Trào ngược dạ dày khi ngủ là bị gì, làm sao hết?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trào ngược dạ dày kích hoạt khi ngủ sẽ gây phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Nếu để lâu còn làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm họng, Barrett thực quản, loét thực quản, thậm chí là dẫn đến ung thư. Chính vì thế cần kịp thời can thiệp để có thể sớm kiểm soát tình trạng này.

trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày kích hoạt khi ngủ gây ra rất nhiều phiền toái

Trào ngược dạ dày khi ngủ là bị gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Trào ngược dạ dày khi ngủ chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản kích hoạt vào ban đêm. Trào ngược dạ dày là hội chứng tiêu hóa thường gặp ở những người trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra nó thường là do ăn uống thiếu điều độ, hút thuốc lá, uống rượu bia hay căng thẳng thần kinh. Các yếu tố này khiến cho dịch vị dạ dày bài tiết quá mức. Acid dạ dày dư thừa sẽ có xu hướng trào ngược lên phía trên thực quản và các cơ quan hô hấp.

Chứng trào ngược có thể kích hoạt tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, cả khi ăn quá no hay để bụng quá rỗng. Không ít người còn phàn nàn rằng, họ thường xuyên bị trào ngược dạ dày cả trong lúc ngủ.

Xem thêm: Thế nào là dư axit dạ dày?

1. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày nếu kích hoạt khi ngủ thì thường là do một số yếu tố nguyên nhân sau đây:

  • Tư thế ngủ:

Đây là nguyên nhân mang tính đặc thù nhất gây ra tình trạng trào ngược dạ dày trong lúc ngủ. Khi nằm, dạ dày và thực quản thường sẽ nằm ở vị trí ngang bằng nhau. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên phía thực quản và làm phát sinh các triệu chứng khó chịu.

  • Thói quen ăn khuya:

Ăn khuya hay ăn vào thời điểm sát giờ đi ngủ là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến kích hoạt tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Khi tiêu thụ thức ăn, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh và bài tiết dịch vị để tiêu hóa. Hoạt động này thường tạo áp lực lớn lên van tâm vị dạ dày và khiến cho dịch vị có xu hướng trào ngược lên trên.

  • Bài tiết dịch vị quá nhiều:

Thống kê ghi nhận rằng, tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ thường có nguy cơ xảy ra nhiều hơn ở những người có dịch vị dạ dày tiết quá nhiều.

  • Căng thẳng thần kinh:

Stress, căng thẳng thần kinh quá mức là yếu tố có thể kích thích trào ngược dịch vị dạ dày trong lúc ngủ. Hệ thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày co bóp nhiều hơn. Hoạt động co bóp mạnh sẽ dễ đẩy dịch vị lên phía thực quản cùng các cơ quan hô hấp trên.

nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ
Căng thẳng thần kinh có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi ngủ

Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Thường gặp như:

  • Hệ quả do quá trình mang thai
  • Thường xuyên uống nước ngọt có gas
  • Uống rượu bia và hút thuốc lá
  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có vị chua
  • Mắc phải các bệnh lý tiêu hóa khác

2. Các triệu chứng đặc trưng

Tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ có thể kích hoạt một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau tức vùng ngực
  • Thở khò khè, khó thở
  • Ho nhiều
  • Nóng rát thực quản và dạ dày
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Buồn nôn, đôi khi còn nôn ói

Đa phần những triệu chứng trên thường kéo dài đến tận buổi sáng khi thức dậy. Lúc này bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện khác như đắng miệng, hôi miệng, khàn tiếng, mất tiếng, ứ đờm nhiều ở cổ họng…

Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?

Trào ngược dạ dày khi ngủ có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản là hội chứng tiêu hóa thường gặp, có tiến triển mãn tính. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và thuyên giảm nhanh chóng nếu chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng trào ngược kích hoạt ngay cả khi ngủ thì bệnh có thể đang chuyển biến xấu. Lúc này nếu không khắc phục kịp thời thì các biến chứng nghiêm trọng sẽ dễ dàng phát sinh.

trào ngược dạ dày khi ngủ nguy hiểm không
Người bệnh có thể bị ngưng thở khi ngủ do chứng trào ngược dạ dày kích hoạt thường xuyên

Sau đây là một số vấn đề có thể gặp do trào ngược dạ dày khi ngủ:

  • Dịch vị và acid dạ dày trào ngược lên thường xuyên sẽ bào mòn niêm mạc họng. Không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn kích hoạt các phản ứng viêm. Lâu dần có thể dẫn tới viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản mãn tính.
  • Nhiều trường hợp, acid dạ dày trào ngược lên có thể ăn mòn thực quản. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng như viêm loét thực quản, barrett thực quản, hẹp thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm liên quan tới đường hô hấp dưới như viêm khí quản, viêm phế quản…
  • Trào ngược dạ dày kích hoạt khi ngủ còn gây đau thắt ngực, khó thở, ngưng thở khi ngủ. Từ đó làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng tinh thần là gây suy nhược cơ thể nếu kéo dài thường xuyên.

Tìm hiểu thêm: Mối liên hệ giữa Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày

Bị trào ngược dạ dày khi ngủ làm sao hết?

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và các yếu tố liên quan mà sẽ có cách điều trị phù hợp cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn trào ngược kích hoạt ngay cả khi ngủ thì cần kết hợp dùng thuốc và chăm sóc tốt tại nhà.

Dưới đây là các biện pháp sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Chứng trào ngược dạ dày khi ngủ gây ra rất nhiều phiền toái, khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm. Từ đó có thể dẫn đến suy nhược cơ thể cùng các biến chứng tại thực quản và các cơ quan hô hấp.

Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Các loại thuốc được dùng có thể bao gồm:

  • Metoclopramide: Có thành phần chính là Metoclopramide hydrochloride có khả năng làm tăng độ co bóp của dạ dày và tăng nhu động ruột. Đồng thời giảm thiểu tình trạng tồn đọng thức ăn trong dạ dày. Ngoài ra còn tác động lên vùng động hóa thụ thể để cải thiện tình trạng buồn nôn.
  • Misoprostol: Thường được dùng trong trường hợp trào ngược dạ dày có vết loét ở niêm mạc. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị dạ dày quá mức. Từ đó ngăn chặn các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi và buồn nôn. Đồng thời còn kìm hãm sự lan rộng của vết loét để ngăn ngừa biến chứng phát sinh.
  • Gastosic: Thành phần chính là nano curcumin có khả năng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Đồng thời giúp làm giảm chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng hay đau thượng vị…
  • Gaviscon: Đây là loại thuốc có tác dụng tạm thời, giúp cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược khi ngủ. Cơ chế của thuốc Gaviscon là tạo lớp gel kháng acid, giúp đẩy lùi triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu ngay tức thì.
  • Yumangel: Được bào chế ở dạng sữa, rất dễ uống. Có khả năng cải thiện các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn hay đau quặn bụng.
chữa trào ngược dạ dày khi ngủ
Một số loại thuốc Tây có thể được bác sĩ chỉ định để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày khi ngủ

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định thêm 1 số loại thuốc khác thuộc các phân nhóm như:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc antacid (thuốc kháng acid)
  • Thuốc kháng histamine H2
  • Thuốc kháng sinh

Đối với bất cứ loại thuốc Tây nào cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Việc tùy ý dùng thuốc hay điều chỉnh liều lượng có thể làm tăng nguy cơ phát sinh rủi ro. Người bệnh cần đặc biệt chú ý để nhận được kết quả điều trị tốt và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Đừng bỏ quaTrào ngược dạ dày uống thuốc gì để bệnh thuyên giảm?

2. Các giải pháp khắc phục khác

Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn có thể kết hợp với các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời hỗ trợ dạ dày và hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng:

Các chuyên gia Tiêu hóa khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới biểu hiện triệu chứng cũng như tiến triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để hỗ trợ khắc phục tình trạng trào ngược khi ngủ, cần hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, trà đặc, cà phê hay nước ngọt có gas. Đồng thời sớm từ bỏ thói quen ăn khuya hay ăn sát giờ đi ngủ.

  • Kê cao đầu khi ngủ:

Đây được cho là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những cơn trào ngược kích hoạt trong lúc ngủ làm phiền đến giấc ngủ. Bởi sử dụng gối kê cao đầu có thể giúp nâng phần thực quản lên cao hơn dạ dày. Có thể chọn gối phù hợp để nâng phần thân trên, từ bả vai đến đầu lên cao hơn khoảng 6 – 8cm.

  • Uống một tách trà hoa cúc:

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon, hữu ích mà còn được xem như một giải pháp có thể đáp ứng tốt với tình trạng trào ngược dạ dày. Uống vào thời điểm trước khi ngủ khoảng 60 phút sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược hiệu quả. Ngoài ra, trà hoa cúc còn tốt cho tinh thần, giúp thư giãn đầu óc và chăm sóc giấc ngủ tốt hơn.

khi ngủ bị trào ngược dạ dày
Một tách trà hoa cúc được cho là giải pháp ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày khi ngủ hữu hiệu
  • Kiểm soát cân nặng:

Thừa cân – béo phì cũng là một trong những yếu tố làm tăng áp lực đè nén lên dạ dày. Đồng thời thúc đẩy hoạt động trào ngược acid dịch vị lên trên thực quản. Do đó để kiểm soát tình trạng này cần điều chỉnh chế độ ăn uống và rèn luyện để kiểm soát tốt cân nặng.

  • Thường xuyên tập thể dục:

Hoạt động thể chất là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản và dạ dày. Đồng thời hỗ trợ cho việc kiểm soát cân nặng. Thường xuyên luyện tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược khi ngủ và giúp điều hòa quá trình bài tiết dịch vị.

Xem thêm: Các Bài Tập Thể Dục Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản

Ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày kích hoạt khi ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ nếu thường xuyên tái diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời phát sinh nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Để ngăn ngừa tình trạng này, cần chú ý thực hiện tốt một số khuyến nghị sau đây:

  • Chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng thức ăn ở trong mỗi bữa. Từ bỏ ngay thói quen ăn khuya hay ăn uống sát giờ đi ngủ. Tốt nhất nên dùng bữa tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây trào ngược đồ chua, cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hay tránh hít phải khói thuốc thụ động, không uống rượu bia, cà phê, trà đặc…
  • Khi ngủ cần mặc quần áo rộng thoáng, tránh chọn trang phục bó sát cơ thể. Bởi đồ bó sát có thể gây áp lực lên ổ bụng, thúc đẩy hoạt động trào ngược acid.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng. Trước khi ngủ có thể ngồi thiền, nghe nhạc để giải tỏa stress và cân bằng lại cảm xúc.
  • Bên cạnh việc kê cao đầu khi ngủ thì bạn nên nằm nghiêng sang bên trái. Nằm ở tư thế này,dạ dày sẽ nằm ở dưới thực quản nên có thể làm giảm nguy cơ trào ngược.

Trào ngược dạ dày khi ngủ mặc dù chưa quá nguy hiểm nhưng cần can thiệp điều trị sớm. Nếu chủ quan, để tình trạng này kéo dài sẽ có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì cần chăm sóc tốt và kết hợp áp dụng các giải pháp tại nhà.

Những loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày – chống nôn trớ

Hiện tượng trào ngược dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà...

Thông tin về phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm mục đích chữa trị triệt để nguyên nhân cơ...

nghệ sĩ trần nhượng chữa khỏi đau dạ dày tại thuốc dân tộc

Căn bệnh dạ dày NSND Trần Nhượng mắc phải có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày không còn là bệnh lý hiếm gặp ở nước ta. Theo một thống kê cứ 10 người...

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm và tự khỏi không?

Trào ngược dịch mật, dạ dày thể hiện cho tình trạng dịch mật trong tá tràng trào lên thực quản,...

[Mẹo hay] Dùng trứng gà chữa đau dạ dày rất tuyệt vời mà bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, được nhiều người biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *