Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu là một dấu hiệu bất thường và mang theo ý nghĩa cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe của trẻ. Khác với tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường gặp, khi xuất hiện tình trạng trẻ nôn ra máu thì các mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Các bệnh lý nên được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

nguyên nhân gây nôn ra máu
Cùng “lật tẩy” đâu là những nguyên nhân gây nôn ra máu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu do đâu?

Nôn ra máu (xuất huyết) là tình trạng trẻ ói và trong dịch ói có xen lẫn với máu. Thông thường khi các mẹ trông thấy trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu có thể sẽ cảm thấy rất hoảng hốt và bối rối. Nhưng việc xác định được nguyên nhân gây nôn sẽ góp phần chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả hơn.

Trong một vài trường hợp, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu liên quan đến những chấn thương ở miệng hoặc chảy máu mũi. Chúng không kéo dài và có thể được giảm bớt tính nghiêm trọng khi gia đình tiến hành chăm sóc đặc biệt cho trẻ. Tuy nhiên nôn trớ ra máu cũng có thể bị gây ra bởi các tình trạng nghiêm trọng hơn như chấn thương bên trong, chảy máu nội tạng hoặc vỡ nội tạng. Lúc này, trẻ buộc phải được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn ngay lập tức để phòng ngừa nguy hiểm, biến chứng.

1.Các nguyên nhân cấp tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu. Chúng có mức độ nghiêm trọng từ nhỏ đến lớn và có thời gian hồi phục khác nhau. Với các nguyên nhân cấp tính,chúng sẽ có thể được hỗ trợ khắc phục và có thời gian ngắn. Nguyên nhân cấp tính sẽ không để lại quá nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trẻ được chăm sóc và quan tâm đúng cách.

Các nguyên nhân cấp tính này là:

  • Thực quản bị trầy xước
  • Chảy máu cam, chảy máu răng miệng
  • Nuốt phải máu từ sữa hoặc đầu ti của mẹ
  • Rách thực quản do ho mãn tính hoặc do nôn
  • Nuốt phải vật lạ
trẻ bị nôn ra máu
Những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ ra máu cấp tính có thể được giảm bớt khi trẻ được chăm sóc đặc biệt

Xem thêmTrẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân phổ biến

Một số nguyên nhân phổ biến khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ ra máu thường gặp có thể kể đến như:

3. Nguyên nhân hiếm gặp

Những lý do vẫn có thể tiềm tàng khả năng gây ra tình trạng nôn trớ ra máu ở trẻ sơ sinh mà ta có thể nhắc đến là:

  • Ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy
  • Xói mòn niêm mạc dạ dày
  • Thủng ruột, thủng dạ dày tá tràng

Khi nào gặp bác sĩ?

Có nhiều vấn đề tiềm ẩn có thể khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu. Dù cho nguyên do gây ra triệu chứng này của trẻ là đến từ đâu, các mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có hiện tượng nôn trớ ra máu. Mức độ nặng hay nhẹ có thể được xác định bằng màu sắc của dịch nôn cùng các chẩn đoán xét nghiệm cụ thể.

  • Màu sắc dịch nôn: trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu có thể sẽ nôn ra dịch màu nâu, đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Có đôi khi màu sắc thường giống với bã cà phê hoặc trẻ nôn ra các vật chất màu đen sậm. Ví dụ máu sẫm màu thường chỉ ra rằng máu chảy do mắc bệnh về dạ dày đường ruột. Mặt khác, máu đỏ tươi thường đến từ một đợt chảy máu cấp tính. Nếu trẻ nôn ra một lượng máu lớn kết hợp với trạng thái thay đổi nhịp thở, sắc mặt tím tái thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Các xét nghiệm hình ảnh phổ biến: để xác định chính xác hơn nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ ra máu, các bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ thực hiện các thủ thuật như chụp CT, nội soi, siêu âm, X-quang, MRI.

Biến chứng

Nếu không được điều trị ngay lập tức hoặc điều trị cấp cứu sai cách, tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu có thể trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là biến chứng. Những biến chứng nguy hiểm mà trẻ sẽ có thể phải gặp phải là:

  • Nghẹt thở: Nôn ra máu có thể làm giảm lưu lượng máu đến phổi, từ đó gây ra tình trạng tím tái, nghẹt thở.
  • Thiếu máu: Sự thiếu hụt của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ khiến trẻ bị mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Hôn mê: Nôn trầm trọng sẽ làm trẻ bị hạ huyết áp, sốc phản vệ và thậm chí là tử vong.
trẻ sơ sinh nôn ra dịch màu nâu
Nôn trớ ra máu ở trẻ sơ sinh luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm khôn lường

Do đó, khi phát hiện xuất hiện tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu, các mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Các mẹ không được tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo dân gian chữa trị cho trẻ mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu, hãy chắc chắn rằng không lay động trẻ hoặc nâng sóc trẻ quá mạnh tay. Bởi chúng sẽ khiến tình trạng tổn thương lan rộng và gây ra chảy máu nặng hơn.

Trên đây là các thông tin tham khảo về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu. ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt và lưu ý?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của...

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực...

Hai NS chụp ảnh cùng anh Nguyễn Quang Hưng và bác sĩ Tuyết Lan cùng nhân viên y tế của Trung tâm

Sơ can Bình vị tán bài thuốc đặc trị dạ dày “được lòng” truyền thông và NS nổi tiếng

Sơ can bình thuốc - bài thuốc đặc trị dạ dày không còn xa lạ với người bệnh hiện nay....

Bí kíp dùng mè đen trị trào ngược dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, mè đen chứa hàm lượng chất béo, protein, vi chất tương...

[Mẹo hay] Dùng trứng gà chữa đau dạ dày rất tuyệt vời mà bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, được nhiều người biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *