Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu? Cách trị
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý, vấn đề về da liễu thường gặp như mụn hạt kê, bệnh rôm sảy, dị ứng thời tiết, nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể phát sinh từ một số nguyên nhân nguy hiểm hơn.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu?
Do làn da của trẻ mỏng và tương đối nhạy cảm nên thường bị tổn thương, viêm đỏ và bị kích ứng khi có sự tác động của những yếu tố bên ngoài. Những nguyên nhân thường gặp dưới đây có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt:
1. Mề đay mẩn ngứa
Mề đay ở trẻ em không phải là bệnh nguy hiểm do thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh luôn khiến bệnh nhân khó chịu, không chỉ riêng người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có phản ứng gãi liên tục.
Triệu chứng và dấu hiệu giúp nhận biết mề đay mẩn ngứa
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, những nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể hoặc tập trung quanh một khu vực, có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Những nốt mẩn đỏ có thể tập trung tạo thành từng mảng
- Ngứa ngáy nghiêm trọng, trẻ thường xuyên cào gãi, quấy khóc. Cơn ngứa thường nặng nề hơn vào buổi chiều tối hoặc khi về đêm
- Triệu chứng khác: Xuất hiện mụn nước trên cơ, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, sưng ở môi và mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
→Xem thêm: Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa: Nguyên nhân, cách trị
2. Mụn hạt kê
Mụn hạt kê tương đối lành tính. Bệnh lý này chủ yếu tác động lên da và làm giảm tính thẩm mỹ của người bệnh, thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Những biểu hiện lâm sàng của mụn hạt kê gồm:
- Những sẩn nhỏ có màu đỏ hoặc màu trắng xuất hiện trên da tương tự như muỗi đốt
- Những mẩn đỏ/ trắng do mụn hạt kê thường có kích thước không quá 3mm
- Các sẩn có thể mọc rải rác trên mặt, nhiều nhất ở mí mắt hoặc ở má, đôi khi có thể mọc tập trung ở một vị trí cố định.
3. Rôm sảy
Rôm sảy có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Đây là tình trạng bí tắc tuyến mồ hôi làm phát sinh sự ứ đọng mồ hôi kết hợp với lớp bụi làm bít kín ống bài tiết. Từ đó khiến da bị viêm, hình thành nhiều mụn nhỏ màu hồng trên da.
Để nhận biết trẻ có đang bị rôm sảy hay không, phụ huynh có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Nhiều mụn nước có kích thước nhỏ xuất hiện thành đám, trên nền da mẩn đỏ
- Trẻ quấy khóc nhiều, ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt
- Trẻ có phản ứng gãi ngứa dẫn đến trầy xước da, nhiễm khuẩn và tạo ra những nốt nhọt, mụn mủ trên da
- Vị trí thường gặp: Rôm sảy và biểu hiện của bệnh xuất hiện chủ yếu ở những vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, ngực, vai, cổ và trán, có thể xuất hiện ở háng hoặc kẽ nách.
4. Sốt phát ban
Phát ban do sốt thường có dạng đốm, xuất hiện với màu đỏ hoặc màu hồng như mũi đốt. Ở những trường hợp nặng hoặc có nhiễm trùng, mẩn đỏ sẽ lan rộng và có dấu hiệu tụ mủ xung quanh.
Không giống với phát ban do những bệnh da liễu, phát ban do sốt hầu như không xuất hiện đồng thời với biểu hiện đau rát hoặc ngứa ngáy. Sau khoảng 3 đến 5 ngày, tình trạng này sẽ thuyên giảm.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở những trẻ dưới 10 tuổi, thường bùng phát vào mùa thu và mùa xuân. Do có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch nên trẻ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và can thiệp điều trị ngay khi những triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Để nhận biết trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do bệnh tay chân miệng, ba mẹ có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây:
Giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 6 ngày.
Giai đoạn khởi phát
- Đau họng
- Sốt cao trên 37,5 độ C, cơ thể mệt mỏi
- Tổn thương kèm theo biểu hiện đau rát ở miệng và răng
- Biếng ăn
- Chảy nhiều nước bọt
- Tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát (sau khi giai đoạn khởi phát xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày)
- Trẻ bị phát ban dưới dạng bỏng nước, ban xuất hiện ở lỏng bàn chân, lòng bàn tay, mông và đầu gối. Đường kính của những bóng nước khoảng 2 đến 10mm, xuất hiện với hình bầu dục và có màu xám. Chúng có thể ẩn dưới da hoặc mọc lồi, không ngứa, không đau nhưng sờ có cảm giác cộm
- Loét miệng, những bóng nước có đường kính dao động từ 2 đến 3mm xuất hiện ở lưỡi, lợi và má, rất dễ vỡ. Tạo thành vết loét khi vỡ khiến trẻ có cảm giác đau đớn khi ăn, quấy khóc
- Rộp da và mụn lở xuất hiện trên mông của trẻ em và trẻ sơ sinh
- Ở một số trường hợp, trên da trẻ chỉ xuất hiện hồng ban như muỗi đốt hoặc bóng nước xen kẽ với hồng ban hay chỉ loét miệng.
- Dấu hiệu toàn thân: Co giật, mê sản, rối loạn tri giác…
6. Dị ứng thời tiết
Khi bị dị ứng thời tiết, cơ thể cùng hệ miễn dịch của trẻ sẽ có xu hướng giải phóng một lượng lớn histamin vào niêm mạc và da. Điều này khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng.
Đối với trẻ nhỏ, bệnh dị ứng thời tiết có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như sổ mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ho khan…
7. Nhiễm khuẩn nấm
Nếu nhận thấy những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt chỉ xuất hiện và khu trú tại những khu vực quanh miệng hay chỉ xuất hiện ở mặt thì khả năng cao trẻ nhỏ đang bị nhiễm các loại vi trùng nấm men (nấm Candida).
Tình trạng nhiễm khuẩn nấm men xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng khi mới sinh, những bé sinh non và trẻ nhẹ cân.
8. Chàm sữa
Bệnh chàm sữa ở trẻ thường xuất hiện ở những trẻ sơ sinh có làn da khô và những trẻ có độ tuổi từ 1 đến 5 tháng tuổi. Chàm và những triệu chứng của bệnh xảy ra khi lớp sừng Keratin cùng cơ thể của trẻ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cấu trúc da kèm theo biểu hiện da khô ráp, bong tróc, nổi nhiều nốt mẩn đỏ như muỗi đốt và mụn nước nhỏ li ti ở mặt (đặc biệt là hai bên má).
9. Nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh lý nêu trên, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do những nguyên nhân sau:
- Dị ứng thức ăn
- Ma sát với quần áo
- Côn trùng cắn
- Nhiễm giun sán
Tham khảo ngay: Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là bị gì? Dấu hiệu và cách trị
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Trong trường hợp tình trạng này xảy ra do những bệnh da liễu thông thường như mụn hạt kê, rôm sảy, vết đốt côn trùng… tổn thương ngoài da có thể tự khỏi hoặc biến mất sau khi trẻ được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên nếu những nốt mẩn đỏ là triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt phát ban, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra và điều trị. Đối với những trường hợp lơ là trong việc chữa trị, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt được điều trị bằng cách nào?
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng nguyên nhân, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt sẽ được điều trị với những phương pháp khác nhau. Cụ thể:
1. Điều trị y tế
Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do sốt phát ban, bệnh tay chân miệng hoặc có tổn thương da lan rộng ra toàn thân, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị với những phương pháp thích hợp nhất.
Dựa vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị dưới đây:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được chỉ định cho những trường hợp bị dị ứng, trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo những cơn ngứa ngáy nghiêm trọng. Loại thuốc này phù hợp với những trẻ bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, bị mề đay mẩn ngứa.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Những loại thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen sẽ được chỉ định cho những trẻ bị sốt phát ban, bệnh tay chân miệng với mục đích hạ sốt và cải thiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu.
- Thuốc xổ giun: Đối với những trường hợp bị nhiễm giun sán, trẻ sẽ được chỉ định điều trị với thuốc xổ giun để khắc phục tình trạng.
- Liệu pháp bù nước và bù điện giải: Đổ với những trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ do các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ được áp dụng liệu pháp bù nước và bù điện giải bằng cách dùng Oresol.
Lưu ý an toàn
- Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi đã thăm khám xác định nguyên nhân và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ tránh làm phát sinh những rủi ro nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ.
2. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Những biện pháp chăm sóc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ nhỏ:
- Chườm mát hoặc tắm nước mát: Bạn có thể dùng nước mát tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần hoặc dùng khăn lạnh chườm mát cho trẻ từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 10 phút để cải thiện tình trạng.
- Dùng tinh dầu khuynh diệp: Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nhiều, bạn có thể hòa tan vào nước tắm của trẻ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp.
- Dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, dịu nhẹ, dễ thẩm thấu và có kết cấu mềm mượt để thoa lên da của trẻ 2 lần/ ngày.
- Giữ gìn vệ sinh: Ba mẹ nên tắm rửa và thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ, cắt gọn móng tay và cho trẻ đeo găng tay khi ngủ để làm giảm nguy cơ tổn thương da lan rộng do trẻ chà xát hoặc gãi ngứa.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tránh cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, thịt bò, mè đen…
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, giảm bong tróc da, giảm ngứa ngáy và cân bằng điện giải.
Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa và loại bỏ những nguyên nhân gây khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt:
- Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ tắm rửa mỗi ngày, thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
- Giúp trẻ giữ ấm hoặc làm mát cơ thể của trẻ khi thời tiết giao mùa.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, côn trùng, mủ thực vật…
- Không cho trẻ giao tiếp với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ vận động, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, vui chơi hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo an toàn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất, sớm khắc phục bệnh lý, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, tiến hành thăm khám và chẩn đoán cùng với bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì? Cách điều trị
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!