Nhận biết dấu hiệu trẻ nôn trớ bất thường phải đi khám bác sĩ ngay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu bị nôn trớ khiến phụ huynh khá lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu này thường cảnh báo những rối loạn trong hệ thống tiêu hóa của trẻ mà bạn cần lưu tâm.

Cảnh báo dấu hiệu nôn trớ của trẻ phụ huynh nên lưu ý

Dấu hiệu trẻ bị nôn trớ thường cảnh báo con bạn có những bất thường về sức khỏe. Bạn nên theo dõi trẻ thường xuyên và đưa trẻ đi thăm khám để được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt:

Nghệ sĩ Trần Nhượng đến khám tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Với kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao, đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành tại Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày một cách an toàn, triệt để. Nơi đây trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của hàng ngàn người bệnh và giới nghệ sĩ nổi tiếng.
Dấu hiệu trẻ bị nôn trớ
Nếu trẻ có dấu hiệu nôn trớ thì phụ huynh cần theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của bé

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị nôn trớ

Có một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn mà các bố mẹ nên lưu tâm:

Trào ngược dạ dày

Dấu hiệu nôn trớ thường ở trẻ thường cảnh báo con bạn bị trào ngược dạ dày. Có thể là do hệ tiêu hóa của bé kém, khiến cơ thắt thực quản suy yếu và không mở ra để thức ăn vào dạ dày, từ đó khiến thức ăn đi ngược lại thực quản gây tình trạng nôn trớ.

Dị ứng thức ăn

Việc trẻ nôn là một dấu hiệu con bạn bị dị ứng với thực phẩm mà bạn cho con mình ăn. Các phụ huynh nên theo dõi những triệu chứng đi kèm mà con bạn bị nôn như khó thở, khó nuốt, nổi mề đay, ho liên tục, thở khò …

Hãy nhanh chóng kiểm tra trong khẩu phần ăn của trẻ có các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như:

  • Đậu phộng
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều…
  • Động vật giáp xác như tôm, cua
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Trứng
  • Sữa

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thực phẩm thường xuất hiện sau khi trẻ ăn từ 2 – 6 giờ. Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu, nên phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và nhanh chóng.

Viêm dạ dày

Đây là tình trạng nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn gây nên. Tình trạng này thường do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây nên. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nôn trớ và các triệu chứng thường kéo dài trong một vài ngày.

Tắc đường ruột

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nôn nhiều là một trong những dấu hiệu của việc bị tắc nghẽn đường ruột. Ngoài ra, cũng có khả năng con của bạn có thể bị chứng hẹp môn vị, Có nghĩa là dạ dày của trẻ quá hẹp để thức ăn đi qua khiến thức ăn trào ngược về thực quản.

Sốc thuốc

Nếu bạn cho trẻ dùng một số loại thuốc khi bụng đang đói thì bé rất có thể bị nôn trớ. Đôi khi, nôn cũng là dấu hiệu bạn đã cho con uống quá nhiều loại thuốc. Các loại thuốc phổ biến nhất gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ là:

  • Codein
  • Erythromycin
  • Thuốc trị hen suyễn như theophylline
  • Chất sắt
  • Acetaminophen
  • Ibuprofen.

Say tàu xe

Khi não của bé xuất hiện tín hiệu rối loạn trong khi di chuyển bằng tàu xe, bé sẽ có dấu hiệu nôn trớ. Điều này phổ biến ở trẻ em nhỏ thường hay nhìn ra cửa sổ.

say tàu xe
Trẻ bị nôn trớ có thể là do dấu hiệu của chứng say tàu xe do trẻ nhìn ra cửa sổ khi xe di chuyển

Đi kèm với chứng say tàu xe, bé thường có triệu chứng đau bụng, cảm giác khó chịu, đổ mồ hôi, chán ăn. Chứng say tàu xe ở bé có thể di truyền nếu bạn hoặc bạn đời cũng bị dấu hiệu này.

Chứng đau nửa đầu

Khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đến trường thường xuyên phải đối mặt với chứng đau nửa đầu. Những cơn đau đầu thường xảy ra ở trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Chúng khiến con bạn gặp nhiều khó chịu và đi kèm đó là các triệu chứng tiêu cực như:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với âm thanh và mùi

Các chuyên gia hiện nay vẫn không rõ nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, họ tin rằng dấu hiệu này có thể là do di truyền: Nếu một trong cha hoặc mẹ bị chứng đau nửa đầu, con bạn có 50% mắc phải dấu hiệu này. Nếu cả bố và mẹ đều bị đau nửa đầu, trẻ bị đau nửa đầu lên tới 75%.

Stress

Triệu chứng này nghe khá khó tin khi gặp ở trẻ nhỏ, nhưng đó là sự thật. Một số trẻ sẽ bị căng thẳng và xuất hiện tình trạng nôn trớ. Con bạn có thể khóc, đau dạ dày hoặc tiêu chảy…

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là một cơn đau cấp tính khiến con bạn bị đau bụng dữ dội và theo thời gian kéo dài thì tình hình này có vẻ còn trở nên tồi tệ hơn. Trong hầu hết các trường hợp viêm ruột thừa, bạn cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện được phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng khác

Đôi khi trẻ bị nôn trớ còn là dấu hiệu nhiễm trùng ở một số cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm màng não.

2. Các dấu hiệu nôn trớ ở trẻ nên đưa đến bác sĩ

Khi trẻ có dấu hiệu khạc nhổ hoặc nôn ói thì phụ huynh nên lưu tâm đến sức khỏe của trẻ và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám:

đưa trẻ đi thăm khám
Nên đưa trẻ đi thăm khám nếu xuất hiện dấu hiệu nôn trớ và tiêu chảy
  • Bé nôn ói liên tục
  • Khạc nhổ thường xuyên
  • Dịch nôn có màu nâu, đỏ hoặc xanh lá cây
  • Bé chậm chạp, mệt mỏi, đờ đẫn
  • Bé sốt cao hơn 38 độ
  • Quấy khóc liên tục
  • Tiêu chảy nhiều lần.

3. Chăm sóc trẻ tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế, các phụ huynh cũng nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé nhiều hơn để giúp giải quyết tình trạng nôn trớ ở trẻ:

  • Nếu trẻ có dấu hiệu bị mất nước, nên cho bé uống nhiều nước, sữa, cháo, canh, nước ép trái cây pha loãng…
  • Hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về việc cho bé uống dung dịch bù nước và điện giải khi con bạn nôn quá nhiều
  • Nếu trẻ không bị mất nước nhiều và không mất cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho trẻ dùng thức ăn đặc như bình thường
  • Cho bé đứng khi ăn và giữ cho bé đứng thẳng ít nhất 20 phút sau khi cho ăn
  • Tránh gây áp lực cho dạ dày của con như bế lên vai khi bé ợ hoặc có dấu hiệu nôn trớ.

Nếu con bạn mệt thì không nên cho trẻ đến trường hoặc bất kỳ cơ sở chăm sóc trẻ em nào khác. Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ nếu như có triệu chứng nôn trớ hoặc tiêu chảy sau 48 giờ từ lần thăm khám gần nhất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin bạn nên tìm hiểu: Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Xem thêm

Hội tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT cùng bài thuốc chất lượng "có một không hai", Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp cho khoảng 4000 lượt người bệnh thoát khỏi các chứng đau dạ dày trào ngược chỉ từ 1 - 3 tháng. Đơn vị hiện đang được tin tưởng rất nhiều.
Cô Đoàn Thị Trâm bị căn bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán 

Ở tuổi 74, cái tuổi tưởng chừng như an hưởng tuổi già, nhưng cô Đoàn Thị Trâm chịu nhiều nỗi...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Vú Sữa Có Thực Sự Hiệu Quả?

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa được nhiều người tìm đến. Bởi việc sử dụng thuốc...

Liệu mật gấu có khả năng điều trị đau dạ dày hiệu quả như dân gian lưu truyền?

Dùng mật gấu chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả như được đồn thổi?

Theo Đông y, mật gấu có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm lành vết loét...

chữa trào ngược dạ dày

Cập nhật ngay phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày mới nhất

Mỗi bệnh nhân sẽ có cho mình một phác đồ điều trị trào ngược dạ dày cụ thể. Chúng sẽ...

Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng và cách khắc phục

Vì sao trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng?

Nhiều người bị trào ngược dạ dày thường gặp phải tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, họ lại không thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.