Tán sỏi thận bằng laser và biến chứng có thể gặp khi áp dụng

Tán sỏi thận bằng laser là phương pháp ít gây sang chấn không cần phẫu thuật can thiệp nhưng vẫn làm tan và loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể dễ dàng. Mặc dù đây là phương pháp mới được áp dụng rất rộng rãi nhưng nó vẫn có nguy cơ gây ra một số biến chứng. Tìm hiểu thêm về bệnh sỏi thận và phương pháp tán sỏi thận bằng laser ngay trong bài viết sau đây.

Tán sỏi thận bằng laser
Thủ thuật tán sỏi thận bằng laser hiện đại và được áp dụng rộng rãi

I. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi thận

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một dạng tích tụ của sỏi khiến cho thận hoặc đường tiểu bị cản trở và làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết. Sự tích tụ này được hình thành trong thời gian dài và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy đau quặn thắt, dữ dội ở vùng bụng dưới. Sỏi thận không được chẩn đoán qua triệu chứng mà chỉ được chẩn đoán thông qua hình ảnh siêu âm hoặc khi chụp X-quang.

2. Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận được xác định cụ thể như sau:

  • Dị tật đường tiểu là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nước tiểu không được thoát ra ngoài đúng cách, lâu dần chúng sẽ bị ứ đọng lại và tạo sỏi.
  • Do lượng nước cung cấp vào cơ thể không đủ, thường rơi vào các trường hợp lao động nặng, ít uống nước, uống nước không đều đặn dễ dẫn đến hiện tượng lắng đọng và tạo sỏi.
  • U xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại ở khe kẽ.
  • Người bị các chấn thương nghiêm trọng hoặc phải nằm 1 chỗ, bệnh nhân sử dụng nhiều sữa, ít nước cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá mặn hoặc thường xuyên ăn một loại thực phẩm như ăn nhiều thịt và hạn chế rau xanh, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn nhưng không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết từ rau củ quả.
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục gây sỏi thận. Trường hợp này thường gặp nhiều ở giới nữ do không thường xuyên vệ sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu, tạo các viêm nhiễm ở hệ bài tiết, lâu dần hình thành sỏi.

3. Triệu chứng gây sỏi thận

Đường tiết niệu hoặc những nơi sỏi tích tụ thường bị kích thích gây co thắt, bóp chặt và có nguy cơ gây ách tắc. Hậu quả của nó đó là gây hiện tượng ứ đọng đường tiểu, tăng áp lực ở đài – bể thận và gây ra các cơn đau quặn vùng thận. Ban đầu, chúng có thể chỉ gây đau đớn vùng thắt lưng nhưng cơn đau có thể gia tăng khi bệnh nhân vận động, đạp xe hoặc đi đường dài,…

Tán sỏi thận bằng laser
Hình ảnh sỏi thận thông qua một số phương pháp hiện đại

Những dấu hiệu của sỏi thận thường gặp nhất đó là:

– Đau bụng dữ dội: Cơn đau mãnh liệt, cảm giác co thắt bên trong kèm theo triệu chứng buồn nôn và không có cảm giác được cải thiện khi nghỉ ngơi. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng hố sườn lưng ở 1 bên hoặc 2 bên, bao gồm cả vùng hạ sườn. Khi vỗ vào hố lưng, có thể chạm được thận. Cơn đau có thể lan ra phía sau hoặc phía trước hố chậu, xuống dưới bộ phận sinh dục hoặc mặt trong đùi.

– Tiểu tiện: Sau cơn đau quặn thận, bệnh nhân bị sỏi thận còn có triệu chứng tiểu ra máu cơn đau thường tái phát khi bệnh nhân di chuyển nhiều, vận động mạnh và có khả năng giảm khi được nghỉ ngơi. Trong máu có thể lẫn mủ, thường tiểu buốt, tiểu rắt,…

– Sốt: Ngoài các triệu chứng trên, sỏi thận còn được biểu hiện kèm theo triệu chứng sốt cao, rét run. Các trường hợp có viêm đài – bể thận bác sĩ có thể kiểm tra độ pH, cấy nước tiểu, chụp thận UIV, UPR để tìm các tinh thể có thể lẫn trong nước tiểu như acid uric, citrat, magnesium, calci oxalat hay phosphat,… Ở một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu để xác định định lượng hormone tuyến cận giáp, công thức máu.

XEM THÊM: Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

II. Phương pháp tán sỏi thận bằng laser và biến chứng thường gặp

Bên cạnh các phương pháp điều trị sỏi thận được chỉ định thì bệnh nhân có thể tham khảo phương pháp tán sỏi thận bằng laser. Mặc dù, đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm nhưng mặt khác, nó cũng có nhiều nhược điểm cần được cải thiện.

1. Tán sỏi thận bằng laser là gì?

Trước khi tiến hành tán sỏi, bác sĩ thường thực hiện một số kiểm tra trước, cụ thể như:

  • X-quang: Chụp hệ niệu có cản quang tĩnh mạch, chụp hệ niệu không chuẩn bị để thấy hình ảnh sỏi niệu quản tại đường đi của niệu quản.
  • Siêu âm hệ tiết niệu để nhìn thấy hình ảnh cản âm trên đường đi của niệu quản. Từ đó có thể đánh giá được mức độ giãn đài của bể thận và niệu quản.
  • Chụp CT hệ niệu đa lát cắt để thăm dò các bệnh lý hệ niệu, chẩn đoán chính xác tình trạng hệ niệu và đánh giá chức năng thận. Từ đó có thể quan sát và đánh giá được tình trạng của niệu quản.
  • Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa để đánh giá tình trạng của sỏi thận và độ tổn thương của thận.

Phương pháp tán sỏi thận bằng laser thông qua việc nội soi niệu quả là bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Đây cũng là phương pháp gần như có thể thay thế mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc,…

2. Chỉ định

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định tán sỏi niệu quản bằng laser. Một số trường hợp được chỉ định cụ thể đó là:

  • Sỏi niệu quản nhỏ < 0,5 cm nhưng điều trị nội khoa lâm sàng 1 tuần không được cải thiện. Bên cạnh đó, sỏi không di chuyển xuống thấp hơn, sỏi trên polype, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản.
  • Sỏi niệu quản kích thước từ 0,6cm – 2cm.
  • Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.

Bắn laser sỏi thận có sử dụng ống nội soi bán cứng có thể tán nội soi ngược dòng ở vị trí niệu quản từ 1/3 trở lên đối với nữ giới, dù vị trí này có gần sát bể thận. Còn đối với nam giới thì có thể áp dụng với vị trí sỏi thận thấp hơn.

3. Chống chỉ định

Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp tán sỏi thận bằng tia laser đó là:

  • Chống chỉ định tương đối với trường hợp thận ứ nước độ III và IV.
  • Bệnh nhân là nam giới bị hẹp niệu đạo.
  • Người có tiền sử mắc chứng rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân bị hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.
  • Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu nặng (cần được điều trị dứt điểm mới có thể tán sỏi).
  • Người bị tai biến và có biểu hiện biến chứng khi tán sỏi.
Tán sỏi thận bằng laser
Tán sỏi thận bằng laser có nguy cơ để lại biến chứng

4. Biến chứng

Mặc dù kỹ thuật tán sỏi thận bằng laser là phương pháp phổ biến, đã hạn chế tối đa các biến chứng nhưng chúng cũng có thể để lại một số tác dụng phụ như:

  • Sốt cao
  • Làm thủng niệu quản.
  • Tiểu ra máu sau khi thực hiện kỹ thuật tán sỏi.
  • Không đặt được ống soi để tiếp cận được sỏi.
  • Viêm tấy, đau đớn sau khi thực hiện tán sỏi.
  • Thất bại, chuyển mổ mở.

Các chuyên gia hàng đầu khuyến nghị, mỗi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm và thực hiện các xét nghiệm có tính định hướng như: Xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, công thức máu,… Đặc biệt là những trường hợp sau:

  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền về thận hoặc có thân nhân mắc bệnh suy thận. Bệnh nhân có thể được thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.
  • Khám lâm sàng xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng khi có các dấu hiệu suy thận hoặc tìm thấy các nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn hệ niệu, bệnh nhân có thể được xét nghiệm kiểm tra hình ảnh. Nếu không tìm thấy tình trạng tắc nghẽn, có thể bệnh nhân phải sinh thiết thận.
  • Có tiền sử từng can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật trên đường tiết niệu, các cơ quan trong bụng được chỉ định công thức máu, siêu âm bụng, xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn phải làm thêm một số xét nghiệm về hình ảnh.

Trên đây là một số vấn đề về sỏi thận và phương pháp tán sỏi thận bằng laser. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể hơn. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Cách chữa sỏi thận bằng chuối hột có thể bạn chưa biết

Sử dụng chuối hột chữa bệnh sỏi thận là phương pháp được rất nhiều người trong dân gian thực hiện....

Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để bệnh cải thiện tốt hơn?

Bệnh sỏi thận là một trong những căn bệnh có số người mắc phải rất lớn hiện nay. Ngoài việc...

Sỏi thận là gì và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Sỏi thận là những tinh thể rắn bao gồm canxi oxalate, acid uric,.. có trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh...

Viêm đài bể thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm đài bể thận là bệnh lý chỉ hiện tượng nhiễm trùng ở đài thận, bể thận hay các nhu...

Tìm hiểu về cách dùng rau ngổ chữa ho được dùng phổ biến

Cách dùng rau ngổ chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc uống thuốc tây, bệnh nhân có thể dùng rau ngổ để chữa ho cho bản thân. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *