidan từ húng chanh

Húng chanh (tần dày lá) là cây thuốc Nam nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, tiêu thũng, long đờm, giảm ho. Cùng với đó, các hoạt chất eugenol hay chavicol còn có tác dụng kháng sinh mạnh.

Cách bào chế thuốc:

  • Chuẩn bị: 20g lá húng chanh, 20g đường phèn, 10ml nước sôi
  • Rửa sạch lá húng chanh, băm nhỏ , bỏ vào bát cùng với đường phèn và nước sôi. Trộn hỗn hợp cho đều.
  • Hấp cách thủy chén thuốc cho đến khi đường phèn tan hết
  • Chia làm 3 lần dùng. Uống nước và ăn cả cái.

2. Thuốc trị viêm amidan trong Tây y

Tây y sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau để điều trị viêm amidan. Trong đó, thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng gặp phải mà bác sĩ có thể kê đơn kèm theo một số loại thuốc khác giúp giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh.

+ Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt liên cầu khuẩn và một số chủng vi khuẩn khác gây nhiễm trùng amidan, qua đó giúp đẩy lùi tình trạng sưng viêm amidan và cải thiện các triệu chứng liên quan.

Các loại thuốc trị viêm amidan thuộc nhóm kháng sinh đang được chỉ định phổ biến bao gồm:

  • Thuốc Amoxicillin: Đây là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Penicillin. Trẻ trên 3 tháng tuổi được điều trị bằng Amoxicillin với liều lượng dao động từ 25mg-45mg/kg/ngày. Người trưởng thành có thể uống từ 250mg-875mg. Chống chỉ định cho bà bầu, người đang cho con bú, người có tiền sử mắc hội chứng Mononucleosis hay bệnh tiểu đường.
  • Thuốc Augmentin: Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho người bị suy giảm chức năng gan, thận, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Trẻ dưới 12 tuổi uống 40 – 50 mg/ ngày, chia làm 3 lần dùng. Trẻ > 12 tuổi và người lớn uống mỗi lần 500 mg x 3 lần/ngày.
  • Thuốc Clamoxyl: Chứa thành phần chính là amoxicillin, thuốc Clamoxyl đáp ứng tốt với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh viêm amidan. Trẻ dưới 40kg uống 20-50mg/kg/ngày, trẻ trên 40kg và người lớn uống 750mg-3g/ngày.
Thuốc trị viêm amidan trong Tây y
Tây y thường sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với một số thuốc giảm triệu chứng để điều trị bệnh viêm amidan

+ Thuốc giảm đau, hạ sốt:

Đây cũng là một trong những nhóm thuốc trị viêm amidan được sử dụng cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc cắt đứt các cơ đau rát trong cổ họng, đau đầu đồng thời giảm sốt cho người bị viêm amidan.

Các loại thuốc giảm đau thông dụng:

  • Paracetamol: Liều dùng cho trẻ em 10-15 mg/kg. Người lớn uống 325 – 650mg/lần. Lặp lại liều tiếp theo sau mỗi 4 – 6 tiếng nếu cần thiết.
  • Aspirin: Liều dùng dao động từ 300 – 650 mg/lần. Khoảng cách giữa 2 lần dùng từ 4 – 6 tiếng. Thuốc được bào chế theo đường uống hoặc đặt trực tràng.

+ Thuốc chữa viêm amidan theo cơ chế giảm xung huyết

Nhóm thuốc này được chỉ định với một đích giảm phù hề, cải thiện tình trạng xung huyết, nóng đỏ ở niêm mạc họng.

  • Alphachymotrypsin: Mỗi lần dùng 2 viên nén (4,2mg) x 3 – 4 lần/ngày. Hoặc dùng 4 – 6 viên dạng ngậm.
  • Statripsine: Ngoài tác dụng làm giảm hiện tượng phù nề, xung huyết, sưng đỏ amidan, loại thuốc này còn có tác dụng tiêu đờm, giảm kích ứng gây ho. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ.

+ Thuốc kháng viêm:

Thuốc kháng viêm có tác dụng làm se bề mặt ổ viêm, thu nhỏ kích thước amidan bị sưng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào mới ở vùng bị tổn thương.

  • Oropivalone: Ngày dùng 4 – 10 viên. Liệu trình điều trị bằng thuốc Oropivalone có thể kéo dài từ 8 đến 15 ngày. Chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Lysopaine: Ngày dùng 4 – 6 viên theo đường uống. Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi, bà bầu, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân bị suy gan nặng.

+ Một số loại thuốc trị viêm amidan khác ít được chỉ định hơn:

  • Thuốc giảm ho cho bệnh nhân bị ho khan nhiều và không có đờm
  • Thuốc tan đờm dùng cho các trường hợp ho nhiều đờm
  • Thuốc xông họng giúp sát trùng, giảm đau tại chỗ và làm loãng đờm nhầy vướng víu ở thành họng.

Do có tác dụng nhanh, thuốc tây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm amidan hiệu quả, kịp thời. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, người bệnh được khuyến cáo nên uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm amidan

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị viêm amidan.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau
  • Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và uống thuốc đủ liệu trình
  • Liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào
  • Nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý.
  • Uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn lỏng, mềm để giảm đau họng…

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày, có cần đi bệnh viện không?

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Có cần đi bệnh viện?

Nếu bị viêm amidan, trẻ nhỏ có thể bị sốt. Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà...

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu...

Bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm gì?

Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng viêm amidan mãn tính. Lúc đó,...

Những rủi ro và nguy hiểm thường gặp khi phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan có thể gây ra những rủi ro từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng. Sau phẫu...

Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm amidan cấp khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau rát ở họng, làm ảnh hưởng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *