Sỏi thận đau ở đâu? Phải làm gì để giảm đau?
Là một bệnh lý phổ biến nhưng sỏi thận lại có những dấu hiệu lâm sàng lại khó nhận biết, ngoài những cơn đau ra. Vậy, người bị sỏi thận sẽ đau ở đâu và có thể làm gì để giảm đau?
I- Một số điều bạn cần biết về sỏi thận
Sỏi thận được hình thành từ quá trình kết tủa ở một số khoáng chất ở trong nước tiểu. Những viên sỏi này thường xuất hiện ở trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản, cuối cùng là xuống bàng quang.
Tuy nhiên, chu trình đó chỉ có thể diễn ra khi kích thước của sỏi còn nhỏ, càng nhỏ thì càng có khả năng thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Trường hợp sỏi ở mức trung bình đến lớn thì sẽ ở lại trong các cơ quan của hệ bài tiết, nếu không có biện pháp điều trị thì sẽ ngày càng to hơn.
Quá trình hình thành sỏi thường sẽ không biểu hiện bằng những triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc xác định một người có bị sỏi thận hay không ngay ở giai đoạn này là rất khó.
Đến giai đoạn sau, khi sỏi đã bắt đầu có hình thù và to lên thì bệnh nhân mới bắt đầu có cảm giác đau đớn, đi tiểu ra lợn cợn. Theo đó, sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến và để lại những hậu quả khó lường nếu như không được điều trị kịp thời.
Vậy, những viên sỏi làm cách nào có thể hình thành được ở trong thận của chúng ta?
Như đã nói ở trên, sỏi thận là kết quả của sự kết tủa của các chất khoáng chứa trong nước tiểu. Hợp chất đó có thể do sự nhiễm độc, do thực phẩm, các loại thuốc giàu canxi, vitamin C v.v…Hơn nữa, sản phẩm trung gian của vitamin C là acid oxalic, khi dùng ở liều cao có thể khiến cho chúng ta bị sỏi thận.
Mặt khác, việc cung cấp nước không đầy đủ cho cơ thể (đặc biệt là đối với những người lao động chân tay) hoặc uống quá nhiều nước trong 1 lần. Uống nước quá ít hoặc nước giàu canxi sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, phản khoa học như chỉ ăn những món mà mình thích, ăn nhiều thịt, ăn mặn, nghiện rượu…đều dẫn đến tình trạng tích tụ sỏi trong thận.
Người bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục (do không vệ sinh sạch sẽ hoặc do các vấn đề về bệnh lý khác) có nguy cơ bị sỏi thận hơn những người khác. Nhiễm trùng bộ phận sinh dục sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tạo mủ và lắng đọng lại các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Một số nguyên nhân về bệnh lý như dị dạng đường tiểu cũng sẽ làm cản trở lưu thông nước tiểu, gây ứ đọng và tạo nên sỏi. Bên cạnh đó, sỏi thận có thể là do nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi bàng quang và sỏi niệu quản là do nhiễm khuẩn ngược dòng.
XEM THÊM: Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cần phải làm gì?
II- Bị sỏi thận sẽ đau ở đâu?
Ở giai đoạn mới hình thành, bệnh nhân bị sỏi thận sẽ không nhận ra những bất thường, chỉ khi sỏi phát triển lớn hơn thì mới có những cơn đau rõ ràng hơn cùng với các triệu chứng đi kèm bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở một bên thận và lưng. Vị trí đau di chuyển từ xương sườn, sau đó lan đến vùng bụng dưới với háng.
- Cảm giác đau đối với người có sỏi nằm ở bể thận chỉ dừng lại ở mức âm ỉ.
- Tiểu buốt, tiểu gắt và đi tiểu nhiều lần (đặc biệt là về đêm).
- Nước tiểu có màu sắc bất thường như đỏ, hồng, nâu.
- Trong trường hợp nhiễm trùng, sỏi thận sẽ gây ra những cơn sốt, ớn lạnh.
- Các cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động mạnh.
- Mỗi lần thay đổi tư thế sẽ thấy xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, đi kèm rối loạn tiểu tiện, khó chịu, trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn.
III- Làm thế nào để giảm đi cơn đau do sỏi thận?
Sỏi thận không phải là một căn bệnh mà bạn có thể xem thường, vì vậy ngay khi nghi ngờ mắc bệnh bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thông thường thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng thuốc chống viêm, giảm đau và chống co thắt, chống nhiễm trùng v.v…bằng các loại thuốc kháng sinh.
Nếu sau khi dùng thuốc mà cơn đau do sỏi thận gây ra vẫn không được các thiện thì kỹ thuật chụp X-quang sẽ được tiến hành, mục đích là để bác sĩ xác định được vị trí và kích thước của sỏi. Từ đó lựa chọn các biện pháp loại bỏ sỏi.
Theo đó, các cơn đau do sỏi thận mang lại thường sẽ kéo dài và khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ dùng thuốc visceralgin tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (cụ thể gồm voltaren 75mg/ống, tilcotil 20 mg/ống hay profenid 100 mg/ống). Liều lượng thuốc tiêm phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
Ngoài ra, một cách giúp giảm đau do bị sỏi thận nhanh chóng là sử dụng nhiệt. Bệnh nhân chuẩn bị một ít nước nóng và thấm vào khăn bông, sau đó đắp vào vùng thắt lưng. Biện pháp này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đi cảm giác đau đớn.
Khi bị sỏi thận, bạn cũng lưu ý uống đủ nước nhưng không uống quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho lượng nước dư thừa tích tụ lên vùng trên của sỏi, tăng thêm áp lực cho thận và tạo điều kiện cho cơn đau rõ ràng hơn.
Trên đây là những thông tin (mang tính tham khảo) về vị trí chịu những cơn đau khi bạn bị sỏi thận và biện pháp khắc phục. Mọi thắc mắc xoay quanh việc điều trị, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
HỮU ÍCH
- 10 cách trị sỏi thận tại nhà nên áp dụng
- Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh cho hiệu quả cao
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!