Nổi mẩn đỏ trên da ở trẻ em và trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mẩn đỏ là những dấu hiệu ngoài da không hiếm gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da của trẻ cần chú ý nhận diện sớm và điều trị đúng hướng.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ trên da ở trẻ em, cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ, thường rơi vào nhóm các bệnh ngoài da và các biện có liên quan đến chuyển hóa. Trong giai đoạn những tháng đầu đời cho đến dưới 3 tuổi, trẻ dễ mắc phải một số bệnh lý bao gồm:

1. Bệnh viêm da dị ứng

Những nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ rất đa dạng. Đây là căn bệnh ngoài da có thể xảy ra trong trường hợp làn da của bé có sự tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố xung quanh môi trường sống như:

  • Các yếu tố khói bụi xung quanh môi trường sống, quanh nơi ở.
  • Kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các loại sợi vải, quần áo không phù hợp với da của trẻ. Đặc biệt là các loại sợi len, dạ, các loại quần áo dày, nóng, bí hơi.
  • Một số vật dụng cá nhân, đồ chơi của trẻ có các chất liệu không phù hợp cũng có thể dẫn đến viêm da dị ứng.
  • Những loại côn trùng như kiến, muỗi,… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ.

Những trường hợp viêm da dị ứng thường đặc trưng bởi các dấu hiệu ngứa ngáy (đặc biệt vào buổi tối), xuất hiện các mảng da đỏ, nổi các nổi sẩn, da có thể khô, dày, tróc vảy,… Những vị trí thường xuất hiện triệu chứng là vùng đầu mặt, cổ tay, cổ chân, mí mắt, ngực,…

viêm da dị ứng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biện pháp điều trị

Đối với trẻ em bị viêm da dị ứng, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như corticoid, tacrolimus (protopica), thuốc pimecrolimus (elidela), các loại thuốc giảm ngứa, các loại thuốc uống, thuốc tiêm để giảm viêm nhiễm. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần chú ý thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

2. Hăm tã

Hăm tã là không phải là một bệnh lý riêng biệt mà là một dạng thương tổn ngoài da ở trẻ. Tuy nhiên tình trạng này rất phổ biến ở trẻ trong độ tuổi dưới 3, do đó bố mẹ cũng cần lưu ý. Đa số những trường hợp hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có liên quan đến độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã của bé. Trẻ có thể bị hăm khi sử dụng tã nếu như gặp phải những vấn đề dưới đây:

  • Tã có nước tiểu của bé và không được thay kịp thời khiến cho nước tiểu tiếp xúc với da. Vi khuẩn trên da bé phân giải nước tiểu thành nhiều loại hóa chất gây kích ứng da, điển hình là ammonia.
  • Những trường hợp trẻ bị tiêu chảy cũng có thể dẫn đến hăm tã do thay đổi độ ẩm vùng da mang tã, tiếp xúc với các chất bẩn mà không được vệ sinh tã kịp thời.
  • Ngoài ra, những loại tã thô ráp, quần của bé còn chứa các loại cặn bột giặt, xà phòng, chưa được xả hết,… cũng có thể dẫn đến tình trạng hăm tã.

Những trường hợp hăm tã ở trẻ em thường có dấu hiệu ửng đỏ phần da quấn tả (mông, bẹn, vùng sinh dục), ngứa ngáy khiến bé quấy khóc, vùng da quấn tã có thể ẩm ướt hoặc khô ráp, một số trường hợp trẻ còn có thể bị nổi mụn nước, lở loét.

hãm tả ở trẻ gây mẩn đỏ
Hăm tã ở trẻ có thể gây ra mẩn đỏ ngoài da

Biện pháp điều trị

Đối với những trường hợp trẻ bị hăm tã, bố mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Thực hiện vệ sinh vùng da quấn tã cũng như thay tã cho trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng tã ướt và bẩn.
  • Áp dụng các biện pháp vệ sinh da một cách phù hợp, nhẹ nhàng sau đó lau khô da rồi mới mặc tã mới cho bé.
  • Trước khi thay tã cho bé, bố mẹ cũng có thể thoa lên da bé một lớp dầu dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với da.
  • Không nên quấn tã quá chặt, không dùng tã quá kín vì sẽ gây ra tình trạng bí hơi, giảm sự thông thoáng khi sử dụng.
  • Có thể sử dụng thêm các sản phẩm trị hăm tã theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện vùng da của bé.

3. Nổi mề đay

Tình trạng nổi mề đay ngoài da ở trẻ nhỏ thường liên quan đến tình trạng dị ứng da. Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng nổi mề đay do các yếu tố như:

  • Các loại thực phẩm dễ kích ứng da, thực phẩm mà cơ địa của bé bị kích ứng. Trong đó đáng chú ý nhất là hải sản, các loại đậu, hạt, một số loại thịt.
  • Kích ứng với một số yếu tố như khói bụi, đất, nước bẩn, lông động vật, phấn hoa,…
  • Da của bé mẫn cảm, khó chịu do kích ứng bởi sự thay đổi thời tiết.
  • Dị ứng với một số yếu tố khác trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày.

Khi trẻ bị nổi mề đay, bố mẹ có thể nhận biết qua một số đặc điểm như: phát ban, da bị ửng đỏ, xuất hiện các mảng sưng nhẹ trên một số vùng da nhất định như mặt, đầu cổ, vùng lưng, bụng, tay chân,…

mề đay ở trẻ em
Mề đay ở trẻ em có thể xuất hiện kèm theo mẩn ngứa, ửng đỏ trên bề mặt da

Biện pháp điều trị

Để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay trên da của trẻ, bố mẹ cần chú ý các biện pháp điều trị và chăm sóc như:

  • Giữ cho trẻ tránh xa các yếu tố kích ứng ngoài da kể trên để tránh tái phát mề đay.
  • Vệ sinh da cho trẻ nhẹ nhàng bằng các sản phẩm chăm sóc da, chú ý vệ sinh da với nhiệt độ ấm vừa phải, tránh dùng nước nóng vì có thể làm cho da bị khô.
  • Lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp để hạn chế kích ứng da.

4. Nhiễm giun sán

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở trẻ có thể được nhận biết với các đặc điểm như ngứa ngáy hậu môn, da xanh xao, khó ngủ, bé quấy khóc, chán ăn, vùng hậu môn có thể bị viêm đỏ,… Những loại giun phổ biến thường mắc ở trẻ là giun đũa, giun kim, ngoài ra trẻ có thể nhiễm sán nhưng hiếm gặp hơn. Đa số những trường hợp nhiễm giun sán ở trẻ có nguyên nhân từ yếu tố vệ sinh, môi trường sống, các yếu tố trong sinh hoạt, chăm sóc trẻ.

nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ gây ngứa da
Nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ thường kèm theo các dấu hiệu ngoài da như ngứa, ửng đỏ

Biện pháp điều trị

Để điều trị nhiễm giun sán ở trẻ, bố mẹ cần chú ý trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc điều trị giun sán phù hợp. Riêng nhóm trẻ dưới 2 tuổi cần có hướng dẫn điều trị riêng biệt tùy theo sức khỏe của từng trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, đúng cách để ngăn ngừa tình trạng giun sán quay trở lại.

5. Các bệnh về chuyển hóa

Những bệnh về chuyển hóa như bệnh gan mật, tình trạng ứ đọng các loại độc tố trong cơ thể cũng có thể khiến cho cơ thể bị nóng, phát tán nhiệt độc. Chính tình trạng này góp phần gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng như nổi mẩn ngoài da.

Biện pháp điều trị

Đối với các bệnh chuyển hóa ở trẻ nhỏ, cần chú ý điều trị sớm, đúng cách để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra bố mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc khác để cải thiện sức khỏe cho bé.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ.

Tin bài liên quan

Chia sẻ cách trị rạn da bằng baking soda đúng cách

Baking soda hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, tẩy trắng da, chất chống oxy hóa.  Trị...

Tại sao lại nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi?

Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là tình trạng phát sinh khi ống dẫn mồ hôi bị bít tắc,...

Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Viêm da dầu là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều chất béo khiến cơ thể tiết ra nhiều...

Sự thật về “cách chữa hắc lào bằng nước điếu”

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu mặc dù đã được áp dụng từ lâu trong dân gian song đến...

Danh Sách Thực Phẩm Nên Ăn Và Cần Kiêng Khi Bị Lang Ben

Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn tác động đến quá trình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.