Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai – Bà Bầu Nên Biết
Rất nhiều mẹ bầu thường xuyên than phiền vì bị trào ngược dạ dày khi mang thai. Đây mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu. Đôi khi nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa cần sớm quan tâm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
Trào ngược dạ dày khi mang thai – Nguyên nhân và triệu chứng
Thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, cùng với sự thay đổi hormone cũng như những vấn đề tâm sinh lý khiến mẹ bầu dễ gặp phải các triệu chứng bất thường. Trong đó, rất nhiều mẹ bầu than phiền rằng họ thường xuyên bị chứng trào ngược dạ dày khi mang thai.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Nếu không sớm can thiệp và khắc phục thì sẽ gián tiếp tác động xấu tới sức khỏe thai kỳ.
1. Các nguyên nhân chính
Cũng giống như ở những đối tượng khác, tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu thường do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém điều độ. Đôi khi còn do ảnh hưởng của các bệnh ký như viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày hay phù nề dạ dày…
Tuy nhiên, khi triệu chứng này kích hoạt trong thai kỳ thì sẽ liên quan đến một số yếu tố đặc trưng khác. Phải kể đến như:
- Thai nhi phát triển: Càng về cuối thai kỳ thì thai nhi sẽ càng phát triển lớn. Điều này đòi hỏi tử cung phải mở rộng để có thể đáp ứng. Tử cung mở cũng sẽ gây sức ép và khiến dạ dày bị đẩy lên cao hơn. Từ đó tạo điều kiện cho các triệu chứng trào ngược phát sinh.
- Sự thay đổi hormone: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ thường sản sinh nhiều hormone relaxin hơn. Loại hormone này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày. Nó sẽ làm chậm quá trình co bóp. Từ đó khiến thức ăn bị ứ đọng. Lúc này dạ dày sẽ tiết nhiều dịch vị hơn và làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Ăn uống thất thường khi thai nghén: Thai nghén là khoảng thời gian mà các mẹ bầu thường thèm ăn nhiều thứ và ăn uống bất chấp. Thói quen ăn đồ chua hay thực phẩm có hàm lượng acid cao cũng khiến dạ dày tăng tiết acid. Và đây cũng chính là yếu tố tạo cơ hội cho tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai phát sinh.
- Yếu tố tâm lý: Mang thai cũng chính là khoảng thời gian mà phụ nữ dễ bị căng thẳng, stress hay gặp những bất ổn về tâm lý. Nhất là những chị em mang thai lần đầu. Yếu tố tâm lý cũng được ghi nhận là liên quan trực tiếp đến sự kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ Là Bị Gì, Làm Sao Hết?
2. Triệu chứng thường gặp
Thực tế cho thấy rằng, triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai thường có xu hướng nặng nề hơn so với các trường hợp. Điều này được lý giải là do những yếu tố đặc thù và nhạy cảm ở cơ thể phụ nữ trong thai kỳ.
Mẹ bầu thường sẽ gặp một số triệu chứng điển hình dưới đây:
- Ợ hơi và ợ nóng: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất khi bà bầu bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này có thể kích hoạt bất kể khi ăn no hay khi để bụng quá đói. Sau khi ợ chua và ợ nóng, bà bầu còn có cảm giác vị chua để lại rất lâu trong miệng.
- Buồn nôn, nôn ói: Không ít bà bầu bị buồn nôn và nôn ói do bị trào ngược dạ dày nhưng lại lầm tưởng rằng mình đang bị thai nghén. Cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn. Buồn nôn do trào ngược dạ dày thường kèm theo kích thích ở niêm mạc họng do acid dịch vị trào ngược lên. Đôi khi bà bầu còn bị ói ra cả dịch nhầy và thức ăn.
- Đau tức vùng thượng vị: Triệu chứng này sẽ kích hoạt nặng nề hơn khi thai nhi phát triển lớn. Bởi lúc này dạ dày thường bị đẩy đồn lên trên do chịu áp lực từ tử cung. Lượng acid trào ngược lên thường gây kích thích ngay tại đầu mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản. Từ đó phát tín hiệu đau ở thượng vị và lan tỏa ra cả vùng ngực. Đi kèm với đó là cảm giác đè nén, thắt ở ngực, đôi khi còn lan ra phía sau lưng.
Bên cạnh những triệu chứng đặc trưng đề cập ở trên, bà bầu còn có thể gặp phải những triệu chứng khác. Ví dụ như khản họng, khó nuốt, ho khan, miệng tiết nhiều nước bọt…
Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo nhận định của các chuyên gia thì trào ngược dạ dày khi mang thai chưa phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên những triệu chứng mà nó gây ra khiến bà bầu phải sống trong tình trạng khó chịu.
Nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
Hơn nữa, tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài còn dễ khiến bà bầu gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Acid dịch vị trào ngược lên trên quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến niêm mạc thực quản bị bào mòn. Lâu dần còn kích hoạt các phản ứng viêm nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm loét thực quản hay viêm vòm họng… Lâu dài còn khiến bà bầu phải đối mặt với nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.
Tham khảo thêm: Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?
Cách trị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu nên biết
Trong thời kỳ mang thai, việc dùng thuốc cho bà bầu thường sẽ không được khuyến khích. Chính vì thế, khi gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày, bà bầu nên sớm phát hiện và điều trị bằng các giải pháp tại nhà.
Dưới đây là cách trị trào ngược dạ dày dạ dày tại nhà an toàn mà mẹ bầu nên thực hiện:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống chính là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động tiêu hóa. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở các bà bầu phần nhiều cũng là do ăn uống thiếu khoa học. Chính vì thế, điều chỉnh chế độ ăn là vấn đề cần thiết để hỗ trợ khắc phục triệu chứng.
Để có được thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học, cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Uống nhiều nước hơn để thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời làm loãng nồng độ acid có trong dịch vị. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm các loại sữa hạt hay nước ép rau củ và trái cây tươi.
- Thay vì ăn một ngày 3 bữa chính thì bà bầu có thể chia nhỏ ra thành nhiều bữa. Đồng thời giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa để tránh gây áp lực cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Loại bỏ những thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày trong chế độ ăn. Phải kể đến như thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ hay tẩm ướp nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, bạc hà, chocolate…
- Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ. Tuyệt đối không nên ăn quá no cũng không nên để bụng quá đói.
- Tránh tiêu thụ rượu bia hay các thức uống có chứa cafein hoặc nước ngọt có gas.
- Bổ sung thêm các loại rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn để hạn chế tình trạng khó tiêu hay táo bón.
- Không nên uống nhiều nước trước khi ăn và tuyệt đối không ăn trước khi đi ngủ. Nếu trước lúc ngủ cảm thấy đói thì có thể lót dạ với 1 ly sữa ấm để có thể ngủ ngon hơn.
- Ngồi dậy và vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, lúc này không nên nằm ì một chỗ hay vận động quá mạnh.
Xem chi tiết: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
2. Kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng, stress cũng là nguyên nhân gây ra hoặc khiến cho các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai tồi tệ thêm. Để cải thiện tình trạng này, bà bầu cần chú ý kiểm soát tốt tâm trạng, tránh căng thẳng, stress quá mức.
Có thể cải thiện tâm trạng bằng một số giải pháp hữu ích như:
- Tham khảo và tập luyện bộ môn thiền định
- Thực hành các bài tập yoga phù hợp với thai kỳ
- Nghe nhạc, xem phim
- Đọc sách báo cho phụ nữ mang thai, tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ
- Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ tâm trạng, cảm xúc với người thân
3. Duy trì lối sống lành mạnh
Đây là giải pháp không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược mà còn hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Đồng thời giúp cho các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Cần thực hiện tốt một số khuyến nghị dưới đây:
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya hay làm việc quá nhiều vào buổi tối.
- Đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 1 ngày từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
- Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục mỗi ngày với các bài tập cường độ nhẹ, phù hợp khi mang thai.
- Mặc quần áo rộng thoáng để tránh gây áp lực cho vùng bụng và dạ dày.
4. Dùng gối kê cao đầu khi nằm ngủ
Đôi khi tình trạng dạ dày có thể kích hoạt và làm phiền giấc ngủ của bà bầu. Để ngăn ngừa nguy cơ bị trào ngược khi ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng cách dùng gối kê cao đầu.
Theo nhận định của các chuyên gia, nếu kê cao phần thân trên (từ bả vai lên tới đầu) khoảng 6 – 8cm khi ngủ thì nguy cơ bị acid dạ dày trào ngược lên sẽ giảm đáng kể.
Xem thêm: Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Người Lớn: Công Dụng, Cách Dùng
5. Dùng thảo mộc tự nhiên chữa trào ngược dạ dày khi mang thai
Bên cạnh các giải pháp nêu trên bà bầu cũng có thể dùng các loại thảo mộc tự nhiên để chữa chứng trào ngược dạ dày khi mang thai.
– Dùng tinh bột nghệ:
Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng hoạt chất curcumin dồi dào có thể hỗ trợ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày, giảm tiết dịch vị. Ngoài ra, các thành phần trong nghệ còn giúp chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
- Trộn đều 3 thìa tinh bột nghệ cùng với 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Chia đều làm 3 lần uống trong ngày.
– Sử dụng gừng tươi:
Gừng từ lâu đã rất nổi tiếng với khả năng chống viêm hiệu quả. Một số hoạt chất có trong gừng còn giúp ức chế hình thành prostaglan. Nhờ đó mà có thể hỗ trợ trung hòa acid dịch vị trong dạ dày.
- Dùng khoảng 50g gừng tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng.
- Cho lên bếp đun cùng 200ml nước sôi trong 3 – 5 phút.
- Chờ cho nước gừng bớt nóng rồi uống trực tiếp.
– Sử dụng nha đam:
Dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian lành tính và an toàn cho cả bà bầu. Các thành phần chống oxy hóa trong nha đam có tác dụng giúp dạ dày giảm tiết acid dịch vị. Ngoài ra có khả năng cân bằng sự xáo trộn bất thường ở hệ tiêu hóa.
- Cần dùng 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giữ lại phần thịt.
- Cho phần thịt nha đam vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Trộn thêm 1/2 thìa mật ong.
- Có thể dùng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 2 thìa vào thời điểm trước bữa ăn 30 phút.
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày có nên dùng thuốc Tây không?
Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, việc dùng thuốc thường không được khuyến khích trong điều trị bất cứ một vấn đề sức khỏe nào. Đối với tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai thì dùng thuốc vẫn được xếp vào phương án tối kỵ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng, các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng. Nhất là khi triệu chứng trào ngược liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng hay có nguy cơ làm phát sinh các bệnh viêm họng, viêm thực quản thì việc dùng thuốc sẽ được cân nhắc.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào hiện trạng sức khỏe, số tháng thai kỳ và thể trạng của bà bầu để kê toa thuốc phù hợp. Các thuốc được chỉ định phải đảm bảo mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, bà bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Khi có các vấn đề ngoại ý phát sinh, cần kịp thời báo cáo để được điều chỉnh.
Trào ngược dạ dày khi mang thai mặc dù không nguy hiểm nhưng bà bầu cần chú ý can thiệp càng sớm càng tốt. Điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe thai kỳ. Tốt nhất vẫn nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 thực phẩm chức năng chống trào ngược dạ dày tốt nhất
- Tập yoga chữa trào ngược dạ dày bạn đã biết chưa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!