Bệnh viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị viêm nhiễm do sự tấn công và gây hại của virus, vi khuẩn hoặc nấm. Tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị diễn ra được thuận lợi. Đồng thời, có thể chủ động đề ra các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân.

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là gì?

Hiểu một cách đơn giản, viêm xoang nghĩa là các xoang ở xung quanh mũi, mắt, trán bị viêm nhiễm do sự tấn công của các vi khuẩn, virus hoặc nấm. Đây là tình trạng thường gặp, nhất là vào những ngày mùa đông lạnh khô hoặc vào những thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm xoang nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ dưới 10 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Đa số các trường hợp bị viêm xoang đều bắt nguồn từ chứng cảm lạnh thông thường với sự xâm nhập của các virus đến các xoang. Cảm lạnh có thể dẫn đến viêm xoang bởi lẽ mũi của người bệnh lúc này dễ bị kích ứng trước sự tấn công của các virus gây bệnh. Một khi bị tác động bởi các virus, các chất nhầy sẽ được tiết ra quá nhiều gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến niêm mạc của xoang. Các lỗ xoang một khi bị thu hẹp sẽ làm cho các chất nhầy này bị mắc kẹt lại phía sau các khe hở hẹp, tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển, tấn công gây viêm xoang.

Bên cạnh nguyên nhân bị tấn công bởi các virus khi bị cảm cúm thông thường, còn có rất nhiều yếu tố khác nữa làm tăng nguy cơ viêm xoang mà bạn có thể gặp phải. Cụ thể:

  • Dị ứng
  • Vách ngăn của mũi bị lệch
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm khuẩn
  • Viêm mũi dị ứng
  • Hen suyễn
  • Mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như HIV, tiểu đường
  • Cystic fibrosis
  • Dùng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Ảnh hưởng từ các cuộc tiểu phẫu vùng mũi hoặc do biến chứng của việc tác động vật lý lên vùng mũi.
  • Sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí như khi đi máy bay, lặn sâu dưới biển…

Ngoài ra, bị viêm amidan, mắc các bệnh về răng nướu… cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm xoang mà chúng ta không thể không nhắc đến.

Triệu chứng của viêm xoang

Triệu chứng của bệnh viêm xoang
Triệu chứng của bệnh viêm xoang

Với những người bị viêm xoang, các triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị cảm lạnh hoặc tự xuất hiện do bị các tác nhân khác ngoài cảm lạnh gây nên. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm xoang bao gồm:

  • Đau đầu, cảm giác đau nặng đầu và vùng hốc mắt.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Thấy có dịch màu vàng hơi ngả xanh chảy ra từ mũi, tình trạng này kéo dài ít nhất là 3 ngày.
  • Vùng mắt bị sưng đau, khi cúi cảm thấy nhức đầu
  • Ho, sốt cao
  • Đau tai, cổ, răng
  • Bị mất khứu giác, cảm giác ăn không ngon miệng.
  • Hơi thở bị hôi.
  • Cơ thể mệt mỏi, ngủ không được ngon giấc.

Đây là các triệu chứng chung cho mọi trường hợp bị viêm xoang do cả vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Tuy nhiên, các biểu hiện mà chúng tôi liệt kê trên đây chắc chắn là một danh sách không đầy đủ. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của mỗi người mà có các biểu hiện khác. Chính vì vậy, để chắc chắn mình bị viêm xoang thì tốt nhất bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có cách xử lý kịp thời.

Phân loại loại viêm xoang

Để phân loại viêm xoang, người bệnh cần dựa vào vị trí và thời gian khởi phát

1. Phân loại viêm xoang dựa vào vị trí

Dựa vào vị trí mắc bệnh, bệnh viêm xoang được phân thành các dạng sau:

Bệnh viêm xoang sàng

Xoang sàng nằm giữa hai mắt, dưới trán và phía trên hốc mũi. Xoang này được tạo từ 4 hốc rỗng thông với nhau. Bệnh viêm xoang sàng được chia thành 3 dạng chính:

  • Viêm xoang sàng trước: Dịch nhầy tiết ra và ứ đọng tại mũi dẫn đến tắc nghẽn, kèm theo cảm giác đau nhức ở phần gốc mũi.
  • Viêm xoang sàng sau: Lượng dịch nhầy sau khi được tiết ra dồn xuống phí vòm họng dẫn đến khó chịu, bệnh nhân thường xuyên khạc nhổ đờm. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đau nhức ở đỉnh đầu, thị giác bị ảnh hưởng.
  • Viêm xoang sàng hai bên: Viêm xoang sàng hai bên là tình trạng xoang sàng sau và xoang sàng trước đều bị tắc nghẽn. Xoang không lưu thông dẫn đến ngạt mũi, chảy nước mũi, cổ họng có đờm ứ đọng và luôn muốn khạc nhổ.

Bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em có thể dẫn đến viêm amidan hoặc viêm khí – phế quản. Ngoài ra bệnh khiến trẻ thường xuyên ho đêm, khó thở, thở rít như cơn hen.

Bệnh viêm xoang trán

Trong hệ thống xoang mặt, xoang trán nằm ở vị trí cao nhất. Xoang này và não được ngăn cách với nhau bởi một vách xương. Xoang trán thông với mũi qua ống trán – mũi.

Bệnh viêm xoang trán thường đi kèm với viêm xoang sàng trước. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm:

  • Đau ở phía trên ổ mắt, có 2 chu kỳ/ngày và được kích hoạt 1 bên
  • Chảy nhiều dịch mủ, cơn đau dịu xuống dần. Tuy nhiên, mức độ đau có thể tăng lên vào buổi chiều
  • Chảy nước mắt, đau khi đưa mắt qua lại. Ngoài ra khi dùng tay ấn trên hố mắt (nơi chứa dây thần kinh) sẽ cảm thấy đau nhói
  • Đau đầu triền miên, nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Viêm xoang trán là bệnh nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, chảy mủ tai, thủng màng nhĩ, tăng nguy cơ viêm màng não mủ.

Bệnh viêm xoang trán
Bệnh viêm xoang trán thường đi kèm với viêm xoang sàng trước

Bệnh viêm xoang bướm

Xoang bướm gắn liền với xoang tĩnh mạch hang và tuyến yên, liền kề với các dây thần kinh thị giác và ổ mắt.

Khi xoang bướm bị viêm, một số triệu chứng khó chịu dưới đây sẽ xuất hiện:

  • Nghẹt mũi, dịch mũi có màu xanh nhạt, màu vàng hoặc trong suốt
  • Cơn đau xuất hiện trên đỉnh đầu, đau hai hốc mắt, lan rộng ra sau gáy
  • Do dây thần kinh bị ảnh hưởng nên độ nhạy của mũi kém đi
  • Chảy dịch sau họng với lượng lớn, gây hôi miệng
  • Sốt nhẹ, viêm họng, viêm tai.

Do nằm ở gần mắt nên bệnh viêm xoang bướm thường gây biến chứng về mắt như giảm thị lực, mờ mắt, mù vĩnh viễn.

Bệnh viêm xoang hàm

Xoang hàm nằm hướng về phía cánh mũi, ngay tại hai bên má. Có một thành niêm mạc mỏng trên bề mặt xoang hàm. Lớp lông trên thành niêm mạc có tác dụng giữ ấm và giữ độ ẩm cho mũi.

Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn hay kích ứng, lớp niêm mạc trên xoang hàm sẽ có biểu hiện viêm, sưng tấy và kèm theo dịch mủ. Ngoài ra viêm xoang hàm còn khiến bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội ở hai bên má.

Vấn đề về răng miệng và nguyên nhân chính gây viêm xoang hàm. Bệnh được chia thành 3 cấp:

  • Viêm xoang hàm cấp tính
  • Viêm xoang hàm mãn tính
  • Viêm xoang hàm do răng.

Biến chứng của bệnh viêm xoang hàm gồm viêm tắc tĩnh mạch xoang, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, áp xe ổ mắt, viêm lan rộng sang các xoang cận kề…

Viêm đa xoang

Viêm đa xoang là tình trạng viêm nhiều xoang cùng một lúc. Nguyên nhân và các yếu tố khiến tình trạng này xuất hiện gồm yếu tố môi trường, dị ứng, cấu trúc xương mũi, suy giảm sức đề kháng, bệnh lý.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đa xoang gồm:

  • Đau nặng ở phần đầu, trán, thái dương, vùng gáy và xung quanh mắt
  • Chảy dịch mủ kéo dài. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, lượng dịch mủ sau khi tiết ra có thể lẫn máu, màu vàng hoặc màu xanh
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn không ngon miệng
  • Sốt nhẹ
  • Suy giảm thị lực
  • Có cảm giác khó chịu và vướng víu tại vùng cổ họng.

Bệnh viêm đa xoang được phân thành 2 dạng chính. Gồm viêm đa xoang cấp tính và viêm đa xoang mãn tính. Trong đó, tình trạng mãn tính được đánh giá là nguy hiểm hơn. Bởi nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này rất dễ phát sinh biến chứng.

Viêm đa xoang
Viêm đa xoang là tình trạng viêm nhiều xoang cùng một lúc

2. Phân loại viêm xoang dựa vào thời gian phát bệnh

Dựa vào thời gian phát bệnh, bệnh viêm xoang được chia thành các dạng sau:

  • Bệnh viêm xoang cấp: Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh viêm xoang thường nhẹ, tương tự như bệnh cảm lạnh. Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và biến mất sau khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ khi xuất hiện. Tuy nhiên ở một vài trường hợp khác, triệu chứng của bệnh có thể kéo dài trên 4 tuần.
  • Bệnh viêm xoang bán cấp: Thời gian mắc bệnh và phát sinh các triệu chứng kéo dài từ 4 – 8 tuần.
  • Bệnh viêm xoang mạn tính: Thời gian mắc bệnh và phát sinh các triệu chứng kéo dài trên 8 tuần.
  • Bệnh viêm xoang tái phát: Bệnh viêm xoang tái phát thể hiện cho tình trạng kích ứng, viêm nhiễm ở các xoang có thể tái phát nhiều đợt trong năm. Đặc biệt là khi gặp điều kiện thích hợp. Biểu hiện của bệnh thường dai dẳng và rõ ràng hơn so với thông thường, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bệnh viêm xoang có lây không?

Có ba nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xoang. Bao gồm virus, vi khuẩn và môi trường sống. Theo kết quả thống kê, đa số những trường hợp mắc bệnh là do sự tác động của virus. Virus gây ra những triệu chứng như cảm lạnh. Lâu ngày bệnh cảm lạnh phát triển và biến chứng thành viêm xoang. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Về vấn đề “Bệnh viêm xoang có lây không?”, các chuyên gia cho rằng viêm xoang thường không lây nhiễm. Bởi không có bất kỳ loại vi khuẩn hay virus nào là đặc chủng và hình thành bệnh. Do đó những người khỏe mạnh không nên quá lo ngại về vấn đề sinh hoạt chung hay tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Đặc biệt là khi bệnh xảy ra nhiễm vi khuẩn, môi trường sống.

Tuy nhiên tồn tại một vài trường hợp ít gặp, virus gây bệnh lý nguyên nhân có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc. Điển hình như ôm, chạm tay, sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Ngoài ra ở những trường hợp nhiễm virus, nguy cơ lây lan sẽ cao hơn khi người bệnh hắt hơi, ho, không giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ cũng như không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn (đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với dịch mũi hoặc nước bọt).

Các cách điều trị viêm xoang

Tùy vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng các cách điều trị khác nhau.

1. Điều trị bằng thuốc

Với cả viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính, để làm giảm các triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau
  • Các loại thuốc thông mũi

Trong trường hợp bị viêm xoang mãn tính nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm toa thuốc uống steroid. Vì những loại thuốc này đều có thể gây ra các tác dụng phụ, do đó để đảm bảo mình sử dụng đúng cách, đúng liều lượng quy định thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn của thuốc trước khi dùng.

Điều trị bằng thuốc
Điều trị bệnh viêm xoang bằng thuốc

2. Phẫu thuật điều trị viêm xoang

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị viêm xoang mãn tính hoặc khi người bệnh sử dụng các biện pháp chữa trị thông thường mà không mang lại hiệu quả.

So với phẫu thuật xoang truyền thống, hình thức phẫu thuật xoang nội soi mang lại nhiều ưu điểm hơn và được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Mục đích của cách điều trị này là làm giảm thiểu các triệu chứng do viêm xoang gây ra, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được cảm giác dễ chịu.

Ưu điểm của thủ thuật này là làm cho các xoang được mở rộng, tạo điều kiện để các dịch nhầy chảy ra ngoài một cách dễ dàng. Từ đó, tình trạng nhiễm trùng trong xoang cũng được giảm xuống, khứu giác của người bệnh cũng từ đó mà cũng được cải thiện. Tuy nhiên, khi phẫu thuật xoang người bệnh cũng có thể gặp phải các biến chứng như bị chảy máu mũi, đau xoang, nghẹt mũi… nhưng các vấn đề này hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng sẽ được tiến hành để điều trị các bệnh lý liên quan như phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi, cắt bỏ adenoids, sửa vách ngăn của mũi trong trường hợp bị lệch…

3. Chữa viêm xoang bằng mẹo dân gian

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Sử dụng rượu tỏi điều trị bệnh viêm xoang

Công dụng:

  • Chống khuẩn,kháng viêm
  • Cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi
  • Giảm đau nhức.

Nguyên liệu:

  • 200 gram tỏi tươi
  • 250 ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ, sau đó rửa sạch và phơi ráo
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh cùng với rượu trắng
  • Đậy kín nắp, bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo trong 2 tuần
  • Dùng bông y tế thấm một ít rượu tỏi và nhét vào một bên lỗ mũi trong 15 phút
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Hoặc uống 20ml rượu tỏi/ngày trước khi ăn.

Lưu ý an toàn:

  • Không dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 12 tuổi, nhất là dùng đường uống.
Sử dụng rượu tỏi điều trị bệnh viêm xoang
Sử dụng rượu tỏi điều trị bệnh viêm xoang

Cách chữa bệnh viêm xoang bằng nghệ

Công dụng:

  • Kháng viêm
  • Bảo vệ tế bào niêm mạc mũi, chống oxy hóa
  • Giảm nghẹt mũi, ngứa mũi, phòng ngừa tác nhân gây dị ứng, kích ứng
  • Làm lành những tổn thương tại vùng xoang mũi.

Nguyên liệu:

  • Nửa muỗng bột nghệ
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • 250 ml nước nóng.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan bột nghệ trong nước nóng
  • Thêm mật ong nguyên chất vào cùng và khuấy cho tan
  • Uống nước nghệ khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày một lần.

Cách dùng lá lốt chữa bệnh viêm xoang

Công dụng:

  • Giảm viêm
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nghẹt mũi và sổ mũi.

Nguyên liệu:

  • Lá lốt.

Thực hiện cách 1:

  • Dùng nước muối loãng để ngâm và rửa lá lốt
  • Vò nát lá lốt, cuộn tròn lại
  • Nhét lá lốt vào một bên lỗ mũi, giữ nguyên trong 15 phút
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Áp dụng 2 lần mỗi ngày để kiểm soát triệu chứng.

Thực hiện cách 2:

  • Rửa sạch lá lớp với nước muối, để ráo nước
  • Xay nhuyễn nguyên liệu rồi lọc lấy nước cốt
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt lá lốt nhỏ vào mũi
  • Dùng tay day nhẹ vào mũi, sau đó xì mũi để tống dịch nhầy trong xoang ra ngoài.
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
Cách dùng lá lốt chữa bệnh viêm xoang
Cách dùng lá lốt chữa bệnh viêm xoang

Cách dùng hạt gấc kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm xoang

Công dụng:

  • Làm tan dịch nhầy, giảm đau nhức mũi
  • Kháng viêm và phòng ngừa tác nhân gây hại xâm nhập.

Nguyên liệu:

  • 25 hạt gấc
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Nướng hạt gấc cho đến khi cháy sém lớp vỏ ngoài
  • Cho hạt gấc vào cối và giã nhỏ
  • Cho hạt gấc và rượu vào bình thủy tinh, đậy kín nắp và  ngâm trong 3 ngày
  • Dùng một lượng nhỏ rượu gấc và xoa dọc hai bên cánh mũi. Xoa nhẹ nhàng trong 5 phút để làm loãng lượng dịch mủ và chất nhầy trong xoang
  • Xì mũi để tống dịch mủ và chất nhầy ra ngoài
  • Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý an toàn:

  • Hạt gấc có chứa độc tố. Vì thể người bệnh tránh dùng hạt gấc theo đường uống, chỉ nên bôi ngoài.

Cách chữa bệnh viêm xoang bằng cây cứt lợn

Công dụng:

  • Giảm đau, giảm sưng viêm
  • Cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi
  • Phòng ngừa viêm xoang tái phát.

Nguyên liệu:

  • Nhánh ngọn và hoa ngũ sắc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối, giã nát
  • Cho nước cốt hoa ngũ sắc vào bình rỗng
  • Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước cốt vào mũi, sau vài phút thì xì mạnh để tống dịch nhầy
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày
  • Hoặc dùng toàn thân cây ngũ sắc nấu với 1 lít nước để xông mũi. Thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần để làm sạch mũi, giúp mũi thông thoáng hơn.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục/ngăn ngừa bệnh viêm xoang

Cách khắc phục viêm xoang giúp giảm cảm giác khó chịu
Cách khắc phục viêm xoang giúp giảm cảm giác khó chịu

Trong một số trường hợp bị viêm xoang cấp tính, người bệnh không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh và các biện pháp điều trị y tế mà chỉ cần áp dụng khắc phục ngay tại nhà, điều này cũng có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Sử dụng các biện pháp tương tự đối với những người bị viêm xoang nặng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu, giảm đau, sưng viêm, giảm tắc nghẹt mũi khiến người bệnh dễ chịu hơn. Các bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
  • Chườm khăn ấm lên vùng bị xoang ở má, trán có thể làm giảm cảm giác đau đớn và khó chịu do bệnh gây ra.
  • Xông hơi vùng mặt bằng nước nóng kết hợp các tinh chất thiên nhiên như chanh, sả, trà xanh sẽ cải thiện được tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Vệ sinh đường mũi bằng cách dùng nước muối loãng để sát khuẩn, ngăn nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Tránh cúi người về phía trước, tránh đi máy bay hoặc lặn dưới nước trong thời gian bị xoang.
  • Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm vùng mũi.
  • Không ăn các loại thực phẩm có hại cho bệnh như thức ăn cay nóng, sữa, các chất kích thích…
  • Giữ đường thở luôn sạch sẽ, đi ra ngoài phải đeo khẩu trang để ngăn bụi bẩn và vi khuẩn.

Biến chứng của viêm xoang

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, để bệnh diễn tiến trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Các biến chứng này bao gồm:

Các biến chứng được đề cập trên đây là một danh sách không đầy đủ, người bị viêm xoang còn có khả năng mắc các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở trên. Phát hiện và chữa trị kịp bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng này, bảo vệ được sức khỏe cho chính bản thân. Quan trọng hơn, khi áp dụng các cách điều trị mà không thấy các biểu hiện của bệnh thuyên giảm, tình trạng sốt, đau đầu hoặc nghẹt mũi có xu hướng nặng thêm thì bạn cần phải liên hệ lại với các bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị khác. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc biến chứng của viêm xoang.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mẹo chữa viêm xoang bằng tinh dầu khuynh diệp đúng cách CỰC DỄ – CỰC RẺ

Cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang và cúm là những nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn xoang. Để...

mổ xoang có khỏi hẳn không

Mổ xoang có khỏi hẳn không và thông tin cần biết

Khi điều trị bảo tồn thất bại thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định việc phẫu thuật để...

7 cách trị viêm xoang sàng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách trị viêm xoang sàng tại nhà thường được nhiều người áp dụng khi bệnh còn nhẹ, giúp đảm bảo...

Chữa viêm xoang bằng mướp – Bạn đã biết cách này chưa?

Bên cạnh việc được dùng như một món canh, rau ăn hằng ngày, ít ai biết đến mướp đắng có...

Dùng tinh dầu trị nghẹt mũi: Lợi ích và rủi ro mang lại

Dùng tinh dầu trị nghẹt mũi là cách tự nhiên nhiều người đang áp dụng để tránh sự lệ thuộc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *