Những điều cần biết về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là do vi khuẩn vượt qua hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể để tấn công đường tiết niệu. Chúng có thể ảnh hưởng đến thận, bàng quang và các ống nối giữa các cơ quan này.

I. Thông tin cần biết về nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu được chia thành đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới. Đường tiết niệu trên bao gồm thận và niệu quản; đường tiết niệu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh do vi khuẩn tấn công vào cơ quan bài tiết nước tiểu

Bạn cần phải biết chính xác bản chất của căn bệnh này để việc điều trị có kết quả như mong đợi:

  • Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên 50%.
  • Nhiễm trùng tiểu thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm mẫu nước tiểu.
  • Nhiễm trùng tiểu có thể được chữa khỏi sau 2 đến 3 ngày điều trị.

1. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đều do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra, thường được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó là vi khuẩn Chlamydia và mycoplasma có thể gây nhiễm trùng niệu đạo nhưng không làm nhiễm trùng bàng quang.

Bên cạnh đó, tùy vào vị trí và cơ quan vi khuẩn tấn công mà các bác sĩ có tên gọi khác nhau:

Phụ nữ là đối tượng dễ gặp tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hơn nam giới do ống niệu đạo ngắn nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Phụ nữ mang thai ít có khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu hơn so với những phụ nữ bình thường. Nhưng nếu điều này xảy ra thì thận là cơ quan có nhiều khả năng hơn cả.

Nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai đều được kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu ngay cả khi không có triệu chứng để ngăn ngừa lây lan và có biện pháp điều trị kịp thời.

Mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công cao hơn những người khác là:

  • Quan hệ tình dục thường xuyên với nhiều đối tác
  • Bệnh tiểu đường
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sử dụng ống thông tiểu
  • Đại tiện không tự chủ
  • Dòng nước tiểu bị chặn
  • Sỏi thận
  • Dùng một số hình thức tránh thai
  • Mãn kinh
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến đường tiết niệu
  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng và băng vệ sinh.
  • Sử dụng nhiều kháng sinh làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của ruột và đường tiết niệu.

Tìm hiểu thêmViêm đường tiết niệu ở nữ giới – Những thông tin chị em cần biết

2. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, và mức độ của đường tiết niệu bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Thường xuyên có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu
  • Nước tiểu đục, có lẫn máu hoặc có mùi hôi
  • Đau và nóng rát khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng dữ dội
  • Những người dùng ống thông tiểu đôi khi bị sốt.
đau bụng
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến người bệnh dễ bị đau bụng dưới

Bên cạnh các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể bị vi khuẩn tấn công thận và bàng quang:

  • Viêm cầu thận: Đây là một bệnh nhiễm trùng ở thận đột ngột và nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng này, họ có thể bị đau lưng trên, sốt cao, run rẩy, ớn lạnh, mệt mỏi và tinh thần uể oải. Viêm cầu thận là một căn bệnh có tính khẩn cấp và cần được bác sĩ điều trị ngay lập tức để tránh biến chứng gây suy thận.
  • Viêm bàng quang: Nếu một người bị nhiễm trùng bàng quang thì họ có thể bị sốt, chuột rút ở bụng và vùng lưng dưới.

3. Biến chứng

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không quá nghiêm trọng, nhưng nếu vi khuẩn tấn công ở thận thì sức khỏe của bệnh nhân có dấu hiệu bị đe dọa.

Nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương vĩnh viễn cơ quan này và đe dọa đến tính mạng, đặc biệt nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ gây ra căn bệnh nhiễm trùng máu. Viêm cầu thận còn làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai hoặc đứa trẻ có cân nặng thấp khi được sinh ra.

II. Chẩn đoán và điều trị chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán thường được thực hiện sau khi thăm khám lâm sàng và hỏi về các triệu chứng. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để đánh giá sự hiện diện của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và vi khuẩn.

Nếu bệnh nhân bị tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán thêm để đánh giá về mặt giải phẫu hoặc các vấn đề chức năng khác. Những xét nghiệm này thường bao gồm:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đường tiết niệu bằng siêu âm, quét CT, MRI, theo dõi bức xạ hoặc chụp X – quang.
  • Phương pháp Urodynamics: Thủ tục này nhằm xác định mức độ lưu trữ và giải phóng nước tiểu có tốt hay không.
  • Nội soi bàng quang: Phương pháp chẩn đoán này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong bàng quang và niệu đạo thông qua một ống kính camera nối với một ống dài được đưa vào niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới rất hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới dưới 50 tuổi thường là 5 – 8 / 10.000 trường hợp. Nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng theo độ tuổi.

Khi nam giới bị nhiễm đường tiết, vi khuẩn cũng có thể sẽ lây nhiễm sang các cơ quan và khu vực khác giống như ở phụ nữ. Tuy nhiên, tuyến tiền liệt là cơ quan có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn cả. Nam giới cũng được tiến hành điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu giống như ở chị em phụ nữ.

Đừng bỏ qua: Khám tiết niệu ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

2. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, nên bệnh nhân thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc chống vi trùng. Loại thuốc và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

Người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm đau có thể được kê toa để giúp bệnh nhân không bị triệu chứng của bệnh hoành hành. Ngoài ra, bạn có thể dùng một miếng đệm ấm chườm vào lưng hoặc bụng để giúp giảm đau.

Thời gian điều trị và phục hồi của căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn căn cứ vào mức độ của bệnh nhân;

  • Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng: Căn bệnh này xảy ra ở một người khỏe mạnh và có đường tiết niệu bình thường. Bệnh có thể được chữa khỏi từ 2 – 3 ngày điều trị.
  • Nhiễm trùng tiểu phức tạp: Đây là một bệnh xảy ra ở người bị suy yếu do một tình trạng khác gây ra như mang thai hoặc thực hiện phẫu thuật ghép tim, loại bỏ thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở những bệnh nhân này cần dùng kháng sinh trong thời gian dài, thường là từ 7 – 14 ngày.

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu mức độ nặng, bạn cần phải nhập viện để được quan sát cẩn thận và có xu hướng điều trị thích hợp. Những đối tượng cần phải nhập viện thường là:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, chấn thương cột sống hoặc các vấn đề y tế khác
  • Những người bị sỏi thận hoặc có những thay đổi bất thường trong đường tiết niệu
  • Người hồi phục sau phẫu thuật đường tiết niệu gần đây.

Tham khảo thêmViêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?

3. Phòng ngừa

Bên cạnh việc điều trị, bạn nên có những hành động ngăn ngừa căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu để không cho bệnh phát triển:

  • Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên
  • Tránh dùng rượu và cà phê để không gây kích thích bàng quang
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ
  • Chị em nên lau khô cơ quan sinh dục sau khi đi tiểu và đại tiện
  • Giữ cho khu vực sinh dục sạch sẽ
  • Nên thay băng vệ sinh và cốc kinh nguyệt thường xuyên khi đến chu kỳ
  • Không sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng để tránh thai
  • Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm có mùi hương nào ở khu vực sinh dục
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng để giữ cho khu vực xung quanh niệu đạo luôn khô ráo.

Bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phát triển nghiêm trọng. Nhất là gây nên căn bệnh viêm cầu thận cấp ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ gây suy thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Có thể bạn quan tâm

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm có lợi sẽ giúp đẩy nhanh hiệu...

Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?

Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Tăng kali máu trong bệnh thận là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng....

Các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay và lưu ý

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn niệu đạo. Bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới...

Hành trình tìm ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương qua lời kể của bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Để tạo ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương như ngày nay là một hành trình dài mà bác...

Vị trí và chức năng của bàng quang

Bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *