Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm mục đích chữa trị triệt để nguyên nhân cơ học gây ra bệnh. Đồng thời, khắc phục được các hạn chế do việc dùng thuốc tây gây ra. Nắm rõ các thông tin về phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc xác định cách điều trị phù hợp cho bản thân.

Thông tin về phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày
Thông tin về phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Có nên phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, thậm chí là lên họng và lên miệng của bệnh nhân. Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp, bất cứ ai cũng có thể là “nạn nhân” của trào ngược dạ dày thực quản.

Để điều trị trào ngược dạ dạ dày thực quản, dùng thuốc là phương pháp đầu tiên được chỉ định. Thông thường, có đến 80 – 90% trường hợp sẽ được chữa lành bằng việc dùng thuốc. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng phương pháp này chỉ có thể chữa được các triệu chứng mà không thể giải quyết được dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Do đó, khoảng 80% người bệnh sẽ bị trào ngược trở lại sau khoảng 1 năm ngưng thuốc.

Chưa hết, dùng thuốc tây có thể khắc phục được các triệu chứng trào ngược nhanh chóng. Nhưng các vết loét và tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày vẫn có khả năng tiến triển nặng lên theo thời gian. Bởi đây là căn bệnh có thể diễn tiến trong thời gian dài, do đó tình trạng trào ngược acid vẫn còn tiếp diễn, chưa được điều trị dứt điểm. Trong khi đó, điều trị bằng phẫu thuật có thể giải quyết tận gốc căn nguyên cơ học gây bệnh, ngăn được nguy cơ bệnh tái phát.

Chính vì vậy, nếu còn băn khoăn có nên phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thực quản hay không thì câu trả lời là có. Vậy những đối tượng nào sẽ được chỉ định phẫu thuật, cách tiến hành ra sao, địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản ở đâu tốt… Những thông tin dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.

Thông tin thêm: Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau 

Tìm hiểu phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Không chỉ được áp dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, phương pháp này còn được sử dụng nhằm mục đích mở cơ thực quản tâm vị. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược thứ phát có thể xuất hiện sau ca phẫu thuật mở cơ. Với phẫu thuật trào ngược thực quản, nó sẽ được tiến hành theo quy trình sau đây:

1. Trước khi tiến hành phẫu thuật

Cần tiến hành thăm khám kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Cần tiến hành thăm khám kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được thăm khám và chẩn đoán thật kỹ lưỡng. Thông thường, các phương pháp chẩn đoán sẽ được áp dụng là:

  • Nội soi dạ dày thực quản, đồng thời có thể kiểm tra sinh thiết (nếu cần thiết).
  • Xác định mức độ áp lực thực quản.

Một số trường hợp có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán:

  • Tiến hành theo dõi lượng pH ở phía bên trong thực quản trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
  • Chụp X – quang có sự hỗ trợ Barium.

Thông qua các bước chẩn đoán này, bác sĩ có thể loại trừ được các nguyên nhân gây bệnh khác. Đồng thời giúp xác định được tình trạng bệnh lý, từ đó mà có thể lựa chọn được kỹ thuật và cách thức phẫu thuật phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu sinh thiết mà phát hiện thấy vùng loạn sản nặng hoặc carcinoma ở những vị trí biểu mô nghi bị Barrett, chỉ thực hiện phẫu thuật trị trào ngược là chưa đủ. Bác sĩ cần phải thực hiện những can thiệp khác để ức chế sự phát triển của những biểu mô này. Các biện pháp có thể được áp dụng sẽ là cắt bỏ vùng bị loạn sản hoặc tiến hành theo dõi bằng nội soi.
  • Nội soi đường tiêu hóa có thể xác định được mức độ tổn thương của lớp niêm mạc dạ dày, thực quản. Đồng thời, còn giúp phát hiện được các bất thường và những bệnh lý khác trong đường ruột.
  • Việc đo lượng pH, xác định áp lực thực quản giúp bác sĩ tiên lượng được những vấn đề mà bệnh nhân có thể gặp phải sau phẫu thuật. Từ đó mà bác sĩ phẫu thuật trào ngược dạ dày có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong quá trình phẫu thuật.

2. Chỉ định phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Tùy vào từng mức độ bệnh lý mà trong khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp
Tùy vào từng mức độ bệnh lý mà trong khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp

Phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược được chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng có hoặc không xuất hiện đồng thời tình trạng thoát vị cơ hoành, đã được điều trị bằng thuốc ít nhất là 6 tháng mà không khỏi.
  • Điều trị bệnh bằng thuốc mang lại hiệu quả nhưng vẫn quyết định phẫu thuật.
  • Bị biến chứng trào ngược dạ dày thực quản như Barrett thực quản, viêm thực quản nặng.
  • Chữa trị bằng thuốc gây ra biến chứng.
  • Xuất hiện các biểu hiện bất thường như khàn tiếng, hen, đau ngực…

Ngoài ra, những trường hợp cảm thấy vướng ở cổ họng, khó nuốt có thể mắc bệnh nền ác tính. Do đó, trong quá trình điều trị các bác sĩ cần phải chú ý đề phòng.

3. Chống chỉ định

Phẫu thuật trào ngược thực quản không được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có thể trạng quá yếu
  • Bị ung thư thực quản
  • Các trường hợp chống chỉ định với phương pháp phẫu thuật bằng nội soi: Đã từng bị tắc ruột, viêm phúc mạc, bị thoát thành vị rốn, vùng bụng do nhiễm khuẩn, cổ trướng tự do hoặc khu trú, rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân chống chỉ định với kỹ thuật bơm phúc mạc: Mắc bệnh van tim, bệnh mạch vành, tâm phế giãn.

4. Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ phẫu thuật trào ngược dạ dày phải là những người có kinh nghiệm, chuyên môn vững.
  • Các thiết bị, dụng cụ cần thiết: Bộ thiết bị máy móc phẫu thuật nội soi.
  • Bệnh nhân: Được truyền nước, bù điện giải và các kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật.

5. Tiến hành phẫu thuật

+ Tư thế bệnh nhân:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa với tư thế đầu cao, chân thấp để tạo thành một góc 30 độ so với mặt phẳng ngang. Hai chân dạng ra tạo thành 1 góc 90 độ. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống thông dạ dày.

+ Vô cảm:

Tiến hành gây mê nội khí quản

+ Kỹ thuật:

Dựa vào phác đồ điều trị đã được định sẵn, bác sĩ phẫu thuật trào ngược dạ dày sẽ tiến hành ca mổ theo các bước sau:

  • Đặt Trocar. Các Trocar được sử dụng là Trocar 10mm, 5mm.
  • Trình bày vùng mổ.
  • Áp dụng kỹ thuật van chống trào ngược. Các kỹ thuật được áp dụng trong trường hợp này bao gồm: Kỹ thuật tạo van toàn bộ (phẫu thuật Nissen-Rossetti) và phẫu thuật Toupet.

Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm vào mục đích củng cố hàng rào ngăn cản trào ngược, nhưng không được gây ra tác phụ nghiêm trọng. Vì thế, sau khi ca mổ kết thúc, cần phải kiểm tra xem vết mổ có bị chảy máu hoặc xuất hiện các biến chứng nào khác hay không. Đồng thời, hút sạch máu ở các vị trí dưới hoành phải và trái, tháo các Trocar, đồng thời đóng chúng lại.

6. Theo dõi và xử lý các biến chứng sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ theo dõi và xử lý biến chứng nếu có
Sau khi phẫu thuật trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ theo dõi và xử lý biến chứng nếu có

+ Theo dõi:

  • Đặt ống thông dạ dày và truyền dịch khoảng 24h. Sau đó người bệnh có thể ăn nhẹ.
  • Chụp lưu thông thực quản
  • Nếu bệnh nhân phục hồi tốt, có thể xuất viện sau 1 tuần điều trị.

+ Xử lý tai biến: 

Trong và sau khi mổ, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau đây:

  • Trong khi phẫu thuật: Chảy máu, thủng màng phổi trái.
  • Sau khi phẫu thuật: Viêm phúc mạc, bị hẹp thực quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị tái phát.

Tùy vào từng tình trạng cụ thể và mức độ của các biến chứng mà các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng xử lý phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu bị chảy máu: Đây là biến chứng thường gặp. Chảy máu có thể là do trong khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ cất các mạch vị bị ngắn hoặc máu bị chảy do sơ ý khi tạo đường hầm sau thực quản. Trong trường hợp này, cần phải xác định chính xác vị trí máu bị chảy và tiến hành cầm máu.
  • Bị thủng màng phổi trái: Tình trạng này có thể xảy ra trong khi làm đường hầm bị lệch hướng khỏi khoang phân tích, dẫn đến tràn khí phổi. Bác sĩ sẽ tiến hành luồn ống thông lên màng phổi để hút khí, cho thở áp lực và khâu khoang màng phổi.
  • Viêm phúc mạc: Xảy ra khi thực quản bị thủng hoặc bị phình vị dạ dày do phẫu tích. Nhưng biến chứng này hiếm khi xảy ra.
  • Hẹp thực quản: Tình trạng viêm phù nề sau mổ có thể làm cho van môn vị quá chặt, gây hẹp van thực quản. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần nhịn ăn, uống thuốc kháng viêm, chống phù nề. Hoặc phải đặt nong qua nội soi nếu tình trạng này kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày thực quản tái phát: Van quá rộng có thể làm cho bệnh tái phát. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc phải mổ lại.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Chữa trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật có những ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm

  • Thời gian nằm viện được rút ngắn.
  • Ít khi để lại sẹo.
  • Các cơn đau đớn giảm hẳn.
  • Điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, do đó hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.

Hạn chế

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng cả trong và sau khi phẫu thuật. Những vấn đề có thể gặp phải là chảy máu, hẹp môn vị, viêm phúc mạc, thậm chí là thủng màng phổi. Do đó, trước khi điều trị, bệnh nhân cần phải trao đổi thật kỹ với các bác sĩ về vấn đề này.

Các địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín

Tìm hiểu các địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín
Tìm hiểu các địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín

Vì phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản là ca mổ khó, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm cao. Do đó, bạn nên tìm đến các địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản có tiếng để điều trị. Bởi những cơ sở y tế này sẽ được trang bị các thiết bị y học kỹ thuật hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi. Vì thế, chữa trào ngược dạ dày thực quản tại đây sẽ giúp bệnh nhân yên tâm hơn. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý một số địa chỉ chữa trào ngược dày thực quản uy tín để các bạn tham khảo:

+ Đối với khu vực phía Bắc: 

+ Đối với khu vực phía nam: 

Ngoài ra còn có nhiều các bệnh viện uy tín khác, bạn có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn thông tin khác để lựa chọn địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản phù hợp nhất cho bản thân.

Trên đây là các thông tin tổng quan về phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Áp dụng phương pháp nào để điều trị bệnh cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, việc nắm vững các thông tin về những phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân định hướng được cách chữa trị phù hợp cho chính bản thân mình. Hạn chế tối đa những vấn đề không mong muốn trong quá trình chữa trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm

Tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Bật mí cách uống nước dừa chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản. Bạn có thể dùng nước dừa để điều trị bệnh bằng nhiều...
Hai NS chụp ảnh cùng anh Nguyễn Quang Hưng và bác sĩ Tuyết Lan cùng nhân viên y tế của Trung tâm

Sơ can Bình vị tán bài thuốc đặc trị dạ dày “được lòng” truyền thông và NS nổi tiếng

Sơ can bình thuốc - bài thuốc đặc trị dạ dày không còn xa lạ với người bệnh hiện nay....

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Điều cần biết

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Trẻ có thể bị nôn trớ trong...

Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì mau khỏi?

Rau xanh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi bị...

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là một trong những bài thuốc dân gian được khá nhiều người biết...

Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không?

Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không

Sữa chua là một trong những thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.