Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay là vấn đề da liễu thường gặp, tình trạng này có thể do dị ứng, nhiễm virus hoặc do không khí lạnh. Mề đay thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin về nổi mề đay ở trẻ em và hướng điều trị hiệu quả, an toàn từ thảo dược thiên nhiên.

Nổi mề đay ở trẻ em là gì?

Do cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là 2 đối tượng dễ mắc mề đay mẩn ngứa. Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng trên da bé xuất hiện các đám mẩn đỏ, sẩn phù kèm theo những cơn ngứa ngáy liên tục. Thông thường bệnh chia thành 2 cấp độ:

  • Mề đay cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau đó thuyên giảm trong vòng vài tiếng hoặc dưới 6 tuần. 
  • Mề đay mãn tính: Mề đay thường tái đi tái lại thành nhiều đợt, các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. 
Bệnh mề đay ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời để lại nhiều biến chứng
Bệnh mề đay ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời để lại nhiều biến chứng

Theo kết quả có được hầu hết các trường hợp trẻ bị mề đay cấp tính sẽ không bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang thể mãn, kéo dài và tái phát liên tục có thể kéo theo nhiều hệ lụy. Trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, phù mạch, nghẹt thở, sốc phản vệ,…

Do vậy, cha mẹ không được chủ quan coi thường bệnh. Khi thấy con có bất kỳ biểu hiện nổi mề đay cần cho bé đi thăm khám để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc chỉ rõ những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay như sau:

  • Nhiễm virus và vi khuẩn: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này ở trẻ. Bên cạnh phản ứng trên da, nhiễm virus và vi khuẩn có thể gây sốt, ho, tiêu chảy và nhiễm trùng bàng quang.
  • Phản ứng dị ứng: Phản ứng dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mề đay xuất hiện. Khi dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh histamine vào máu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, histamine lại là nguyên nhân khiến mạch máu bị phù và tổn thương da.
mề đay ở trẻ
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân phổ biến gây ra mề đay ở trẻ em

Các yếu tố gây dị ứng thường gặp như:

  • Dị ứng thực phẩm: các thực phẩm như đậu phộng, hải sản, nấm,… có thể là nguyên nhân khiến trẻ em bị dị ứng và xuất hiện mề đay. Nếu trẻ đã từng có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm, bạn không nên tiếp tục cho trẻ sử dụng.
  • Dị ứng thuốc: penicillin, aspirin,… là những loại thuốc có thể khiến cơ thể trẻ bị dị ứng. Phản ứng dị ứng thuốc rất nguy hiểm, do đó bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, sưng cổ họng, sưng mặt,… sau khi uống thuốc.
  • Bị côn trùng cắn: nọc độc từ côn trùng là nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng và nổi mề đay.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời xử lý. Bên cạnh triệu chứng nổi mề đay, sốc phản vệ còn gây sưng miệng, khó thở, tim đập nhanh,…
  • Do tiếp xúc: Da của trẻ khá nhạy cảm, nếu bạn cho trẻ mặc quần áo chật hoặc ôm sát vùng da tạo nhiều ma sát sẽ có xu hướng nổi mề đay.
  • Nhiệt độ lạnh: Nhiệt độ lạnh từ nước hoặc không khí có thể là nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em. Da trẻ mỏng và khá nhạy cảm nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể sẽ tự sản xuất histamine để miễn dịch. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến mề đay xuất hiện.

Ngoài ra, lông thú cưng, phấn hoa, nước xả vải, xà phòng tắm,… cũng là những tác nhân có thể khiến trẻ bị nổi mề đay.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị ngứa nổi mề đay

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường bị nhầm triệu chứng này với một số bệnh lý ngoài da thông thường khác, dẫn tới lựa chọn sai cách chữa. Dưới đây là những biểu hiện điển hình của căn bệnh mề đay ở trẻ phụ huynh cần nắm rõ:

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em
Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em
  • Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người: Vết mẩn có màu hồng, có hình dạng tương tự như muỗi đốt. Hoặc màu đỏ kèm theo những cơn ngứa bứt rứt kéo dài, gây cảm giác vô cùng khó chịu. 
  • Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ: Sốt phát ban là triệu chứng điển hình thường xuất hiện với trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể sốt từ 38..5 – 40.5 độ C. Trẻ bị tiêu chảy, chán ăn, ho kèm theo sổ mũi.
  • Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh: Thấy trên da trẻ xuất hiện vùng da bị mẩn đỏ, sẩn phù với kích thước đa dạng, không đều. Cha mẹ ấn vào các vết đó thấy hơi căng tức. Trẻ bỏ bú, bú kém, quấy khóc cả ngày.
  • Sẩn phù: Khi bị ngứa trẻ sẽ gãi theo phản xạ tự nhiên. Lúc này các vùng da bị mẩn ngứa sẽ bị xước và lan rộng ra hình thành sẩn phù không đều. Có sẩn to hoặc sần cả mảng, ấn vào đau nhức.
  • Một số biểu hiện khác: Một số trường hợp bệnh chuyển nặng ngoài mẩn ngứa, sẩn phù trẻ sẽ bị sốt, rối loạn tiêu hóa,…
Dấu hiệu mề đay ở trẻ em
Dấu hiệu mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ cần được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của trẻ. Đặc biệt nếu không theo dõi và chữa trị đúng cách trẻ sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Chẩn đoán mề đay ở trẻ em

Bác sĩ có thể chẩn đoán mề đay ở trẻ em bằng cách quan sát những triệu chứng lâm sàng trên da. Sau đó, bác sĩ có thể hỏi về tình trạng sức khỏe, các thực phẩm, thuốc mà trẻ dùng trong khoảng thời gian gần đó.

Nếu nghi ngờ trẻ bị nổi mề đay mãn tính, các xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng sẽ được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân có thể gây nổi mề đay khác như viêm gan, bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán mề đay bằng các xét nghiệm vật lý nhằm quan sát phản ứng của da.

Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em

Nếu tình trạng nổi mề đay nhẹ, bạn có thể không cần điều trị cho trẻ. Các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm và gây ngứa ngáy cho trẻ, bạn phải tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc trị mề đay cho trẻ em

Dựa theo độ tuổi, cân nặng, và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ. Cụ thể:

  • Thuốc trị mề đay cấp tính: Trong trường hợp vùng da mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng histamine để ngăn chặn sự giải phóng histamine của cơ thể. Sau 2 – 3 ngày dùng thuốc, tình trạng ở con bạn sẽ thuyên giảm rõ rệt. Một số loại thuốc thường được kê đơn như: Diphenydramine, Chlorpheniramine, Cetirizin…
  • Thuốc điều trị mề đay mãn tính: Đối với mề đay mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine có hoạt động mạnh hơn để cải thiện các triệu chứng. Đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ dùng thuốc steroid trong thời gian ngắn để ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thận trọng khi sử dụng thuốc trị mề đay ở trẻ em
Thận trọng khi sử dụng thuốc trị mề đay ở trẻ em

Lưu ý: Khi cho trẻ sử dụng thuốc tân dược điều trị mề đay phụ huynh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thêm thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa được sự cho phép của chuyên gia. Đặc biệt trong thời gian sử dụng nếu thấy con có bất kỳ phản ứng gì cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.

2. Cách trị mề đay tại nhà cho trẻ

Ngoài điều trị bằng thuốc Tây, cha mẹ cũng có thể tham khảo và áp dụng thêm một số mẹo dân gian chữa mề đay tại nhà. Đây đều là những cách chữa dễ thực hiện, nguyên liệu sẵn có.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?

Tắm nước lá là bài thuốc dân gian lưu truyền từ đời cha sang đời con. Cách làm này cũng được nhiều mẹ áp dụng loại bỏ chứng ngứa ngáy, sẩn phù, nổi mụn do mề đay gây ra trên da trẻ. 

  • Tắm lá khế chua: Chuẩn bị một nắm lá khế chua tươi, rửa sạch sau đó thêm 2 lít nước, đun sôi. Các mẹ lây nước này, pha nước tắm cho con.
  • Tắm lá sài đất: Dùng một nắm lá sài đất, rửa sạch rồi thêm nước đun sôi tắm cho bé. Chà kỹ vào vùng da bị mề đay.
  • Tắm lá trà xanh: Lá trà xanh chuẩn bị 1 nắm rồi đem rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi tắt bếp. Để nguội bớt khoảng 50 độ C thì tắm cho bé

Chú ý: Bạn cần phải rửa sạch các loại lá trước khi cho bé tắm. Nên pha nước ấm vừa phải để không gây kích ứng da cho con.

Một số mẹo chữa mề đay cho trẻ khác

  • Chườm lạnh: Khi trẻ bị mề đay thường kèm theo nổi mụn, ngứa dữ dội cha mẹ có thể sử dụng túi chườm lạnh lên vị trí mề đay của trẻ. Nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm ngứa và đau rát hiệu quả. Khi những vùng nổi mề đay ở khắp các vị trí trên cơ thể trẻ, mẹ có thể cho con tắm nước mát 2 – 3 lần trong ngày để đối phó với cơn ngứa tạm thời.
  • Sử dụng nha đam: Rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa của trẻ. Sau đó lấy gel của nha đam thoa trực tiếp lên bề mặt da khoảng 10 – 15 phút thì rửa lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ thuyên giảm các triệu chứng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Da bị mề đay sẽ khô rát, bong tróc vì vậy phụ huynh có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ lô hội, nha đam để thoa lên da cho con. 
Các cách điều trị mề đay ở trẻ em
Các cách điều trị mề đay ở trẻ em

Trẻ bị nổi mề đay cần kiêng gì, bổ sung gì?

Ngoài điều trị bằng thuốc theo phác đồ của chuyên gia, cha mẹ cũng nên chú ý quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho con để thời gian điều trị bệnh nhanh hơn. 

Trẻ nên kiêng 

  • Các thức ăn dễ gây kích ứng: Tôm, cua, cá, hải sản là thực ăn dễ gây kích ứng gây ra dị ứng mẩn đỏ, mề đay ở trẻ.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, mỡ động vật sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, lượng béo tích trữ nhiều trong cơ thể dễ gây kích ứng cho trẻ. 
  • Kiêng thực phẩm cay nóng: Không cho trẻ dung nạp đồ ăn cay nóng sẽ làm gia tăng độc tố cho gan, nguyên nhân gây khởi phát bệnh. 
  • Kiêng lạm dụng thuốc: Cha mẹ cần cho trẻ uống đúng theo đơn thuốc bác sĩ kê đơn. Không tự ý giảm bớt cũng như tăng liều lượng.

Trẻ nên bổ sung

  • Cách thực phẩm nhiều vitamin A, C, E: Bổ sung vitamin A, C, E có nhiều trong chanh, cam, đu đủ, cà chua, bí ngô, khoai lang.
  • Cho con uống nhiều nước: Có thể uống nước lọc, sinh tố hoặc nước ép rau củ quả.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Chế biến món ăn từ đậu phụ, đậu nành, các loại rau xanh lá đậm,…

Chăm sóc cho trẻ bị nổi mề đay

Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ chăm sóc đúng cách sẽ giúp con bạn ít cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

điều trị mề đay ở trẻ
Cần chăm sóc trẻ đúng cách để giảm các triệu chứng do mề đay gây ra
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nên hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh cá nhân
  • Không tắm cho trẻ bằng nước nóng hoặc tắm quá lâu
  • Sử dụng kem làm dịu da
  • Không sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh
  • Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng vào chế độ ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch
  • Tránh xa những thực phẩm, thuốc và hóa chất có khả năng kích ứng cao

Khi nào cần đến bệnh viện?

Nổi mề đay thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp nổi mề đay là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Giọng khàn đặc và ho đột ngột
  • Khó nuốt, chảy nước dãi hoặc nói chậm
  • Tiếp tục nổi mề đay sau khi dùng thuốc điều trị
  • Nổi mề đay nặng gây sưng mắt
  • Sưng khớp và sốt cao
  • Nôn mửa

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh nổi mề đay ở trẻ em mà cha mẹ cần biết. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tận tình bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu y đức.

Có thể bạn quan tâm

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...
VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc

VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc

VTV2 Chất lượng cuộc sống là kênh tương tác khán giả của các chương trình truyền hình phát sóng trên...

Da nổi mẩn ngứa thành mảng có nguy hiểm không?

Da nổi mẩn ngứa thành mảng là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý da liễu thông thường như...

Mẹo chữa mề đay bằng giấm theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mề đay bằng giấm là một trong những mẹo dân gian được khá phổ biến. Tuy nhiên thực hư...

Biện pháp điều trị mề đay ngay tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Nổi mề đay thường liên quan đến các phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu phản ứng cấp tính,...

Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp điều trị theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin...