Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

Sỏi thận là bệnh lý xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Bệnh phát triển nhanh và có khả năng gây nên nhiều biến chứng khôn lường nếu bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?
Tìm hiểu bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Bệnh gây nên những biến chứng gì?

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận (hay còn gọi là sạn thận) là hiện tượng lượng chất khoáng trong nước tiểu không thể thoát ra ngoài mà lắng đọng lại ở thận. Lâu ngày chúng kết tạo lại thành sỏi với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bệnh xuất hiện rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Tuy nhiên những người trưởng thành thường chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với những độ tuổi còn lại.

Ở nam giới độ tuổi mắc bệnh thường giao động trong khoảng từ 20 – 50 tuổi. Ở nữ độ tuổi mắc bệnh giao động trong khoảng từ 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn phụ nữ, tỉ lệ khoảng từ 2 – 3 nam/1 nữ.

Thông thường, những hạt sỏi thận có kích thước nhỏ được cơ thể đẩy ra ngoài qua dòng nước tiểu, khi đó bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên đối với những hạt sỏi thận phát triển mạnh và có kích thước to, chúng không thể thoát ra ngoài qua dòng nước tiểu mà ở lại thận. Lâu ngày khi lượng sỏi này phát triển đến một mức độ nhất đinh, sự di chuyển của sỏi sẽ ma sát vào đường tiết niệu hình thành nên triệu chứng tiểu ra máu và những cơn đau thắt lưng, nhất là đối với những viên sỏi có gai nhọn.

Ngoài ra bệnh sỏi thận còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

TÌM HIỂU: Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý không? Nên làm gì?

Các biến chứng của bệnh sỏi thận

Nếu bệnh sỏi thận không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh có khả năng gặp phải những biến chứng nguy hiểm sao đây:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi thận, lượng khoáng chất và những chất cận bã không được đào thải hoàn toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển một cách mạnh mẽ trong đường tiết niệu. Khi đó bệnh nhân bị sỏi thận sẽ có dấu hiệu tiểu rá máu, tiểu ra mủ, tiểu dắt, đau lưng dữ dội, đôi khi kèm theo triệu chứng sốt cao. Ngoài ra khi sỏi thận cọ xát với đường tiết niệu còn gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu và phù nề.

Tình trạng này nếu không được sớm phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh sau này của bệnh nhân và gây nên nhiều khó khăn đối với bác sĩ chuyên khoa. Bởi chỉ khi tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu được khắc phục thì người bệnh mới có thể điều trị bệnh sỏi thận triệt để.

2. Tắc đường tiểu

Khi những viên sỏi lớn nhỏ được hình thành trong bồn thận, đài thận và bọng đái, chúng sẽ có khả năng di chuyển nhanh vào niệu đạo và niệu quản. Đồng thời chúng chiếm hết toàn bộ thiết diện của niệu đạo và niệu quản dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng. Trong thời gian này hệ niệu đạo sẽ hoạt động liên tục, co bóp nhiều hơn và co bóp mạnh để đẩy hết lượng sạn thận ra khỏi vị trí đang bị tắc nghẽn. Điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau dữ dội thành từng cơn tại vị trí giữa xương sườn, sau đó cơn đau lan dần xuống dưới háng.

Ngoài ra khi đường tiểu bị tắc, lượng nước tiểu, chất khoáng và những chất gây hại không thể thoát ra ngoài sẽ khiến niệu quản và hai quả thận bị ứ nước, tắc đái.

Tắc đường tiểu là biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Tắc đường tiểu là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

3. Suy thận

Nếu những viên sỏi phát triển mạnh và làm tắc đồng thời đường tiểu của cả hai quả thận, người bệnh sẽ không còn khả năng làm trống bàng quang và bị mất tiểu hoàn toàn. Tình trạng này nếu xảy ra lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng xơ hóa đường tiểu. Đồng thời tác động và làm giảm khả năng co bóp đường tiểu tạo nên các lỗ rò rỉ ở niệu quản, bàng quang và gây suy thận mãn tính. Trong trường hợp người bệnh không có cách giải quyết thích hợp và kéo dài trong vài ngày liền, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Ngoài ra khi thận bị ứ nước gây nên tình trạng nhiễm trùng, lâu ngày chủ mô thận và đơn vị thận của bệnh nhân sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Trong trường hợp những bộ phận này bị hủy hoại khoảng 50%, bệnh nhân có thể sẽ vẫn sống bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng hủy hoại này lên đến 75% số đơn vị thận, bạn sẽ bị suy thận. Khi đó để có thể duy trì sự sống, người bệnh cần nhanh chóng chạy thận hoặc ghép thận thì mới có thể chữa khỏi được.

4. Vỡ thận

Tình trạng vỡ thận sẽ xảy ra khi bệnh sỏi thận ngăn chặn không cho nước tiểu thoát ra ngoài và gây nên tình trạng ứ động tại thận một lượng lớn nước tiểu, trong khi vách ngăn của thận lại mỏng. Bên cạnh đó khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tác động gây căng thẳng. Đồng thời tạo áp lực mạnh mẽ lên vỏ thận và các dây thần kinh của thận. Tình trạng này gây nên những cơn đau thận dữ dội, đồng thời dẫn đến viêm nhiễm nặng đường tiểu và hoại tử đường tiểu.

Trên đây là những biến chứng của bệnh sỏi thận do bệnh nhân không phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời. Tuy nhiên sau quá trình chữa bệnh bằng phương pháp phẫu thuật, đặc biệt khi điều trị sỏi thận lớn, người bệnh còn có khả năng gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích điều này cho bạn trước khi bạn thực hiện các các thủ tục làm phẫu thuật.

Những biến chứng và mức độ nguy hiểm của biến chứng phụ thuộc vào kích thước của sỏi, vị trí của sỏi và phương pháp điều trị. Những biến chứng sau điều trị có thể bao gồm:

  • Một niệu quản bị tắc nghẽn
  • Đau đớn
  • Chảy máu trong phẫu thuật
  • Chấn thương niệu quản
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết là biến chứng của bệnh sỏi thận sau điều trị
Sau khi điều trị bệnh sỏi thận, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm trùng huyết

Để có thể tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm này, tốt nhất bạn nên thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.

Những cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để hạn chế việc mắc bệnh sỏi thận, đặc biệt là phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm trên, cách tốt nhất bạn nên làm đó là thay đổi chế độ ăn uống và có một lối sống lành mạnh.

Cụ thể những cách giúp bạn phòng ngừa bệnh sỏi thận bao gồm:

  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày: Tốt nhất bạn nên uống từ 2,5 – 3 lít và không uống quá nhiều nước. Bởi việc uống quá nhiều nước trong ngày sẽ khiến các tế bào và cơ quan trong cơ thể bị phù nề do tình trạng thừa nước. Uống quá ít sẽ gây nênh tình trạng thiếu nước dẫn đến sỏi thận.
  • Giảm lượng muối ăn hằng ngày: Việc giảm lượng muối ăn hàng ngày rất quan trọng. Bởi khi cắt giảm lượng muối ăn, lượng oxalat trong nước tiểu của bạn sẽ giảm. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Hạn chế dùng caffein: Những loại thức uống có chứa caffein như trà, nước ngọt, cà phê… sẽ gây nên tình trạng mất nước trong cơ thể – nguyên nhân chủ yếu hình thành nên bệnh sỏi thận.
  • Không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm chứa canxi: Nếu bạn đang trong tình trạng bị sỏi canxi, bạn không nên kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm chứa canxi, thay vào đó bạn nên dùng chúng ở một mức độ vừa phải. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lượng khoáng chất này.
  • Không dùng vitamin C với liều cao: Bạn không nên dùng vitamin C với liều cao trong thời gian dài. Đồng thời bạn không nên sử dụng chúng tùy tiện mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý và tìm ra cách xử lý phù hợp, không gây biến chứng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây nên nhiều biến chứng khôn lường nếu người bệnh không sớm phát hiện và đề ra hướng điều trị phù hợp. Chính vì thế việc thăm khám thường xuyên cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này. Bên cạnh đó nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Bởi khi bệnh sỏi thận phát triển và hình thành nên những viên sỏi lớn, quá trình điều trị cũng sẽ trở nên khó khăn, đồng thời mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bài viết trên đây là những thông tin xoay quanh về vấn đề “Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc về vấn đề nào. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

THAM KHẢO THÊM

Viêm cầu thận tiến triển nhanh

Viêm cầu thận tiến triển nhanh – Điều cần biết

Viêm cầu thận tiến triển nhanh được xếp vào các hội chứng có mức độ nguy hiểm cao, tiên lượng...

Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Hiện nay, tình trạng viêm cầu thận mạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nằm trong số các...

Chứng can thận âm hư là gì? Các thông tin cần biết

Chứng can thận âm hư là tổng hợp nhiều bệnh lý xảy ra ở tạng can ( gan) và tạng...

viêm cầu thận nên ăn gì

Viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và quá trình điều trị các vấn đề...

suy thận nên ăn gì và kiêng ăn gì

Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị của người bị suy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *