Cần phân biệt rõ ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày có một số triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân gây ra và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau.

ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày
Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày khó phân biệt do triệu chứng khá giống nhau

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi phân biệt rõ ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sơ lược về các căn bệnh này:

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong lớp lót bên trong dạ dày. Dạng ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, phát sinh trong các tuyến của lớp trong cùng của dạ dày.

Ung thư dạ dày có xu hướng xâm lấn qua thành dạ dày, từ đó vào các cơ quan liền kề (tuyến tụy, lá lách) và các hạch bạch huyết. Nó cũng có thể di căn đến các cơ quan ở xa như gan, xương và phổi.

Xem thêm: Người bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một vết loét mở ở đường tiêu hóa trên. Có hai loại loét dạ dày là loét dạ dày – hình thành ở niêm mạc dạ dày và loét tá tràng – hình thành ở phần trên của ruột non.

Trên cơ bản, viêm loét dạ dày không nguy hiểm như ung thư dạ dày nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Nguyên nhân ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân nào khiến các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Nhưng nhìn chung, ung thư xảy ra khi DNA của tế bào bị đột biến. Đột biến khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng, nó vẫn tiếp tục sống trong khi tế bào bình thường chết đi. Các tế bào ung thư tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn các cấu trúc gần đó và có thể thoát ra khỏi khối u để lây lan khắp cơ thể.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày như:

  • Ung thư hạch
  • Nhiễm vi khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến đôi khi có thể dẫn đến loét)
  • Khối u ở các bộ phận khác trong đường tiêu hóa
  • Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của các mô hình thành trên niêm mạc dạ dày)

Ung thư dạ dày phổ biến ở:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên
  • Nam giới
  • Thường xuyên hút thuốc
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày
  • Những người gốc Á (đặc biệt là người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), người Nam Mỹ, Đông Âu

Một số thói quen trong lối sống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, cụ thể gồm:

  • Ăn nhiều thức ăn chế biến hoặc thường xuyên ăn mặn
  • Ăn quá nhiều thịt
  • Lạm dụng rượu, thuốc lá
  • Không tập thể dục.

Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày là:

  • Vi khuẩn H. Pylori xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và tạo ra những chất trung hòa axit, điều này khiến tế bào dạ dày dễ bị tổn thương bởi các axit khắc nghiệt hơn. Axit dạ dày và H. Pylori cùng kích thích niêm mạc dạ dày gây loét ở dạ dày hoặc tá tràng
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là aspirin và Ibuprofen. Nguy cơ loét dạ dày cao hơn nếu bạn dùng với liều cao và trong thời gian dài. Các loại NSAID mạnh hơn, chẳng hạn như thuốc cần kê đơn sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày nhiều hơn thuốc không cần kê đơn.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của loét dạ dày bao gồm:

  • Sự dư thừa axit dạ dày do các yếu tố như di truyền, hút thuốc, căng thẳng và một số thực phẩm
  • Hội chứng Zollinger-Ellison, đây là một bệnh hiếm gặp làm gia tăng sản xuất axit dạ dày
nguyên nhân ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày do nhiễm H. pylori có thể dẫn đến ung thư dạ dày

Triệu chứng ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Triệu chứng ung thư dạ dày

Các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Khó chịu ở bụng trên gây nên tình trạng buồn nôn, chán ăn
  • Khó nuốt vì một khối u ở phần trên của dạ dày, gần thực quản
  • Cảm giác no khi chỉ ăn một ít thức ăn

Sau khi ung thư dạ dày tiến triển, nó sẽ có các dấu hiệu:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Ợ nóng thường xuyên
  • Vàng da
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Nôn mửa hoặc đại tiện có máu gây mất máu quá mức
  • Buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng do ung thư mở rộng làm tắc nghẽn dẫn lưu dạ dày
  • Chảy máu trong dạ dày do giãn tĩnh mạch thực quản
  • Bệnh lý màng bụng và tràn dịch màng phổi

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Không phải lúc nào viêm loét dạ dày cũng gây nên triệu chứng. Thông thường, dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là những cơn đau xuất hiện ở phần giữa trên của bụng, phía trên rốn (rốn) và dưới xương ức. Nó thường xuất hiện vài giờ sau bữa ăn, khi dạ dày trống rỗng hoặc vào ban đêm và sáng sớm. Đau do viêm loét dạ dày thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, sẽ được giảm bớt bằng thức ăn, thuốc kháng axit dạ dày hoặc nôn.

Những triệu chứng khác của viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Giảm cân
  • Ăn không ngon

Viêm loét nghiêm trọng có thể khiến bạn bị chảy máu dạ dày hoặc tá tràng. Chảy máu đôi khi là triệu chứng duy nhất của loét dạ dày. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu có thể nhanh hoặc chậm với những dấu hiệu đặc trưng. Chảy máu nhanh thường đặc trưng bởi dịch nôn hoặc phân có máu, màu đen như bã cà phê.

Chảy máu chậm thường khó nhận biết hơn. Thông thường nó khiến người bệnh bị thiếu máu, các dấu hiệu của thiếu máu bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Yếu
  • Tim đập nhanh
  • Xanh xao

Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày nặng – Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Phải làm gì nếu bạn có triệu chứng ung thư dạ dày hoặc viêm loét dạ dày?

Những triệu chứng của ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày thường dễ bị nhầm với nhau hoặc với một số vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Do đó, nếu nhận thấy một số triệu chứng phổ biến như đau bụng trên, buồn nôn, ợ nóng, phân hoặc dịch nôn có máu thì nên thăm khám với bác sĩ ngay lập tức.

Thông qua một số xét nghiệm như nội soi, sinh thiết, chụp x-quang hoặc CT,…bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng mà bạn đang mắc phải là ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày. Từ đó đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng:

  • Phẫu thuật để loại bỏ một phần của thực quản hoặc dạ dày nơi có khối u giúp giảm các triệu chứng của khối u đang phát triển ở những người bị ung thư dạ dày tiến triển. Hoặc có thể phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và một số mô xung quanh, sau đó nối thực quản với ruột non để cho phép thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.
  • Xạ trị có thể được áp dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, nhờ đó loại bỏ dễ dàng hơn. Nó cũng được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại ở khu vực xung quanh dạ dày hoặc thực quản.
  • Hóa trị là một loại thuốc hóa chất đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan ra ngoài dạ dày. Nó cũng có thể được áp dụng trước và sau khi phẫu thuật với công dụng tương tự xạ trị.
  • Thuốc điều trị đích sử dụng các loại thuốc như Trastuzumab (Herceptin), Ramucirumab (Cyramza), Imatinib (Gleevec), Sunitinib (Sutent) và Regorafenib (Stivarga). Thuốc này tấn công vào tế bào ung thư hoặc điều khiển hệ thống miễn dịch của bạn tiêu diệt các tế bào ung thư (liệu pháp miễn dịch).

Nếu bạn được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày, các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật: các thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI) được chỉ định nếu bạn bị viêm loét do H. Pylori. Ngoài ra, thuốc kháng thụ thể H2 có thể được chỉ định để giúp ngăn chặn sản xuất axit.
  • Phẫu thuật: được chỉ định để loại bỏ toàn bộ vết loét, buộc động mạch chảy máu, loại bỏ dây thần kinh để giảm sản xuất axit dạ dày,…

Trên đây là những điều khác biệt giữa ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người bệnh nên trực tiếp tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.  

Có thể bạn quan tâm

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Địa Chỉ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Và Chi Phí Tham Khảo

Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày hiệu quả và chi phí là vấn đề được nhiều bệnh nhân...

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: dấu hiệu, điều trị & cách chăm sóc

Tùy theo sự phát triển và kích thước của khối u dạ dày trong cơ thể, bệnh ung thư dạ...

ung thư dạ dày trẻ em

Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ...

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?

Để nhanh chóng khôi phục lại sức khỏe, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn sau phẫu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *