Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Hầu hết trẻ sẽ bị hăm tã một lần trong 3 năm đầu đời. Thông thường những phát ban này không gây nguy hiểm và dễ dàng biến mất nếu được giữ sạch sẽ, khô ráo.

hăm tã
Hăm tã là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Hăm tã có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Kích thích từ nước tiểu và phân: làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị kích ứng với axit trong nước tiểu hoặc chất thải trong phân. Đặc biệt, những trẻ thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy có khả năng cao bị hăm tã.
  • Cọ xát: hầu hết trường hợp bị hăm tã là do da phải ma sát thường xuyên với tã ướt. Điều này dẫn đến phát ban đỏ, sáng bóng ở khu vực tiếp xúc.
  • Kích ứng từ sản phẩm mới: trẻ có thể bị kích ứng với sản phẩm tã sử dụng một lần hoặc các hóa chất tẩy rửa, chất làm mềm vải được sử dụng để giặt tã vải. Một số chất khác có thể góp phần làm tăng thêm kích ứng như thành phần của kem, phấn hoặc dầu.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men: khu vực được bao phủ bởi tã bao gồm mông, đùi, bộ phận sinh dục là nơi dễ bị nhiễm nấm men và vi khuẩn vì khá ẩm ướt. Phát ban thường xuất hiện ở các nếp nhăn của da.
  • Chế độ ăn mới: khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phân của chúng có thể thay đổi hoặc khiến trẻ đi đại tiện nhiều hơn, điều này làm tăng khả năng phát ban da. Nếu trẻ bị hăm tã khi đang được nuôi bằng sữa mẹ thì nguyên nhân gây ra có thể là do những thực phẩm mẹ đã ăn.
  • Da nhạy cảm: những đứa trẻ bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm,… có nguy cơ bị hăm tã nhiều hơn.
  • Sử dụng kháng sinh: kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn tốt lẫn xấu. Điều này khiến những vi khuẩn kiểm soát nấm men bị cạn kiệt dẫn đến hăm tã do nhiễm trùng nấm men. Hơn nữa, uống thuốc kháng sinh còn tăng nguy cơ bị tiêu chảy, có thể gây hăm tã.

Triệu chứng hăm tã ở trẻ em

Triệu chứng hăm tã khá dễ nhận biết vì phát ban sẽ xuất hiện ở vùng da khu vực mặc tã. Nó được đặc trưng bởi:

  • Da đỏ, phát ban ở đùi, mông, bộ phận sinh dục.
  • Trẻ thường khó chịu, quấy khó, đặc biệt là trong thời gian thay tã.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Thông thường, phát ban tã ở trẻ không cần điều trị với bác sĩ, các triệu chứng có thể cải thiện khi khu vực mang tã được giữ khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ:

  • Phát ban trở nên nghiêm trọng hơn và lan sang những khu vực khác
  • Phát ban không cải thiện mặc dù đã sử dụng các loại thuốc không kê đơn trong 4-7 ngày
  • Phát ban bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng như chảy mủ vàng, sốt,…
  • Không chắc chắn về nguyên nhân gây ra phát ban
  • Phát ban kèm theo tiêu chảy kéo dài hơn 48 tiếng

Điều trị hăm tã ở trẻ em

Trừ những trường hợp nghiêm trọng, hăm tã thông thường không cần điều trị mà chỉ cần giữ cho khu vực tã được khô ráo và sạch sẽ. Nếu triệu chứng vẫn kéo dài, các bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc để điều trị như:

  • Một loại kem hydrocortisone (steroid) nhẹ
  • Một loại kem chống nấm, nếu bé bị nhiễm nấm
  • Kháng sinh tại chỗ hoặc uống nếu bé bị nhiễm vi khuẩn

Chăm sóc vùng da mặc tã đúng cách cũng là một trong những cách để điều trị hăm tã, những lưu ý dưới đây sẽ giúp giảm triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian phát ban ở trẻ:

  • Thường xuyên thay đổi tã
  • Rửa sạch da bằng xà phòng nhẹ
  • Tránh cọ xát hoặc chà xát mạnh trong thời gian này
  • Tránh những loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc khiến phát ban thêm nghiêm trọng như đậu phộng, sữa,…
  • Hãy tắm cho trẻ mỗi ngày cho đến khi phát ban hết
điều trị hăm tã
Giữ cho vùng da khu vực mặc tã được sạch sẽ, khô thoáng là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa hăm tã

Phòng ngừa hăm tã cho trẻ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã cho trẻ là giữ cho khu vực tã được sạch sẽ và khô ráo. Dưới đây là một số lưu ý để giảm nguy cơ bị hăm tã cho trẻ:

  • Thay tã thường xuyên, đặc biệt là nên loại bỏ tã ướt hoặc bẩn kịp thời
  • Mỗi lần thay tã, hãy rửa sạch khu vực này bằng nước ấm cùng với khăn sạch. Nếu muốn dùng xà phòng thì nên chọn loại nhẹ nhàng, không có mùi thơm
  • Không nên chà xát khu vực này sau khi rửa sạch mà hãy lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm
  • Không nên mặc tã quá chặt bởi nó sẽ ngăn chặn luồng không khí khiến khu vực này luôn ẩm ướt. Mặc tã quá chặt còn gây nứt nẻ ở thắt lưng hoặc đùi
  • Không nên mặc tã cho trẻ quá thường xuyên
  • Nếu trẻ bị phát ban thường xuyên thì hãy thoa thuốc mỡ trong mỗi lần thay tả để giảm kích ứng
  • Nên rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần thay tã cho trẻ để tránh làm lây lan vi khuẩn hoặc nấm men sang những vùng da khác.

Trên đây là những thông tin về hăm tã ở trẻ, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Hăm da ở người lớn có triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao?

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp phải ở người trưởng thành. Hầu hết hăm da đều biến mất sau khoảng...

9 loại kem chống hăm tã cho bé hiệu quả, an toàn

Hăm tã sẽ khiến da của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị nứt nẻ hơn. Mặc dù điều...

Hăm da ở người lớn có triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao?

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp phải ở người trưởng...

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em có hiệu quả và an toàn?

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em không phải là một phương pháp mới. Tuy nhiên còn rất...

Cách chăm sóc và điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Những vết hăm tã xuất hiện vào mùa đông thường khiến trẻ đau rát và quấy khóc. Tuy nhiên bạn...

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên làm gì?

Hăm tã là một trong những vấn đề ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *