Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn hoặc khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.  

hen suyễn do thời tiết
Sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn.

I. Các yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Không khí lạnh

Không khí lạnh hoặc ẩm ướt khi đi vào đường thở có thể gây hiện tượng co thắt, ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho bào tử nấm mốc trong không khí sinh sôi và phát triển, kích hoạt cơn hen.

Ngoài ra, nhiễm cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

Gió và mưa

Vào những ngày mưa hay gió, phấn hoa, nấm mốc có thể được khuếch tán vào không khí với mật độ cao. Việc hít thở một lượng chất trên có thể gây kích ứng đường thở, ảnh hưởng đến quá trình dẫn khí đến phổi, gây kích hoạt cơn hen.

Thời tiết nóng

Nhiệt độ trong không khí cao cũng là một trong những tác nhân khiến cho đường thở bị hẹp, gây ho, khó thở. Vào ngày hè, hàm lượng ozone (chất được sinh ra do phản ứng của ánh sáng mặt trời với các chất gây ô nhiễm) trong không khí có xu hướng cao hơn bình thường. Loại ozone này có thể gây hen suyễn mạnh.

Sấm sét

Sấm chớp có thể tạo ra ozone –  tác nhân kích hoạt cơn hen suyễn. Hiện tượng trên đặc biệt phổ biến ở đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên.

Sự thay đổi áp suất trong không khí

Tiến sĩ Rambasek cho biết, áp suất khí quyển gây ra các đợt viêm xoang và làm tăng nguy cơ kích hoạt triệu chứng bệnh hen suyễn.

II. Cách phòng hen suyễn do thời tiết

Nếu thời tiết là nguyên nhân gây hen suyễn hoặc khiến cho triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn thì bạn cần xác định cụ thể yếu tố nào gây bệnh và áp dụng các biện pháp tương ứng để khắc phục.

ảnh hưởng của thời tiết đến hen suyễn
Luôn mang theo thuốc hít giảm đau và dùng khi bệnh hen suyễn tái phát.
  • Nếu không khí lạnh là tác nhân kích hoạt cơn hen, cần dùng albuterol và mang theo khẩu trang trước khi ra ngoài. Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm như cổ, ngực, mũi, họng. Hạn chế hít thở bằng miệng, thay vào đó hít thở bằng mũi để làm ấm, ẩm và sạch không khí trước khi đi vào phổi.
  • Nếu bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn khi bước vào mùa hè, bạn nên dùng máy điều hòa để kiểm soát nhiệt độ môi trường.
  • Ở trong nhà, đóng kín cửa sổ và cửa ra vào khi trời nổi giông bão, sấm sét.
  • Thay quần áo và tắm sau mỗi lần ra ngoài, tiếp xúc với phấn hoa.
  • Tránh những tác nhân có thể gây hen suyễn như căng thẳng, rượu bia, tập thể thao quá sức…
  • Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, cần dùng thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin để điều trị bệnh.

Dù nguyên nhân gây hen suyễn là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là mang theo thuốc hít giảm đau và dùng khi bệnh tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên theo dõi bản tin dự báo thời tiết và chủ động áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng ngay từ sớm.

Mặc dù không thể kiểm soát thời tiết, bạn có thể thực hiện các bước để hạn chế cơn hen. Điều đầu tiên cần làm là xác định những nguyên nhân gây hen suyễn, sau đó áp dụng những biện pháp phù hợp để bảo vệ bản thân khỏi yếu tố nguy cơ. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị hen suyễn

Thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên, thuốc cũng chính...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

Có một số biện pháp tự nhiên được cho rằng có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *