Thuốc Codeine: Công dụng, liều dùng & tác dụng phụ

Codeine là một loại thuốc giảm đau và ho thuộc nhóm opioid được sử dụng để điều trị cơn đau từ nhẹ đến vừa phải. Bên cạnh đó, thuốc thường được kết hợp với aspirin hoặc Tylenol để làm tăng công dụng giảm đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, vì vậy người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Codeine có tác dụng gì?
Codeine giúp làm giảm đau và ho nhưng nếu không biết cách phối trộn thuốc có thể gây tác dụng ngược.

  • Tên biệt dược: Codeine
  • Tên chung: Aspirin và codein, Ibuprofen và codein, Paracetamol và codein, Paracetamol, codein và doxylamine
  • Tên thương hiệu: Aspalgin®, Flu Original® & Codral Cold, Nurofen Plus®, Panamax Co®, Panadeine Forte®, Panalgesic®, Mersyndol®,  Mersyndol Forte®,…
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị ho và các bệnh trên đường hô hấp.
  • Dạng và hàm lượng của Codeine: Viên nén bao gồm 15, 30 và 60 mg. Thuốc tiêm 15 mg/ml và 30 mg/ml. Thuốc nước 15 mg/ml.

I. Tác dụng của thuốc Codeine là gì?

Codeine là thuốc giảm đau, giảm ho thuộc nhóm opioid. Hoạt chất có trong Codeine tương tác với các thụ thể opioid trong não và tạo ra hàng loạt phản ứng giúp hệ thần kinh thư giãn và giảm đau.

Codeine thường được sử dụng để điều trị bệnh từ mức độ đau nhẹ đến trung bình. Đối với trường hợp đau nặng có thể kết hợp thuốc với paracetamol hoặc aspirin để điều trị. Bên cạnh đó, Codeine còn có công dụng trong việc làm giảm ho nhờ tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, giúp làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Ngoài ra, Codeine giúp làm giảm nhu động ruột. Bởi vậy, thuốc rất hữu ích trong việc chữa trị tiêu chảy.

II. Sử dụng Codeine như thế nào?

Codeine có thể gây nghiện ngay cả khi người bệnh dùng với liều lượng thông thường. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:

  • Không nên dùng thuốc Codeine ở liều lượng lớn. Bởi thuốc có thể gây thở chậm hoặc khiến ngừng thở.
  • Nếu bị dạ dày, hãy dùng thuốc sau khi uống sữa hoặc ăn.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng Codeine cho người bị nghiện, suy hô hấp, bệnh gan hoặc trẻ em có mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Không nên lạm dụng thuốc vì hiệu ứng phụ của Codeine có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây nghiện, thậm chí tử vong.
  • Khi sử dụng Codeine trong thời gian dài, người bệnh tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột. Vì các triệu chứng cai thuốc có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

III. Liều dùng thuốc Codeine cho người lớn và trẻ em

Đối với trường hợp đau nhẹ và vừa:

  • Người lớn: Uống liều thông thường dao động từ 15 – 60 mg và tối đa là 240 mg/ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Sử dụng 3 mg/kg/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất 6 liều trong ngày.

Trường hợp ho khan:

  • Người lớn: Dùng thuốc uống 10 – 20 mg mỗi lần và mỗi ngày dùng 3 – 4 lần. Thuốc nước dùng 15 mg/5ml.
  • Trẻ em: Trẻ từ 1 – 5 tuổi mỗi ngày dùng 3 – 4 lần và mỗi lần 3 mg (đối với thuốc nước dùng 5 mg/5ml), không vượt quá 12 mg trong ngày. Trẻ từ 5 – 12 tuổi, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần và mỗi lần dùng 5 – 10 mg, không được vượt quá 60 mg/ngày.

Tiêm bắp: Mỗi lần dùng 30 – 60 mg, cứ cách 4 tiếng dùng một lần.

IV. Tác dụng phụ của Codeine là gì?

Một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Codeine đó là:

  • Chóng mặt.
  • Phản ứng dị ứng gây ngứa, phát ban.
  • Đau bụng.
  • Táo bón.
  • Buồn ngủ.
  • Buồn nôn.
  • Khó thở.
tác dụng phụ của thuốc Codeine
Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc Codeine

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra khi dùng Codeine:

  • Nhịp tim yếu, mạch đập chậm, thở nông, ngất xỉu.
  • Huyết áp thấp.
  • Suy thượng thận.
  • Suy hô hấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Co giật.
  • Gặp phải các vấn đề liên quan đến tiểu.
  • Lú lẫn, kích động và sinh ảo giác.

(*) Sử dụng thuốc Codeine trong thời gian dài gây tác dụng phụ gì?

Việc sử dụng Codeine thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe như:

  • Người bệnh bị táo bón, phụ thuộc vào Codeine.
  • Căng thẳng, cơ bắp bị co giật.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Làm giảm ham muốn tình dục.

(*) Nếu sử dụng thuốc Codeine quá liều gây nên những tác dụng gì?

Trong trường hợp dùng quá liều, người bệnh nên gọi xe cứu thương ngay lập tức nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau:

  • Tắc ruột hoặc táo bón nặng.
  • Không có khả năng thông tiểu.
  • Lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn và dần chìm vào hôn mê.
  • Huyết áp hạ, mạch đập không ổn định, tay chân và toàn cơ thể lạnh.
  • Co giật và ảo giác.
  • Trường hợp nặng: Ngừng tim, ngừng thở, truy mạch, tử vong.

V. Tương tác của Codeine với các loại thuốc khác và rượu bia

Codeine có thể làm tăng công dụng giảm đau khi kết hợp chung với thuốc paracetamol hoặc aspirin. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể làm giảm hoặc mất tác dụng điều trị khi bệnh nhân kết hợp chung với quinidin.

Dùng chung Codeine với thuốc kháng cholinergic sẽ làm tăng sự xuất hiện của chứng bí tiểu và táo bón. Ngoài ra, Codeine có thể ức chế men cytochrome P450 làm giảm chuyển hóa cyclosporin. Vì vậy, phối trộn Codeine chung với bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Không được kết hợp Codeine với các loại thuốc sau đây, tránh làm thay đổi tác dụng của thuốc:

  • Pentazocin.
  • Amoni clorid.
  • Natri methicillin.
  • Natri pentobarbital.
  • Natri thiopental.
  • Dantrolene.
  • Natri phenobarbital.
  • Flurazepam.
  • Ketazolam.
  • Meperidine.
  • Aminophylin.
  • Natri iodid.
  • Meptazinol.
  • Natri heparin.
  • Methocarbamol.
  • Morphine
  • Mephobarbital.
  • Natri bicarbonat.
  • Morphine sulfate liposome.
  • Ethchlorvynol.
  • Orphenadrine.
  • Quazepam.
  • Natri nitrofurantoin.
  • Tapentadol.
  • Triazolam.
  • Remifentanil.
  • Lormetazepam.
  • Mephenesin.
  • Oxymorphone.
  • Orphenadrine.
  • Fentanyl.
  • Alprazolam.
  • Estazolam.
  • Chlordiazepoxide.
  • Bromazepam.
  • Bupropion.
  • Carbinoxamine.
  • Dantrolene.
  • Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs ).
  • Thuốc chống trầm cảm: procarbazin, isocarboxazid, tranylcypromin, phenelzine.

Không chỉ vậy, thuốc Codeine còn làm tăng tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng rượu bia. Do đó, khi uống rượu hoặc bia, người bệnh không nên sử dụng Codeine.

VI. Bảo quản thuốc Codeine như thế nào?

Thuốc Codeine được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm. Không để thuốc ở nơi nhiệt độ cao hoặc trong cốp xe, nhà tắm, tránh trường hợp nhiệt độ cao làm sản phẩm hỏng nhanh hơn. Để bảo quản thuốc tốt, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, nên để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Trị ho bằng củ cải trắng là cách chữa bệnh đơn giản, an toàn

Mách mẹ cách trị ho cho trẻ bằng củ cải trắng cực hay

Chữa ho bằng củ cải trắng rất dễ làm, lại an toàn nên có thể sử dụng để chữa trị...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng quả dứa được nhiều người sử dụng

Mẹo trị ho bằng quả dứa an toàn và tiết kiệm

Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nếu dùng đúng cách dứa còn có thể chữa...

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì tốt? Thực đơn A-Z

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp một phần quan trọng vào việc hồi phục sức khỏe và giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.